Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự

quan trọng của tố tụng hình sự. Còn bị canmới chỉ là người bị nghi là phạm tội và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với họ, BLTTHS quy định có thể áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nhấtđịnh với căn cứ, điều kiện rò ràng để đảm bảo cho quá trình tố tụng được chính xác, khách quan và phòng ngừa tội phạm. Cơ quan điều tra chỉ áp dụng các biện pháp đó trong phạm vi điều kiện, căn cứ do pháp luật quy định. Thế nhưng, không ít các trường hợp cơ quan điều tra coi họ là người phạm tội phải xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc mà quên đi khía cạnh con người với các quyền và lợi ích được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Thậm chí góc độ nào đó họ cần được chú trọng vì đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ngẫu nhiên mà người làm luật quy định nhiệm vụ của BLTTHS là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời trong số các nguyên tắc tố tụng hình sự, các nguyên tắc về bảo đảm quyền con người chiếm vị trí quan trọng.

Tình trạng do trình độ năng lực hạn chế nên nhận thức không đúng về các quyđịnh của pháp luật dẫn đến vi phạm quyền con người của người bị bắt; quan niệm tiêu cực đối với người bị bắt; quan niệm áp dụng các quy định của BLTTHS thế nào để thuận tiện cho hoạt động của cơ quan điều tra, chođược việc mình của người điều tra, không lưu tâm đến lời bào chữa, … đã ảnh hư ng không ít đến việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra; không ít trường hợp làm oan người không có tội.

Thứ ba,chế độ trách nhiệm chưa được quy định rò ràng, minh bạch, được truy cứu chưa thật nghiêm minh đối với các vi phạm quyền con người của người bị bắt từ phía người tiến hành tố tụng nói chung, cơ quan điều tra nói riêng. Chế tài tố tụng đối với các vi phạm chưa rò ràng, thiếu cụ thể. Cho đến nay chúng ta có Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17-3- 2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Luật bồi thường

của Nhà nước vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 12 cũng chưa bao hàm hết các trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự.

Mặc dù BLTTHS có các nguyên tắc quan trọng quy định người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, kh i tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điều 12); quy định quyền được bồi thường thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra (điều 30). Nhưng trên thực tế các quy định này ít được áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ít được đặt ra, nếu đó không phải là hành vi cố ý; chế độ kỷ luật mới được thực hiện mức độ hạn chế, chủ yếu là không bổ nhiệm lại chức danh tố tụng nếu có nhiều sai sót nghiêm trọng; việc bồi thường thiệt hại do sai hầu như chưa được thực hiện.

Chương 3


GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BẮT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Qua phân tích những vấn đề lý luận, các quy định của BLTTHS và nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người, chúng tôi thấy rằng một trong những nguyên nhân chính của việc xâm phạm quyền con người của người bị bắt trong tố tụng hình sự xảy ra là do những bất cập trong các quy định của BLTTHS. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của BLTTHS có liên quan là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng.

3.1.1. Hoàn thiện quy định về các nguyên tắc tố tụng hình sự bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 12

Trong các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS thì có một số nguyên tắc có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung trong đó có bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra nói riêng. Ví dụ như nguyên tắc: tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, nguyên tắc suy đoán vô tội...

Tất cả những nguyên tắc này đã tạo ra cơ s pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu

sâu chung tôi vẫn thấy nhứng bất cập từ quy định của các nguyên tắc này cần được hoàn thiện. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được sửa đổi thành Chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Đồng thời quyền cơ bản của con người lần đầu tiên được thừa nhận trước pháp luật bằng quy định của Hiến pháp. Theo đó quyền con người là những giá trị phổ quát, áp dụng chung cho con người nói chung mà không phải chỉ liên quan đến yếu tố công dân của một quốc gia. Chính vì vậy đối với quyền con người tất cả mọi cá nhân đều được hư ng như nhau. Tuy nhiên, trong quy định của BLTTHS vẫn còn quy định về nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Như vậy, theo quy định này chỉ công dân (người có quốc tịch Việt Nam) mới được đảm bảo, tôn trọng về quyền trong tố tụng hình sự. Do đó, theo chúng tôi để phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013 thì nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 4 BLTTHS nên được đổi thành Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền con người cơ bản. Đồng thời nguyên tắc Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật cũng nên được thay đổi thành Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật để m rộng phạm vi của các nguyên tắc này. Đối với nguyên tắc suy đoán vô tội cũng cần phải nghiên cứu sửa đổi theo hướng, quy định đầy đủ nội hàm của khái niệm suy đoán vô tội như xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, cũng như trong Công ước về các quyền Chính trị, dân sự năm 1966. Đồng thời đặt rò tên của nguyên tắc này là nguyên tắc suy đoán vô tội.

