Bảo Đảm Về Cơ Sở Vật Chất Để Bảo Đảm Quyền Tranh Tụng

gia tố tụng để đảm bảo quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT. Nên cho phép thành lập các tổ chức thám tử tư để giúp đỡ người tham gia tố tụng trong việc thu thập chứng cứ và cũng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư, các trung tâm trợ giúp pháp lý để cho người dân những người thuộc diện khó khăn, những người yếu thế trong xã hội tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý dễ dàng để nâng cao nhận thức pháp lý trong tố tụng.

Ngoài ra, cũng nên mở rộng việc đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu tranh tụng, đặc biệt là hướng đào tạo nguồn để có thể luân chuyển giữa các chức danh tư pháp như KSV– Thẩm phán – Luật sư hơn nữa để đáp ứng khả năng tranh tụng trong TTHS của các chức danh này.

Thực tế đã chứng minh, chỉ khi có khả năng tranh tụng tốt và các chủ thể tranh tụng nắm vững các quy định của pháp luật thì mới đảm bảo được quyền tranh tụng và tranh tụng mới có hiệu quả, cho dù họ được đặt vào bất kỳ vị trí nào từ buộc tội, đến gỡ tội hay là người đưa ra phán quyết thì họ cũng đều làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.4.4. Bảo đảm về cơ sở vật chất để bảo đảm quyền tranh tụng

Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP của Bộ Công an - VKS Nhân dân Tối cao - Tòa án Nhân dân Tối cao - Bộ Quốc phòng chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 18/3/2018. Theo đó, quy định áp dụng việc ghi âm, ghi hình có âm thanh và hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện cũng như việc sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Đây là những quy định mới và rất tiến bộ, bảo đảm sự khách quan trong suốt quá trình giải quyết vụ án, hạn chế tối đa việc ép cung, bức cung, mớn cung và dùng nhục hình của các cơ quan tố tụng. Trong phòng xét xử, rất cần có sự sắp xếp, cấu trúc đảm bảo phù hợp với mô hình tranh tụng, phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm. Chỗ ngồi của bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa

cũng phải thể hiện được sự bình đẳng. Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong phòng xử án như hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng, thiết bị ghi âm, ghi hình phải hoạt động tốt, xuyên suốt thuận tiện cho việc theo dòi phiên tòa, đảm bảo phòng cách ly nhân chứng, bị cáo, thậm chí nên gắn cả camera giám sát để đảm bảo tính công khai, dân chủ, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng tranh tụng và đảm bảo được quyền tranh tụng.

1.4.5. Bảo đảm về trình độ, năng lực chuyên môn của các chủ thể tham gia tranh tụng

- Đối với ngành Tòa án

Cần xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, các Thẩm phán trong HĐXX cần phải có một nhận thức thống nhất về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng của các bên trong phiên tòa. Tại phiên tòa HSPT, các thành viên trong HĐXX họ là những người am hiểu pháp luật, được đào tạo nghiệp vụ xét xử cho nên cũng rất cần có đạo đức nghề nghiệp, có tư tưởng chính trị vững vàng, đề cao tính độc lập trong xét xử để bảo vệ công lý và làm rò sự thật khách quan của vụ án thông qua kết quả tranh tụng, và bảo đảm quyền tranh tụng. Trên cơ sở tranh tụng đó để Tòa án đưa ra phán quyết thấu tình, đạt lý. Có như vậy thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

- Đối với ngành Kiểm sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

KSV phải có kế hoạch đào tạo bài bản, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, trang bị những kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ KSV về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa hình sự để đáp ứng theo tinh thần cải cách tư pháp, từ đó kịp thời đổi mới tư duy và phương pháp công tác. Ngoài ra KSV cũng cần được rèn luyện nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp để không bị động trong xử lý tình huống, thiếu chủ động trong quá trình tham gia tranh tụng, đối đáp, nhất là

trong các vụ án có nhiều bị cáo, nhiều NBC cùng tham gia. Nếu đáp ứng được như vậy, thì không những quyền tranh tụng được đảm bảo, mà chất lượng tranh tụng cũng được nâng cao. Việc tranh luận, phản biện trong phiên toà góp phần cho công tác xét xử được tốt hơn, hạn chế bớt oan sai.

