Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại, Hạn Chế

3.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, nghiên cứu các quy định của BLTTHS cho thấy, các quy định về bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong tố tụng hình sự trong đó có giai đoạn điều tra vụ án hình sự chưa được quy định. Do đó, việc áp dụng các quy định này trong trường hợp thực tế còn rất khó khăn, chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu. Hiện nay thiếu một điều luật cụ thể, quy định về bảo vệ quyền con người của người bị bắt, hoặc ít nhất là bảo đảm quyền con người của người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Điều này là bất cập quan trọng của BLTTHS dẫn đến việc bảo đảm quyền con người của những nhóm này còn chưa đạt hiệu quả cao trên thực tế.

Thứ hai,vấn đề sử dụng lệnh bắt theo Điều 80 BLTTHS 2003 - bắt bị can để tạm giam cũng hạn chế việc bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Trong thực tế tiến hành tố tụng nhiều địa phương, nhiều người có ý kiến khác nhau và thực hiện khác nhau về mẫu lệnh bắt tạm giam.

- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, bắt và tạm giam là các BPNC độc lập. Cho nên ban đầu sử dụng lệnh bắt đối với bị can, bị cáo, khi người bị bắt được đưa về trụ s mới ra lệnh tạm giam.

- Loại ý kiến thứ hai cho rằng, chỉ cần sử dụng một lệnh bắt tạm giam

là đủ.


- Loại ý kiến thứ ba cho rằng, chỉ cần ra lệnh tạm giam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Từ các vấn đề thực tiễn và lý luận đã phủ nhận quan điểm cho rằng việc

nhập hai thủ tục bắt và tạm giam là tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, việc nhập hai thủ tục là không đúng quy định của BLTTHS. Việc bắt để tạm giam phải sử dụng hai lệnh riêng biệt: Lệnh bắt để tạm giam và lệnh tạm giam, trong đó lệnh bắt bị can,

Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 11

để tạm giam không ghi thời hạn tạm giam. Điều này dẫn đến việc nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc bắt người không được thực hiện. Có sự khác nhau giữa những người bị bắt theo những thủ tục khác nhau. Chính điều này dẫn đến việc đảm bảo quyền con người của người bị bắt không đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba,vấn đề bắt khẩn cấp quy định trong BLTTHS hiện nay vẫn chưa thật rò ràng nên còn có hai quan điểm gây xâm hại đến quyền con người của những người bị bắt khẩn cấp trong khi đó đây là trường hợp bắt được áp dụng rất nhiều và có nguy cơ xâm phạm quyền con người. Những bất cấp của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt khẩn cấp được thể hiện điểm sau:

Một là: Phải chờ phê chuẩn của Viện kiểm sát sau đó Cơ quan điều tra mới được ra quyết định tạm giữ.

Hai là: Không phải chờ mà sau khi bắt khẩn cấp, trong khi chờ Viện kiểm sát phê chuẩn thì Cơ quan điều tra cứ ra quyết định tạm giữ.

Theo Điều 83 BLTTHS thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị bắt, Cơ quan điều tra phải quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Việc quyết định tạm giữ trước hay Cơ quan điều tra phải chờ VKS xem xét xong mới ra quyết định tạm giữ. Thông thường Cơ quan điều tra bắt được người sau đó ra quyết định tạm giữ đồng thời chuyển hồ sơ, văn bản đến VKS để VKS xem xét và phê chuẩn hay không phê chuẩn vào lệnh bắt khẩn cấp của Cơ quan điều tra,VKS sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về trường hợp bắt giữ khẩn cấp đó, nếu xét thấy cần thiết thì giữ nguyên lệnh đó và phê chuẩn vào lệnh, còn nếu xét thấy không cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra, trường hợp này cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho người đã bị bắt. VKSNDTC căn cứ khoản 1 Điều 83 BLTTHS 2003 chỉ đạo các VKS địa phương kiểm sát không để Cơ quan điều tra ra quyết

định tạm giữ trước khi có sự xem xét và phê chuẩn vào lệnh bắt khẩn cấp, vì như vậy nếu VKS không phê chuẩn thì người bị bắt đã bị tạm giữ. Việc này có rất nhiều ý kiến tranh luận trên một số báo, tạp chí... Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, sau khi bắt được người theo trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ, không phụ thuộc vào việc phải chờ VKS phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp mới ra lệnh tạm giữ b i các lý do sau:

