Tiểu Thuyết Của Nguyễn Hữu Tiến Trong Văn Xuôi Tỉnh Cao Bằng

28

Nhân vật trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn không hẳn là những nguyên mẫu lấy từ đời thường nhưng lại phản ánh hình ảnh con người thực vô cùng sống động. Đó là hình ảnh những người Mẹ thương yêu con hết lòng, tảo tần hái củi, hái măng trồng ngô, trồng bí, trống lúa..., nuôi con. Đó là hình ảnh những chàng trai, cô gái Tày khoẻ mạnh, tràn đầy sức sống, hăng say lao động và cũng rất dũng cảm trong chiến đấu chống lại kẻ thù. Nhưng trong tình yêu - họ là những người có tình yêu mãnh liệt, chân thật, thuỷ chung, son sắt. Bản sắc Tày thắm đượm trong cách nghĩ, cách cảm, trong cách nói và trong các hành động cụ thể của họ.

Đặc biệt, các tác phẩm của ông còn thể hiện một cách sinh động các phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá, tinh thần bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trần thuật và bằng các hình tượng nghệ thuật góc cạnh, chắc khỏe. Qua ngòi bút của Hữu Tiến, hình ảnh cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày hiện lên với cảnh mùa xuân tươi đẹp, với những đêm giao thừa ấm cúng - gia đình sum họp bên nhau, trò chuyện bên bếp lửa bập bùng, làm bánh khảo, bánh chưng, khẩu si ..., chờ đón giao thừa. Hữu Tiến cũng chú trọng hắc hoạ những lễ hội xuân tưng bừng, náo nhiệt: hội Lồng tồng, hội Tung còn, cảnh đánh yến, đánh trống, múa kì lân, hát then, hát sli, hát lượn... Bên cạnh những lễ hội mùa xuân đó, đồng bào các dân tộc Tày còn có một đời sống tinh thần hết sức phong phú, đặc sắc với những phong tục, những lễ nghi trong các ngày đám cưới, đám ma..., trong những ngày Tết khác trong năm (Tết Thanh minh, Tết cơm mới, Tết rằm tháng Bảy...).

Trong bút pháp nghệ thuật, nhà văn đã vận dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình vào các sáng tác. Ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm của ông đều từ lời ăn, tiếng nói hằng ngày đi vào tác phẩm. Chính yếu tố ngôn ngữ này đã khẳng định bản sắc Tày, phong cách Tày thấm đẫm trong văn của Hữu Tiến. Ngoài ra, việc kế thừa, tiếp thu tinh hoa của thơ ca cổ, truyện thơ cổ Tày của những làn điệu, những bài hát dân ca Tày, của việc vận dụng những câu thành ngữ, tục ngữ Tày..., một cách sáng tạo, nhuần

29

nhuyễn trong quá trình sáng tác. Điều này đã tạo nên một sự mới lạ, một sự hấp dẫn riêng mà lại vẫn có một cái gì đó quen thuộc, thân thương - đặc biệt là đối với người miền núi, người dân tộc Tày - khi đọc các truyện ngắn hay tiểu thuyết của ông.

Khác với nhiều nhà văn khác, lối viết của Hữu Tiến không trau truốt, mỹ miều nhưng lại lôi cuốn người đọc ở cách kể chuyện từ tốn, giản dị như lời tự sự, tâm tình của chính tác giả về các sự kiện, hiện thực đời sống xã hội. Qua con mắt nhìn của nhà văn, những giá trị văn hoá dân tộc được ông đặc biệt chú ý và lồng ghép trong rất nhiều các trang viết của mình. Từ thực tế đã có thời gian làm công nhân lái xe tại Mỏ thiếc Tĩnh Túc, được sống những ngày vào ca..., theo tiếng còi tầm cùng những người công nhân nên trong quá trình sáng tạo nghệ thuật hơn 30 năm qua, đã có những tác phẩm nhà văn Hữu Tiến đề cập đến đời sống, con người công nhân, nhưng phải đến tiểu thuyết “Hữu hạn”, tất cả nhưng trải nghiệm, tích lũy và dự định ấp ủ bao lâu của nhà văn mới được hoàn thành.