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự phúc thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 4

- Đối với người bào chữa

NBC (Đặc biệt là những Luật sư bào chữa) phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, kiến thức pháp luật vững vàng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình.

1.4.6. Các bảo đảm khác để đảm bảo quyền tranh tụng

Ngoài các yếu tố kể trên, sự độc lập của Tòa án chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử VAHS cũng phải thực sự khách quan, không bị lệ thuộc vào bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tranh tụng và quyền tranh tụng của các bên khi tham gia tố tụng.

Sự độc lập của Tòa án nói chung, và Thẩm phán xét xử tại phiên tòa HSPT nói riêng cũng phải lường trước và loại bỏ những tác động tiêu cực của tổ chức, cá nhân khác can thiệp vào việc xét xử. Ngoài ra, các thành viên trong HĐXX cũng rất cần sự độc lập với nhau. Sự độc lập trong xét xử là một yêu cầu cao nhất thuộc quyền tư pháp trong một Nhà nước pháp quyền. Khi hình thành quyết định giải quyết vụ án, người có thẩm quyền xét xử chỉ dựa vào những tình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở pháp lý tư duy của mình để đưa ra phán quyết mà không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài, như câu nói của C.Mác “…Đối với quan tòa thì không có cấp trên nào khác cả ngoài luật pháp” [21, tr.102] .

Vấn đề này C.Mác cũng đã từng khẳng định “Đối với Thẩm phán thì không có cấp trên nào khác ngoài luật pháp, Thẩm phán có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như

ông ta hiểu luật pháp khi xem xét nó một cách có lương tri…Thẩm phán độc lập không thuộc về tôi cũng không thuộc về chính phủ …Thẩm phán xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định” [20, tr.60].

Hay tuyên bố của ông Jonh Robert nguyên Chánh án tòa án tối cao liên bang Mỹ. Ông đã từng tuyên bố “Chúng tôi không có Thẩm phán Obama hay Trump, Bush hay Clinton. Những gì chúng tôi có là một nhóm đặc biệt gồm các thẩm phán tận tâm, nỗ lực hết sức mình để thực hiện quyền bình đẳng với những người có mặt trước họ…Đó là một minh chứng cho việc chỉ tuân theo pháp luật, và độc lập trong việc xét xử” [37].

Như vậy, việc độc lập trong xét xử là cực kỳ quan trọng. Chừng nào Tòa án chưa độc lập/chưa thể độc lập được giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp về khâu tổ chức, nhân sự và về ngân sách hoạt động thì sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước khác vẫn can thiệp vào việc xét xử độc lập của Tòa án còn xảy ra. Điều 103 khoản 2 Hiến pháp 2013 quy định “Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán”[8].

Trong một xã hội với vô vàn những đan xen chồng chéo về mặt lợi ích như hiện nay thì sự can thiệp đó đã được biến tướng thành nhiều, rất nhiều kiểu khác nhau và đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến tính độc lập của Tòa án về việc chỉ tuân theo pháp luật.

Đối với KSV khi họ tham gia tố tụng tại phiên tòa, cần tăng thẩm quyền cho họ trong việc quyết định thay đổi quan điểm truy tố, luận tội cho phù hợp với diễn biến thực tế của phiên tòa. KSV phải là người chịu trách nhiệm về kết luận của vụ án chứ không phải là Viện trưởng VKS. Đây cũng là một yêu cầu cấp thiết cho việc tranh tụng và đảm bảo quyền tranh tụng tại phiên tòa hình sự ở Việt Nam hiện nay.

1.5. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa Hình sự phúc thẩm

1.5.1. Ý nghĩa về mặt chính trị

Bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT mang một ý nghĩa chính trị sâu sắc, thể hiện chủ trương đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp. Vấn đề tranh tụng và đảm bảo quyền tranh tụng tại các phiên tòa hình sự ở nước ta rất được quan tâm để nâng cao chất lượng tranh tụng cao hơn nữa.

Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách tư pháp đó là “Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, NBC và những người tham gia tố tụng khác ... Phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng của phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của KSV, của NBC, bị cáo …[6].

Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng khẳng định “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [5].

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại khoản 5 Điều 103 cũng khẳng định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”[8].

Như vậy, tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT có một ý nghĩa rất lớn và quan trọng về mặt chính trị. Thông qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa sẽ đảm bảo được sự công bằng, dân chủ, văn minh, từ đó giúp cho HĐXX đưa ra một phán quyết công tâm để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân với mục tiêu không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và góp phần bảo vệ quyền con người và các quyền cơ bản khác của công dân. Trên tinh thần đó đảm bảo được tất cả các tội phạm đều được xét xử nghiêm minh đúng pháp luật góp phần ổn định về mặt an ninh - chính trị, trật tự và an toàn xã hội để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

1.5.2. Ý nghĩa về mặt xã hội

Thông qua việc tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức lẫn tư duy của các cán bộ tư pháp, tạo một hiệu ứng chấp pháp và thượng tôn pháp luật.

Bảo đảm tranh tụng và quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo, dân chủ. Trong TTHS quyền con người, quyền công dân là vấn đề rất nhạy cảm và dễ bị xâm phạm nhất, hậu quả của sự xâm phạm thường là rất nghiêm trọng cả về vật chất, thể chất và tinh thần. Việc bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT phải được quy định trong Hiến pháp, pháp luật TTHS bằng các quy định đúng đắn, hợp lý có tính khả thi cao và được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Có như vậy bảo đảm quyền tranh tụng mới thực sự trở thành mục tiêu cao nhất trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Kết luận Chương 1

Bảo đảm tranh tụng và quyền tranh tụng tại phiên tòa HSPT được thực hiện chủ yếu giữa bên buộc tội và bên gỡ tội và các chủ thể khác tham gia phiên tòa HSPT trên cơ sở của kháng cáo/kháng nghị. Phiên tòa HSPT là đảm bảo hệ thống điều kiện về chủ thể, pháp lý, cơ chế và các điều kiện khác phù hợp với mô hình TTHS của nước ta hiện nay. Theo đó, bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên toà HSPT có ý nghĩa quan trọng trong khi nền tư pháp nước ta còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong quá trình tố tụng, phiên tòa là giai đoạn trung tâm, chỉ giai đoạn này mới có sự tập hợp đầy đủ nhất của tất cả các bên khi tham gia tố tụng, và chỉ giai đoạn này, mới có thể thông qua quá trình tranh tụng và bảo đảm quyền tranh tụng rò nét nhất.

Qua hoạt động tranh tụng, nó thể hiện được sự bình đẳng, dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch. Chính giai đoạn này, nhiều tình tiết của vụ án mới được tranh luận để làm sáng tỏ thông qua việc tranh luận, phản biện, cũng như các yêu cầu của các bên tham ra để chứng minh một cách công khai. Từ đó HĐXX có cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn để đưa ra phán quyết đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Việc bảo đảm quyền tranh tụng trong phiên tòa HSPT ngày càng được đề cao, nhất là việc hoàn thiện các quyền này trong các văn bản pháp quy để các quyền này đi vào đời sống xã hội rò nét hơn.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TRANH TỤNG VÀ THỰC TIỄN TẠI CẤP TÒA PHÚC THẨM

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể tham gia tranh tụng để bảo đảm quyền tranh tụng

Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia tranh tụng được quy định trong Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Xu hướng lợi ích cá nhân và tư tưởng bảo vệ quyền con người ngày càng được chú trọng.

Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã xác định rò “Nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa, đảm bảo việc tranh tụng với luật sư, NBC và những người tham gia tố tụng khác”[6].

Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp “ [5].

Pháp luật trong một nhà nước pháp quyền là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội và bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện. Với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để thực hiện được mục tiêu đó Nhà nước ta đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật, hướng đến việc bảo đảm tốt nhất quyền tố tụng cho đương sự trong đó có quyền tranh tụng. Bảo đảm mọi người dân đều có quyền sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí