Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 2

- Thạc sĩ Đinh Văn Quế, Vai trò của Hội đồng xét xử trong việc tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Tòa án nhân dân số 01/2004;

- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2015), Các chức năng của Tố tụng hình sự, Hội thảo khoa học;

Thuật ngữ tranh tụng trước đây đã được đề cập nhiều trong khoa học pháp lý Việt Nam từ những năm 1995. Tuy nhiên, qua nghiên cứu khoa học có hệ thống của tác giả để thực hiện đề tài về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào, nhưng các công trình nghiên cứu trên đây là nguồn tham khảo quan trọng để tác giả có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu và thực tiễn bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền tranh tụng, từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật về tranh tụng và đảm bảo quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT theo pháp luật TTHS Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả cần phải làm rò những vấn đề lý luận, thực tiễn về pháp luật tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT theo quy định của pháp luật TTHS để giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như:

Thứ nhất, nghiên cứu để làm rò những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT.

Thứ hai, làm rò các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT đồng thời nêu lên việc áp dụng thủ tục tranh tụng tại các phiên tòa phúc thẩm trên địa bàn Thành phố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những bất cập còn tồn tại và làm rò các nguyên nhân.

Thứ ba, kiến nghị các giải pháp để bảo đảm quyền tranh tụng nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa HSPT theo quy định của pháp luật TTHS để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài vận dụng những quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật TTHS hiện hành và thực tiễn liên quan đến hoạt động tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh để làm đối tượng nghiên cứu;

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành LHS và TTHS về vấn đề bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành;

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên khảo sát về các số liệu thống kê từ thực tiễn đảm bảo quyền tranh tụng trong phiên tòa hình HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh;

- Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2016 - 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Việc nghiên cứu đề tài, tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung và về pháp luật TTHS nói riêng để giải quyết vấn đề.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng

hợp, thống kê, khảo sát từ thực tiễn tranh tụng và đảm bảo quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng và được vận dụng đan xen để tạo ra kết quả nghiên cứu đề tài. Từ phương pháp này, tác giả rút ra những kết luận khoa học, những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật TTHS về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT. Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng, bảo đảm quyền con người trong TTHS phù hợp với xu thế tiến bộ trên thế giới.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các từ viết tắt. Luận văn được bố cục thành 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT và thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


1.1. Khái niệm về quyền tranh tụng trong Tố tụng hình sự Việt Nam

Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về “Quyền”, “Tranh tụng”là gì và “Quyền tranh tụng”trong TTHS như thế nào?

Để trả lời câu hỏi “Quyền” là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, “Quyền” được hiểu là sức mạnh được vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định. Ngoài ra “Quyền” là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và sẽ đảm bảo được thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân, tổ chức được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản hoặc hạn chế nó.

Những dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của “Quyền” là: Phải có sự ghi nhận về mặt pháp lí và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; Thứ nữa là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với chủ thể cá nhân, tổ chức được thể hiện một cách cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân, tổ chức đó. Như vậy, “Quyền” là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu được yêu cầu để có, nếu chưa có/không có/hay bị tước đoạt thì có thể đòi hỏi để giành lại…

Còn “Tranh tụng” là gì? Theo tác giả, tranh tụng là một phạm trù rất rộng, nó bao hàm đến tất cả các hoạt động tố tụng xuyên suốt trong quá trình giải quyết các vụ án nói chung như: Hình sự; Dân sự; Hành chính. Riêng trong TTHS thì hoạt động tranh tụng liên quan đến quá trình tố tụng từ điều tra, truy tố và xét xử. Dưới góc độ của ngôn ngữ học thì “Tranh tụng” là một sự kết hợp giữa hai từ “Tranh luận” và “Tố tụng” theo nghĩa Hán - Việt. Vì vậy, tranh tụng có nghĩa là “Tranh - luận - trong - tố - tụng”.

Trong tiếng Việt, tranh tụng là “Thưa kiện nhau để giành lẽ phải”[2, tr.1966].

Trong tiếng Anh, tranh tụng là sự kiện (litigate against one another) [3, tr.1142].