Phải cần thiết mới ra lệnh bắt khẩn cấp, điều kiện để bắt khẩn cấp rất chặt chẽ cho nên phải có đủ tài liệu, căn cứ thì Cơ quan điều tra mới được ra lệnh bắt khẩn cấp. Bắt được người có hành vi phạm tội đưa về không thể để một chỗ nào đó tại Cơ quan điều tra, chờ phê chuẩn hoặc không phải đợi đến hết 24 giờ mới quyết định tạm giữ. Nếu cho phép như vậy thì sẽ gây tùy tiện, giữ người trá hình Cơ quan điều tra; nếu sau 24 giờ mới ra quyết định tạm giữ thì người bị bắt đã mất 1 ngày mà không được tính vào để khấu trừ khi thi hành án sau này. Nếu trong thời gian chờ VKS phê chuẩn Cơ quan điều tra vẫn đưa người bị bắt khẩn cấp vào nhà tạm giữ, tạm giam mà không ra lệnh thì cũng vi phạm thủ tục tố tụng: giam, giữ người không có lệnh hợp pháp. Do vậy sau khi đưa người bị bắt về Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm giữ, và gửi quyết định tạm giữ đến VKS theo quy định. Hơn nữa theo tinh thần của Điều 81 khoản 4 BLTTHS 2003 nếu VKS không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì phải trả tự do cho người bị bắt, như vậy có thể hiểu là phải có quyết định tạm giữ mới trả tự do và khi trả tự do phải bằng quyết định có thể là hủy bỏ lệnh tạm giữ khi đang còn thời hạn hoặc quyết định trả tự do khi đã hết hạn tạm giữ, người bị bắt không thể tự nhiên im lặng rời Cơ quan điều tra được. B i vì, trước đó khi tổ chức bắt đã có cơ quan chính quyền địa phương tham gia và biết đó là người bị Cơ quan điều tra bắt khi được tr về phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền để trình báo, nếu không khó mà phân biệt được trường hợp nào là người bị bắt được trả tự do hoặc trường hợp nào

là bỏ trốn. Việc Cơ quan điều tra bắt sai, giữ sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cũng như VKS phải chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn hay không phê chuẩn của mình.

Điều này dẫn đến việc, VKS phê chuẩn khi nào, việc phê chuẩn của VKS có ý nghĩa gì chưa được làm sáng tỏ. Như trên đã phân tích, việc tham gia của VKS trong việc giải quyết vấn đề bắt người trong trường hợp khẩn cấp là nhằm đảm bảo cho việc bắt khẩn cấp được đúng luật, đồng thời đảm bảo các quyền con người cơ bản của người bị bắt khẩn cấp. Do đó, việc quy định không rò ràng vấn đề này cũng là những khó khăn trong việc đảm bảo quyền con người của người bị bắt khẩn cấp.

Thứ tư,về thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp: trường hợp trên tàu bay, tàu biển khi đã rời sân bay, bến cảng nếu theo đúng khoản 2 Điều 80 BLTTHS 2003 thì không thể thực hiện được, vì trên tàu bay, tàu biển khi đó sẽ không thể nào có được đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt người chứng kiến, hoặc phải đảm bảo được thủ tục như có lệnh, đóng dấu... thì việc đó rất khó thực hiện. Do vậy điều luật cũng cần quy định bổ sung để mang tính khả thi.

Thứ năm,về việc bắt người phạm tội quả tang, theo quy định tại Điều 82 BLTTHS là quy định đối với người đã có hành vi phạm tội khi có đủ các căn cứ để bắt thuộc một trong ba trường hợp có thể bắt. Thực tế trường hợp này người thực hiện việc bắt khó có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự, hoặc nếu không có việc bắt sẽ là án hình sự, nhưng bị bắt thì người đó chỉ bị coi là vi phạm hành chính vì hậu quả xảy ra chưa đến mức xử lý hình sự. Điển hình là các trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác... trong thực tế việc bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang bị lạm dụng rất nhiều đối với các vi phạm hành

chính. Căn cứ vào tỷ lệ kh i tố về hình sự và xử lý hành chính sau khi áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang thì tỷ lệ kh i tố hình sự tương đối thấp. Những năm gần đây Cơ quan điều tra và VKS đã có sự phối hợp bằng cách phân loại xử lý để quyết định áp dụng BPNC cho nên tỷ lệ có được nâng lên, song việc giải quyết triệt để vấn đề này phải có giải pháp đồng bộ từ việc tuyên truyền pháp luật đến việc phân loại xử lý để điều luật không bị vi phạm.

Thứ sáu,vấn đề bắt người đang bị truy nã: Được quy định cùng với trường hợp bắt người phạm tội quả tang nhằm phát động toàn dân tham gia chống tội phạm. Song việc bắt người đang bị truy nã là việc khó vì thông tin về một người phạm tội qua phương tiện thông tin đại chúng, một số thông báo niêm yết tại nơi công cộng chưa đủ cơ s để xác định, dẫn đến việc bắt người truy nã rất dễ xảy ra sai sót. Cho nên việc bắt người trong trường hợp đang bị truy nã cần thiết phải có điều luật riêng để có khái niệm về người bị truy nã, thủ tục bắt, dẫn giải, giao nhận người bị bắt.