Viết về chủ đề công nhân không dễ, nếu không phải là người trong cuộc. Nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật thì lại càng khó hơn, cái khéo của nhà văn Hữu Tiến đã biết vận dụng kinh nghiệm thực tiễn đời sống vào các sáng tác. Chính vốn sống phong phú một thời ở đất mỏ ấy của ông đã đem đến cho người đọc những xúc cảm sâu sắc. Người đọc bị cuốn vào tác phẩm từ ngay trang đầu tiên với nhân vật trung tâm Hoàn - công nhân lái xe mới đến làm việc tại Thin Tốc với vẻ trẻ trung, trắng trẻo thư sinh, đam mê đọc sách, nghiên cứu văn chương. Qua những câu chuyện, những cuộc gặp gỡ và qua các hoạt động lao động sản xuất của Hoàn với các nhân vật khác, lần lượt cuộc sống, con người, tính cách..., của những người công nhân được tái hiện sinh động về thời kỳ những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, khi đất nước đang dồn sức công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong và sau cuộc chiến chống Mỹ trong một khu mỏ thiếc ở miền Tây tỉnh Cao Bằng. Thế giới nhân vật trong tác phẩm được đặt trong môi trường hữu hạn của không gian, môi

30

trường làm việc..., để từ đó phản ánh tư tưởng của từng nhân vật và tác phẩm. Tất cả các nhân vật được tác giả miêu tả với bút pháp hiện thực nên người đọc cảm nhận và thấy như đã gặp những nhân vật ấy trong đời sống thực. Do đó, giá trị thức tỉnh con người của tác phẩm rất mạnh mẽ. Mỗi người công nhân mang đến số phận riêng của mình và được giải phóng qua môi trường lao động, làm chủ cuộc sống. Nhưng cũng chính họ với những lựa chọn cách sống của mình lại rơi vào những bi kịch khác theo quy luật của cuộc đời. Bằng cách chỉ ra sự thật, miêu tả đến tận cùng những “hữu hạn” tầm thường của con người để con người nhận ra, điều chỉnh lại chính mình, từ đó, vượt qua được sự “hữu hạn” của bản thân để có một cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Tiểu thuyết “Hữu hạn” là một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Hữu Tiến. Tác phẩm không chỉ là một mảng sáng tác tự sự đưa nhà văn trở về với đời sống công nhân đã từng trải nghiệm. Đồng thời, tác phẩm đã đoạt được giải trong Cuộc thi viết về đề tài công nhân và công đoàn giai đoạn 2010 - 2014, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam phát động. Thật tự hào bởi sau 5 năm phát động, trong gần 500 tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn chuyên và không chuyên trong cả nước đã gửi đến Cuộc thi. Ban Tổ chức đã chọn ra 32 tác phẩm ở 2 thể loại thơ và văn xuôi để trao giải trong tháng 9/2014, tại Hà Nội, trong đó, tiểu thuyết “Hữu hạn” của nhà văn Hữu Tiến đã đoạt giải ba.

1.5.3 Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong văn xuôi tỉnh Cao Bằng

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 5

Nhắc tới Hữu Tiến, tức là muốn nói đến hiện thực và tài năng – Hiện thực thì luôn luôn hiện hữu như nó vốn có, văn học phản ánh hiện thực muốn đạt đến độ hay thật sự thì cần phải có tài năng. Hữu Tiến là một ví dụ, những trang văn của ông viết về những cái bình thường nhất của cuộc sống đời thường mà làm người đọc nhớ mãi…

Trước thời điểm 1986, ở vùng núi, người dân tộc thiểu số đã được đọc tác phẩm “Người trong ống” của nhà văn dân tộc Tày Vi Hồng. Có thể nói ông là người đầu tiên đi tiên phong để đổi mới văn học dân tộc thiểu số và

31

miền núi. Trước đó, vào những năm cuối của thập kỷ bảy mươi thế kỷ hai mươi, ông đã cho ra các tác phẩm truyện vừa. Đuông Thang và tiểu thuyết Đất bằng đầy hấp dẫn với cách phản ánh hiện thực khác với dòng văn học chính thống chỉ một chủ đề ngợi ca. Ông đã nhìn cuộc sống với nhiều khía cạnh, đa dạng và phức tạp, chứ không phải chỉ ngợi ca một chiều. Nhà văn Vi Hồng đã xây dựng những nhân vật đạt đến mức khái quát rất cao nhưng lại mang những nét rất cụ thể của thời đại nên người đọc dễ dàng hình dung được về cuộc sống và con người dân tộc miền núi trong các sáng tác của nhà văn.

Từ các sáng tác của Vi Hồng cuối những năm thập kỷ bảy mươi, đầu thập kỷ tám mươi của thế kỷ trước, đã cho thấy văn học dân tộc miền núi đã có những bước chuyển mình để thay đổi. Còn trước đó, kể từ khi có cách mạng thì văn học dân tộc và miền núi chỉ có một chủ đề ngợi ca. Đó là ngợi ca công lao của Đảng và Bác Hồ đã đem lại cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… Khác với Vi Hồng, những trang tiểu thuyết của nhà văn Hữu Tiến lại có khuynh hướng tả thực đời sống, không tô vẽ, không quá ngợi ca mà luôn phản ánh thực tế quy luật vận động và phát triển. Đối mặt trực tiếp với họ là cuộc sống bộn bề đầy rẫy những khó khăn gian khổ. Hữu Tiến cũng đã ý thức tìm tới những đề tài mới để phản ánh, miêu tả và tiêu biểu là tiểu thuyết “Hữu Hạn”, góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay hoàn toàn khác trước… Tuy khối lượng tiểu thuyết của nhà văn chưa phải là đồ sộ nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể tiếp theo sau nhà văn dân tộc Tày Vi Hồng. Có thể kể đến như Tiếng chó đêm (2012), Dòng Đời (2007), Hữu Hạn (2012)...đóng góp đáng kể làm cho diện mạo văn học dân tộc thiểu số và miền núi phong phú hơn. Tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến về cơ bản vẫn đi theo khuynh hướng sáng tác của văn xuôi địa phương nhưng có sự thay đổi về đề tài và cách thể hiện. Hiện thực phản ánh trong tiểu thuyết của ông đa chiều, đa diện và phức tạp hơn, gần gũi với con người hơn, nhân bản hơn… Đặc biệt là trình độ nghệ thuật được

32

nâng cao lên rõ rệt. Chính nhờ có sự đổi mới để đạt được những thành tựu quan trọng như thế, nên tiểu thuyết của ông đã nhanh chóng hòa nhập vào nền văn học chung của tỉnh nhà.

Ngôn ngữ tiểu thuyết của ông là ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hoá để xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Nó hiện diện trong tác phẩm không chỉ với tư cách là phương tiện để miêu tả cái thực tại bên ngoài ngôn ngữ, mà còn với tư cách là chất liệu, là đối tượng của sự miêu tả. Các tác phẩm của ông thể hiện rất rõ tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Tày. Do đó, ngôn ngữ tác phẩm cũng mang đậm bản sắc dân tộc.

Văn học dân tộc thiểu số Cao Bằng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu trong khoảng hai chục năm trở lại đây, nhất là vào thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nguyễn Hữu Tiến là một cây bút “gạo cội” trong đội ngũ nhà văn tỉnh nhà. Các tác phẩm của ông cũng hoà chung trong dòng chảy văn học Cao Bằng với xu hướng ca ngợi thiên nhiên đẹp đẽ và thể hiện những phong tục tập quán, đời sống tinh thần, tâm linh... đa sắc của đồng bào dân tộc. Nhà văn góp phần làm sống lại tinh hoa văn hóa của dân tộc Tày như một sứ mạng cao cả. Dù viết về thiên nhiên, hay số phận con người, đời sống dân tộc thì những trang văn của Nguyễn Hữu Tiến vẫn luôn theo dòng chảy văn xuôi miền núi là phản ánh hiện thực, khắc hoạ hiện thực một cách cụ thể, dung dị.

Khác nhau về đặc điểm sáng tác nhưng Nguyễn Hữu Tiến cũng như các nhà văn khác của Cao Bằng, ông luôn luôn chú trọng “ghi dấu ấn dân tộc mình” vào bức tranh chung của nền văn xuôi dân tộc nghiêng nhiều về truyền thống. Dù bằng những con đường nào với những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng có thể khẳng định: Nguyễn Hữu Tiến đã làm được phần việc của mình: kể câu chuyện về dân tộc mình, câu chuyện về mảnh đất mình đang sống đến với độc giả các nơi.

Trong dòng văn xuôi dân tộc thiểu số Cao Bằng, nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến ở thời kỳ đầu chưa thực sự khắc hoạ đậm nét và có tính

33

nổi trội, tình huống truyện nhìn chung còn đơn giản; mô típ nhân vật trong những tình huống bước ngoặt chưa được đẩy lên tới những gay gắt đỉnh điểm, cho thấy ảnh hưởng của truyện thơ dân gian còn rất đậm nét. Càng về sau, Nguyễn Hữu Tiến càng cố thoát ra lối mòn, đã có những cố gắng trong tìm tòi thể nghiệm kiểu thời gian gấp khúc, cốt truyện bỏ ngỏ và tình huống gay cấn.... Tuy thành công chưa nhiều nhưng việc mạnh dạn vượt ra khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc để tự làm mới mình, đã tạo thêm sức hấp dẫn cho các tiểu thuyết của ông nhờ yếu tố hiện đại được gia tăng bên cạnh yếu tố truyền thống. Chính bởi vậy mà Nguyễn Hữu Tiến với các tiểu thuyết của mình đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.


Tiểu kết chương 1

Cao Bằng là vùng đất được tạo hóa ban tặng cho những tuyệt tác thiên thiên làm say đắm lòng người như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen, hồ Khuổi Lái, ... và Cao Bằng cũng là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, một miền văn thơ đa thanh, đa sắc rất đáng tự hào. Với sự hội tụ của nhiều anh em các dân tộc khác nhau cùng sinh sống hòa đồng có lịch sử từ lâu đời, văn hóa Cao Bằng vừa mang sắc màu đa dân tộc lại vừa có những nét đặc trưng rất riêng của từng tộc người. Nền văn hóa các dân tộc có sự đối lập, dữ dội và bi tráng với cuộc sống mưu sinh còn nhiều nhọc nhằn gian khó của đồng bào dân tộc nhưng bên cạnh đó vẫn rất nên thơ, trữ tình với những điệu hát Then, hát Sli, hát lượn… tạo nên một nền văn hóa đặc sắc, thống nhất trong đa dạng. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, văn học Cao Bằng ngày một phát triển với đông đảo các thế hệ sáng tác từ những giai đoạn đầu tiên như Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Văn, các thế hệ tiếp theo nổi bật với Vi Hồng, Triều Ân và sau này có Cao Duy Sơn, Y Phương, Triệu Lam Châu…

Nhìn chung, các nhà văn dân tộc thiểu số có ý thức sâu sắc về việc tìm hiểu, khám phá, phản ánh cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi ở

34

Cao Bằng. Nguyễn Hữu Tiến cũng thế, ông yêu văn hoá Tày, yêu người dân tộc Tày, yêu mảnh đất Cao Bằng thân thương. Trong các tác phẩm của Hữu Tiến, hình ảnh quê hương và con người nơi ông sinh ra luôn thấm đẫm từng trang viết. Ông sáng tác văn học để giới thiệu, để phản ánh lịch sử, văn hoá, cuộc sống, số phận con người các dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đất và người Cao Bằng. Chính bởi thế, để hiểu được tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến, việc nghiên cứu về địa danh Cao Bằng, về những nét văn hoá đặc sắc của nơi đây và đặt tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến trong sáng tác văn học của tỉnh Cao Bằng là việc làm cần thiết, từ đó mới có thể thấy được những thành công và những đóng góp nghệ thuật của ông đối với văn học tỉnh nhà nói riêng, văn học dân tộc thiểu số miền núi nói chung.

35

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN HỮU TIẾN


2.1. Đề tài và chủ đề của tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

Cũng như các nhà văn của quê hương Cao Bằng, những trang viết của Nguyễn Hữu Tiến dù là thơ hay truyện ngắn và đến tiểu thuyết cũng thế, nhà văn đều chọn miền núi, cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi quê hương làm đề tài và chủ đề cho những tác phẩm của mình. Tuy ở thể loại tiểu thuyết, Nguyễn Hữu Tiến mới nổi bật với hai tác phẩm “Dòng đời” (2007) và “Hữu hạn” (2012) nhưng sự thành công của nhà văn ở thể loại này cũng đã khẳng định được cá tính sáng tạo và bút pháp nghệ thuật của ông. Nhà văn không chọn chủ đề ngợi ca mà chú trọng tái hiện bức tranh hiện thực miền núi những năm tháng nửa thực dân phong kiến với ách thống trị, bóc lột của cường hào, ác bá và bộ máy cai trị Pháp. Ở giai đoạn sau, tiểu thuyết của Hữu Tiến có sự đột phá khi lựa chọn chủ đề về đời sống người công nhân. Chính vì vậy, chất tiểu thuyết cũng như tinh thần nhân văn, nhân bản càng trở nên đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến.

Cũng vẫn là đề tài về dân tộc và miền núi nhưng nếu như ở tiểu thuyết của Vi Hồng, ta thấy xuất hiện những con người miền núi mộc mạc, chất phác nhưng ẩn sâu trong họ là những tâm hồn trong sáng luôn khao khát hạnh phúc và sống hết lòng vì những người mình yêu thương; ở tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, dấu ấn con người và vùng đất Cao Bằng thể hiện rõ nét trong cấu trúc nhiều tầng nhiều lớp của cốt truyện, và trong thế giới nhân vật rất đa dạng thì đến với Nguyễn Hữu Tiến, ta lại thấy một mảng đề tài cụ thể hơn và có sự đổi mới, mở rộng rõ nét. Tác phẩm của ông tìm cảm hứng ở quá khứ dân tộc, xoay quanh vấn đề cụ thể là đời sống đói nghèo, cơ cực của đồng bào dân tộc những năm tháng thực dân Pháp đô hộ, bằng cách đi sâu vào các khía cạnh vừa nằm trong phạm vi lịch sử dân tộc, vừa trong phạm vi thế sự - đời tư của con người.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024