3.1.2. Hoàn thiện các quy định của biện pháp bắt người bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Để đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra thì một việc rất quan trọng đó là phải hoàn thiện quy định của BLTTHS về biện pháp ngăn chặn bắt. Quy định về BPNC bắt cũng cần phải có một điều

luật riêng, trong đó đưa ra khái niệm (định nghĩa) về bắt đồng thời phân định rò từng trường hợp bắt người trong điều luật.

Điều: Bắt


Bắt là biện pháp ngăn chặn do cơ quan hoặc người có thẩm quyền do Bộ luật này quy định áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang chuẩn thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người có hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, khi có căn cứ do BLTTHS quy định.

Biện pháp bắt gồm:


Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bắt một số đối tượng đặc biệt.

(iii) Về các trường hợp bắt


Quy định về trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng cần phải có một điều luật riêng, trong đó đưa ra khái niệm (định nghĩa) về bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

Điều…:Bắt bị can, bị cáo để tạm giam


1- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một trường hợp của biện pháp ngăn chặn bắt trong TTHS, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử khi có những căn cứ do BLTTHS quy định nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

2- …


Về quy định bắt người trong trường hợp khẩn cấp cũng cần phải bổsung khái niệm vào khoản 1 của điều luật thay cho quy định của khoản 1 Điều 81 BLTTHS hiện hành.

Điều…: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp


1- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là một trường hợp của biện pháp ngăn chặn bắt, do những người có thẩm quyền mà luật định áp dụng khi có các căn cứ để cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng một người đã thực hiện tội phạm mà xét cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn cũng như khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

2- ...


Về việc bắt người phạm tội quả tang: Cần tách thành một điều luật riêng, đưa ra khái niệm về việc bắt này đồng thời ghép khoản 1 và khoản 2 Điều 82 của luật hiện hành thành khoản 1 của điều luật mới (bỏ cụm từ "người đang bị truy nã"); thêm khoản 3 cho điều này quy định về việc lấy lời khai, về thời hạn của việc ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Điều…: Bắt người phạm tội quả tang


1- Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt

2- Đối với người có hành vi phạm tội quả tang thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, tước vũ khí của người bị bắt và dẫn giải ngay đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và áp giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

3- Sau khi nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra lệnh tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Về việc bắt người đang bị truy nã: Tách thành điều luật riêng, đưa khái niệm về việc bắt người đang bị truy nã vào điều luật thành khoản 1 của điều luật mới; thêm khoản 2, khoản 3 cho điều này quy định về thẩm quyền bắt, về việc áp giải, lập biên bản, lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ, việc thông báo và việc nhận người bị truy nã.

Điều…: Bắt người đang bị truy nã


1- Bắt người đang bị truy nã là bắt người đã bị khởi tố về hình sự khi ngườiđó trốn tránh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hình sự.

2- Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt, tước vũ khí của người bị bắt và giải ngay người đó đến cơ quan Công an, VKS hoặc UBND ở nơi gần nhất, các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

3- Sau khi nhận người bị bắt và lấy lời khai của người đó, Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết. Sau khi nhận được thông báo cơ quan đã ra quyết định truy nã phải đến nhận ngay người bị truy nã.

Việc bắt một số đối tượng đặc biệt: cần bổ sung thêm một điều về việc bắt người phạm pháp là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người chưa thành niên, người nước ngoài.

Điều…: Bắt một số đối tượng đặc biệt


Việc bắt đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, người nước ngoài, người chưa thành niên phạm pháp được tiến hành theo các quy định về việc bắt người của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Các biện pháp ngăn chặn là các biện pháp có nguy cơ cao tác động tới các quyền con người cơ bản. Chính vì vậy quy định về nguyên tắc này sẽ đảm bảo tốt hơn quyền của người bị bắt trên thực tế. Theo chúng tôi, cần quy định bổ sung quyền cơ bản của người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn được đặt tại Chương các biện pháp ngăn chặn. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện như sau:

Điều.... Bảo đảm các quyền cơ bản của người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn

1. Bất kỳ ai bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại chương này, đều được đảm bảo các quyền con người, quyền công dân cơ bản.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tới thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn

3. Khi tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng các quyền con người quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biệnpháp ngăn chặn đã áp dụng, kịp thời huỷ bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa.

Ngoài ra cần hoàn thiện một số quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt nhằm đảm bảo quyền của người bị bắt như:

+ Khoản 1 Điều 84 Biên bản về việc bắt người quy định: Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rò ngày giờ tháng năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022