Bên cạnh những bất cập trong quy định của pháp luật về đảm bảo quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự còn có những vấn đề bất cập liên quan đến vấn đề này như.

Do nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bắt ngườicũng như các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho việc vận dụng thiếu chính xác dễ dẫn đến những hoạt động tuỳ tiện, trái pháp luật xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Để bảo đảm được quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức công vụ cho những cán bộ

này; thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với cơ quan có thẩm quyền và trước nhân dân thông qua cơ quan đại diện của họ tại địa phương ( mức độ cho phép nếu không làm ảnh hư ng tới việc giải quyết vụ án); đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân.

Mặt khác, để nâng cao hiệu quả công tác và bảo đảm được quyền con người, chủ thể tiến hành tố tụng phải nhận thức được rò ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Phải hiểu rằng: áp dụng các biện pháp bắt người là nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nhưng cần chú ý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng. B i vì người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa phải là tội phạm, họ mới chỉ tạm bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú. Những quyền khác của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vẫn phải được bảo đảm và được tôn trọng. Chẳng hạn, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Việc áp dụng tùy tiện các biện pháp ngăn chặn như việc bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền,... đều làm ảnh hư ng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người thực hiện một trong các hành vi nói trên phải bị xử lí nghiêm khắc, thậm chí có thể bị truy tố theo pháp luật để bảo đảm sự nghiêm minh, công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người của người bị bắt oan, sai. Những hành vi bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyềnkhông chỉ xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và sinh mạng chính trị của con người, của công dân mà còn làm suy giảm uy tín của Nhà nước ta, nhà nước của dân, do dân và vì dân, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn sẽ nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh

chống và phòng ngừa tội phạm; qua đó cũng góp phần quan trọng và cần thiết để bảo đảm quyền con người.

Với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, việc bắtcần phải được tiến hành kiên quyết, kịp thời. Tuy nhiên, không thể vì bất cứ một lý do gì mà áp dụng các biện pháp ngăn chặn tràn lan, sai tính chất, sai đối tượng, không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật làm ảnh hư ng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Bắt người không phải là biện pháp trừng phạt đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để tước bỏ điều kiện gây ra tội phạm, ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những tồn tại, hạn chế trên trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng vi phạm quyền con người của người bị bắt là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, do bất cập trong các quy định của BLTTHS.


Nhiều quy định của BLTTHS không phù hợp với bản chất Nhà nước pháp quyền, với đường lối đổi mới tư pháp, với các chức năng tố tụng trong tố tụng hình sự nước ta. Nội dung một số quy định của BLTTHS thể hiện không chính xác hoặc không đầy đủ chính sách tố tụng hình sự. Ví dụ, một số nguyên tắc cơ bản được thể hiện chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác (như nguyên tắc suy đoán không có tội, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, …);

Địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được quyđịnh chưa thật phù hợp làm hạn chế việc bảo đảm quyền con người của

người bị bắt. Đặc biệt khái niệm người bị bắt chưa được thể hiện trong BLTTHS dẫn đến việc xác định nhóm đối tượng này là rất khó. Từ đó đảm bảo quyền con người của họ cũng không thực hiện được trên thực tế, có sự nhầm lẫn giữa người bị bắt và người bị tạm giữ.

Các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp ngăn chặn bắt người không đầy đủ hoặc không rò ràng. BLTTHS không quy định căn cứ nội dung của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Điều này dễ dẫn đến việc áp dụng biện pháp bắt người một cách tràn lan, lạm dụng bắt khẩn cấp, không theo căn cứ quy định của luật. Từ đó ảnh hư ng xấu tới quyền con người của người bị bắt.

BLTTHS quy định khả năng tùy nghi quá rộng cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dễ dẫn đến hạn chế quyền con người của người bị bắt trong điều tra vụ án hình sự. Ví dụ: theo quy định của điều 79, thì biện pháp ngăn chặn trong đó có biện pháp bắt có thể áp dụng khi “có căn cứ chứng tỏ rằng”, “có căn cứ cho rằng”…; còn căn cứ đó cụ thể là gì, có buộc phải chứng minh không thì không được quy định rò ràng. Vì thế, trong thực tiễn, các căn cứ đó hoàn toànđược xác định theo đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó. Điều này dễ dẫn đến sự lạm dụng trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn; việc áp dụng đó có thể là tiện lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng lại hạn chế quyền con người của người bị bắt.

Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bắt người tùy tiện, bắt oan sai, không đúng trình tự, thủ tục là do trình độ, năng lực của một bộphận cán bộ trong cơ quan điều tra còn nhiều hạn chế, ý thức pháp luật còn chưa được đề cao. [11, tr.54, tr.55]. Một người được coi là không có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là nguyên tắc

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí