Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


PHAN HÙNG CƯỜNG


BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ PHÚC THẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. VÒ KHÁNH VINH


Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan: Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn rò nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.


Tác giả luận văn


PHAN HÙNG CƯỜNG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 7

1.1. Khái niệm về quyền tranh tụng trong Tố tụng hình sự Việt Nam 7

1.2. Khái niệm về phiên tòa hình sự phúc thẩm 10

1.3. Khái niệm về bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa hình sự phúc thẩm . 12

1.4. Các yếu tố đảm bảo quyền tranh tụng trong phiên tòa hình sự phúc thẩm 15

1.5. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa hình sự phúc thẩm 23

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG VÀ THỰC TIỄN TẠI CẤP TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 27

2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia tranh tụng để bảo đảm quyền tranh tụng 27

2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quyền tranh tụng trong phiên tòa hình sự phúc thẩm tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 37

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ PHÚC THẨM 51

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật 51

3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Người bào chữa để bảo đảm quyền tranh tụng 61

3.3. Các bảo đảm khác 69

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử

HSST Hình sự sơ thẩm

HSPT Hình sự phúc thẩm

KSV Kiểm sát viên

NBC Người bào chữa

TTHS Tố tụng hình sự

TAND Tòa án Nhân dân

VKS Viện Kiểm sát

VKSND Viện Kiểm sát Nhân dân VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa

XXST Xét xử sơ thẩm

XXPT Xét xử phúc thẩm


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2.1. Số liệu thống kê tổng số vụ án đã thụ lý, giải quyết và có người bào chữa tham gia từ năm 2016 đến năm 2020 44

Biểu đồ 2.2.1. Biểu đồ tỷ lệ % số vụ án giải quyết và có người bào chữa tham gia từ năm 2016 đến năm 2020 45

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách tư pháp là để hướng tới hoàn thiện pháp luật, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền tạo ra động lực để phát triển kinh tế, xã hội, ổn định về mặt chính trị. Chính vì vậy, cải cách tư pháp đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng, và trọng tâm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật mà Đảng ta khởi xướng, trong đó “Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [5].

Nghị quyết 08/NQ - TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã xác định “Khi xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ. Ý kiến của Kiểm sát viên (KSV), của người bào chữa (NBC), bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” [6].

Nghị quyết số 48/NQ -TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Đảng ta cũng đã xác định “…Bảo đảm chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là một khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp” [7].

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đảng ta cũng xác định “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là một khâu đột phá để nâng cao chất lượng

hoạt động tư pháp” [5].

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại khoản 5 Điều 103 cũng ghi nhận “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [8].

Trong tiến trình cải cách tư pháp, hoạt động tranh tụng trong TTHS đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lập pháp, tranh tụng là một quá trình nhận thức tư duy pháp lý và tâm lý. Để việc tranh tụng thực sự đạt được hiệu quả tốt đòi hỏi các chủ thể thực hiện trong hoạt động tranh tụng phải nắm rất rò các quy định của pháp luật, quy luật tâm lý và phải có kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu về tranh tụng. Ngoài ra cũng phải có điều kiện để đảm bảo quyền tranh tụng.

Như vậy, hoạt động tranh tụng là một nguyên tắc rất quan trọng trong TTHS. BLTTHS hiện hành chưa đích danh ghi nhận hoạt động tranh tụng là một nguyên tắc tố tụng cơ bản nhưng trong các quy định của Bộ luật cũng đã thể hiện được nội dung của nguyên tắc tranh tụng [27, tr.31].

Trên thực tế, hoạt động tranh tụng còn nhiều vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn, trong tất cả các giai đoạn của tố tụng, hoạt động tranh tụng chỉ giới hạn trong hoặc ngoài phiên tòa hình sự hay nó còn cần những điều kiện gì để bảo đảm quyền tranh tụng? Do đó cần tiếp tục nghiên cứu về hoạt động tranh tụng trong TTHS và nhất là việc nghiên cứu về đảm bảo quyền tranh tụng trong TTHS tại phiên tòa HSPT là rất cần thiết và cấp bách.

Những năm qua, chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa hình sự của ngành Tòa án đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó vẫn còn một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên Tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tranh tụng trong hoạt động tư pháp đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử

tư pháp ở các nước trên thế giới. Vấn đề tranh tụng, quyền được tranh tụng ở Việt Nam còn là một vấn đề rất mới mẻ. Bản Hiến pháp năm 2013 cũng đã kịp thời ghi nhận “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”[8], việc hiến định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp đã thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về công cuộc cải cách tư pháp, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn trong việc xét xử và cũng là tiền đề để xây dựng về bảo đảm quyền tranh tụng trong các văn bản pháp luật tố tụng.

Những vấn đề liên quan đến tranh tụng, trước đây đã có rất nhiều công trình khoa học của các tác giả đã nghiên cứu, có thể liệt kê một số công trình của các tác giả sau đây:

- Luật sư Lê Thúc Anh, Một số suy nghĩ về tranh tụng tại phiên tòa trong cải cách tư pháp, Tạp chí nhân dân số 01/2008;

- PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Những điểm mới của BLTTHS năm 2015, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật 2016;

- GS.TSKH Lê Cảm, Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS, Đặc san luật học số 6/2004;

- PGS.TS Trần Văn Độ, Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí khoa học pháp lý số 04/2004;

- PGS.TS Phạm Hồng Hải, Chuyên đề tiến tới xây dựng TTHS ở Việt Nam theo kiểu tranh tụng hình sự, Nhà xuất bản Công an Nhân dân 2003;

- TS. Nguyễn Mạnh Kháng, Cải cách tư pháp và vấn để tranh tụng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật 2003;

- Nguyễn Thúy Nga (2018), Chủ thể buộc tội trong Tố tụng hình sự; Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội;

- Nguyễn Thị Mai (2018), Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022