Pháp luật TTHS hiện hành chưa nêu khái niệm tranh tụng. Tuy nhiên Hiến pháp năm 2013 có ghi nhận “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”[8] và hiện nay nguyên tắc này cũng chưa được thể chế hóa trong các văn bản pháp quy.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, nếu coi tranh tụng là hoạt động tư duy, nhận thức, thì bản chất của tranh tụng phải bao hàm được các nội dung sau đây:

- Tranh tụng được tiến hành trên cơ sở của tư duy logic. Các bên tham gia tranh tụng có thể áp dụng các kỹ năng tranh tụng khác nhau, để chứng minh và khẳng định cho quan điểm của mình là có cơ sở và bác bỏ các luận điểm, quan điểm hoặc thừa nhận quan điểm của bên đối tụng.

- Tranh tụng không chỉ là quyền, mà còn là trách nhiệm của các bên tham gia vào hoạt động tranh tụng, từ hoạt động này làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Hay nói cách khác, tranh tụng không chỉ là phương tiện để tìm ra sự thật khách quan mà còn là một phần tất yếu của quá trình tố tụng trong pháp luật hình sự hiện đại ngày nay.

Dưới góc độ pháp lý thì “Tranh tụng là các hoạt động tố tụng” được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (Bên buộc tội và bên gỡ tội cùng tham gia trong VAHS). Các bên đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc thu thập tài liệu, đưa ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm, lợi ích của phía đối lập [28,tr.808].

Nên hoạt động tranh tụng nhất thiết phải tuân theo các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS [9, tr.99]. Cũng có quan điểm cho rằng “Tranh tụng” có nghĩa là “Tranh luận” trong quá trình tố tụng tại phiên tòa, nhưng lại hiểu tranh luận theo nghĩa rộng hơn - tranh luận là bàn cãi để tìm ra lẽ phải. Do vậy, tranh tụng được tính từ khi “Khai mạc phiên tòa cho đến trước khi HĐXX vào nghị án” [1,tr.2-5].

Còn “Quyền tranh tụng” trong TTHS Việt Nam là “Quyền” của các chủ

thể tranh tụng sử dụng các quyền năng tố tụng của mình được pháp luật TTHS quy định trong tham gia các hoạt động tố tụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết VAHS theo trình tự, thủ tục mà pháp luật TTHS quy định.

Các quyền tranh tụng quan trọng đó là: Quyền thu thập, kiển tra, đánh giá chứng cứ, chứng minh các tình tiết vụ án; Quyền tham gia tố tụng; Quyền đưa ra các yêu cầu; Quyền xét hỏi; Quyền tranh luận tại phiên toà...

Quyền trong TTHS” cũng giống như các quyền khác, tức là khả năng thực hiện các hành vi TTHS, ra các quyết định TTHS liên quan đến quá trình giải quyết VAHS do pháp luật TTHS quy định.

1.2. Khái niệm về phiên tòa Hình sự phúc thẩm

Phiên tòa HSPT là phiên tòa xét xử lại vụ án/quyết định đã được Tòa án cấp dưới XXST nhưng chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo/kháng nghị.

Tính chất của phúc thẩm là xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp đối với vụ án mà bản án/quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị của VKS trong thời hạn pháp luật TTHS quy định để yêu cầu cấp Tòa phúc thẩm xem xét lại một phần hoặc toàn bộ bản án/quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên chưa có hiệu lực pháp luật theo một trình tự, thủ tục luật định quy định xuất phát nguyên tắc pháp chế, chế độ hai cấp xét xử nhằm bảo đảm tính chính xác, đúng đắn và khách quan trong phán quyết của Tòa án. Từ đó bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, và bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân.

Thủ tục xét xử của phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như thủ tục của xét xử của phiên tòa sơ thẩm, thủ tục xét xử công khai tại phiên tòa, thủ tục tranh luận, thủ tục nghị án và tuyên án…Tuy nhiên phiên tòa HSPT mang tính đặc thù đó là thủ tục mở đầu phiên tòa một thành viên của HĐXX trình bày tóm tắt toàn bộ nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên và nội dung của kháng cáo/kháng nghị. Sau đó đến thủ tục hỏi người kháng

cáo/kháng nghị có thay đổi nội dung kháng cáo/kháng nghị hay không? Nếu có thì vị Chủ tọa phiên tòa yêu cầu KSV trình bày ý kiến của mình về việc có thay đổi, bổ sung, hoặc rút kháng cáo/kháng nghị hay không? Nếu có thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng cáo/kháng nghị trình bày những ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo/kháng nghị. Nếu không thì phiên tòa tiếp tục diễn ra theo một trình tự, thủ tục TTHS quy định.

Thủ tục tranh tụng trong phiên tòa HSPT cũng gần giống với thủ tục tranh tụng tại phiên tòa HSST. Khi tranh tụng, KSV và các chủ thể khác có liên quan đến nội dung kháng cáo/kháng nghị được phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo/kháng nghị. Đồng thời KSV phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa HSPT bắt đầu điều hành các thủ tục cần thiết của phiên tòa hình sự, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và giải thích các quyền, nghĩa vụ của những chủ thể tham gia tố tụng tại phiên tòa. Trong quá trình xét hỏi, trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng của VKS và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định, nếu bị cáo có yêu cầu thì HĐXX phải hoãn phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hỏi từng người có liên quan trong vụ án, sau đó các thành viên của HĐXX tiếp tục việc hỏi, rồi đến KSV, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự được phép hỏi. Những người tham gia phiên tòa đều có quyền đề nghị HĐXX hỏi thêm về những tình tiết mà họ quan tâm và cần được làm sáng tỏ… HĐXX khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét và thẩm tra lại tại phiên tòa thì Chủ tọa phiên tòa hỏi vị đại diện VKS, bị cáo, NBC, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem còn có yêu cầu xét hỏi những vấn đề gì nữa không…(nếu có)…nếu họ không còn gì hỏi thêm thì Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi để chuyển sang phần tranh tụng.

Đại diện VKS là KSV trình bày lời luận tội, NBC trình bày lời bào chữa,

những người tham gia tố tụng khác như bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của pháp nhân thương mại phạm tội, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến, quan điểm để bảo vệ lợi ích của mình…Trong phần tranh tụng này Chủ tọa phiên tòa không được giới hạn thời gian tranh tụng của các bên, tạo điều kiện cho các bên được trình bầy hết ý kiến cũng như việc đưa ra các tài liệu, chứng cứ, vật chứng để chứng minh và bảo vệ cho yêu cầu, quan điểm, lập luận của mình giữa những người tham gia tố tụng. Quá trình tranh tụng này được quyền tranh luận công khai, và nếu cần thiết cũng có thể trở lại việc xét hỏi để làm rò hơn các yêu cầu của mình.

Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa được diễn ra theo đúng trình tự luật định. Các thành viên trong HĐXX thể hiện sự tôn trọng các bên tham gia tranh tụng, theo dòi sát diễn biến tại phiên tòa, ghi nhận ý kiến tranh luận của các bên, nhất là các ý kiến đối lập, các trích dẫn căn cứ khác biệt của phía NBC và bên công tố, lắng nghe ý kiến những người tham gia tố tụng khác…

Như vậy, bản chất của hoạt động xét xử tại phiên tòa HSPT chính là hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên trực tiếp kiểm tra, đánh giá lại các kết quả của hoạt động xét xử của cấp Tòa sơ thẩm đối với vụ án mà bản án/quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo và/hoặc bị kháng nghị trong thời hạn luật định.

1.3. Khái niệm về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa Hình sự phúc thẩm

- Khái niệm bảo đảm quyền tranh tụng trong Tố tụng hình sự

Là các cách thức thực hiện để các quyền tranh tụng của các chủ thể tranh tụng được thực hiện hiệu quả trong suốt quá trình giải quyết VAHS.

Theo từ điển tiếng Việt “Bảo đảm” có nghĩa là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được và/hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Trong vụ án HSPT khi quyền tranh tụng được bảo đảm thì quá trình chứng minh tội phạm

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí