Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Bị Bắt Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Qua Các Quy Định Địa Vị Pháp Lý

- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Nguyên tắc này đã thể hiện quy định tiến bộ của BLTTHS năm 2015, theo đó nguyên tắc này thể hiện người bị buộc tội trong đó bao gồm cả người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của người bị bắt. Người bị bắt có thể dùng quyền bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa bằng cách đưa ra lời khai, chứng cứ, tài liệu và các đồ vật liên quan để chứng minh mình vô tội.Trước đây BLTTHS năm 2003 phần các nguyên tắc mới chỉ dừng lại việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ người bào chữa mà chưa đề cập đến người bị bắt có quyền trên.

Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện việc Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội trong đó có người bị bắt thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

Nguyên tắc này thể hiện người bị bắt trong quá trình tham gia tố tụng bị oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Thời gian qua tình trạng người bị bắt sai, trái quy định ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là hệ quả của hành vi trái (sai) pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng”. Bắt oan sai trong tố tụng hình sự đem lại hậu quả đặc biệt xấu, ảnh hư ng nghiêm trọng không chỉ đến đời sống vật chất, tinh thần người bị bắt mà còn ảnh hư ng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị, uy tín, gia đình, … Hậu quả lớn khác

là uy tín của cơ quan tố tụng, nhân danh Nhà nước để phán xử một người bị ảnh hư ng nghiêm trọng. Và có những thiệt hại, chúng ta không thể đong đếm bằng vật chất. Vì vậy, việc quy định quyền người bị bắt trong quá trình tham gia tố tụng bị oan hoặc bị tác động b i những hành vi trái pháp luật được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần là một quy định tiến bộ bảo đảm quyền con người của người bị bắt.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, kh i tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

2.2.2. Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự qua các quy định địa vị pháp lý

Một trong những điểm nổi bật của BLTTHS 2015, đã quy định bổ sung địa vị pháp lý của người bị bắt. Người bị bắt là người bị nghi thực hiện tội phạm, bị buộc tội từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, trong quá trình tố tụng họ bị những hạn chế nhất định như quyền tự do đi lại, quyền tự do thân thể ..., vì vậy phải có những quy định nhất định về địa vị pháp lý của họ để họ có những quyền và nghĩa vụ chống lại việc bị nghi ngờ phạm tội hoặc bị buộc tội từ phía cơ quan tố tụng. BLTTHS năm 2015 quy định người bị bắt có quyền: Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã; Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

Trong những quyền đã nêu ra trên, quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lợi khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội là một điểm khá mới, thể hiện rò nét việc bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong TTHS nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng. Quyền này có nghĩa là người bị bắt có quyền được bão chữa, quyền không đưa ra lời khai chống lại mình như Hiến pháp đã quy định. Quyền này phù hợp và logic với quyền và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.

2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2.3.1. Kết quả đạt được:

* Những kết quả đạt được trong công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt

Trong những năm vừa qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra rất nhiều vụ án lớn, phức tạp, số án hình sự hàng năm có xu hướng tăng cao. Riêng giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn cả nước đã kh i tố 361.673 vụ án với 537.099 bị can. Số người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong giai đoạn điều tra cũng rất lớn. Theo thống kê của Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an, hàng năm, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã áp dụng biện pháp bắt người đối với hàng chục nghìn đối tượng (chiếm trên 90% trong tổng số các đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn) [43, tr.58]. Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người được xác định qua bảng số liệu sau.


Bắt, tạm giữ

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

* Tổng số

70.863

91.058

94.120

96.375

98.416

Bắt khẩn cấp

15.031

16.224

17.002

17.893

18.673

Bắt quả tang

49.992

68.003

69.225

70.741

71.658

Truy nã + Đầu thú

5.840

6.831

7.893

7.741

8.085

Số trường hợp VKSND không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp

106

96

120

93

117

Kh i tố

97.000

112.863

120.993

122.641

119.620

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người đối với người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - 10

Bảng 3.1:Tình hình áp dụng biện pháp bắt để tạm giữ ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014


Nguồn: Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Qua bảng 3.1 có thể rút ra được một số nhận xét sau: (a)Tổng số người bị bắt để tạm giữ hình sự năm 2010: 70.863 người; năm 2011: 91.058 người; năm 2012: 94.120 người; năm 2013: 96.375 người; Năm 2014: 98.416 trên địa bàn toàn quốc với tỷ lệ bắt giữ năm sau tăng hơn so với các năm trước khoảng 1,02 lần; (b) Tỷ lệ tổng số người bị bắt, tạm giữ so với tổng số người bị kh i tố (bị can) chiếm tỷ lệ khá lớn, cụ thể: năm 2010 chiếm 73%, năm 2011chiếm 80,7%, năm 2013 chiếm 78,6%, năm 2014 chiếm 82,2%; (c) Như vậy nhìn chung,hầu hết các trường hợp cơ quan điều tra bắt đều đúng người, đúng tội, đúng căn cứ, các thủ tục pháp luật trong bắt để tạm giữ và chấp hành thời hạn tạm giữ đã được thực hiện nghiêm túc hơn, hạn chế những vi phạm như lạm dụng trong việc bắt tạm giữ, bắt tạm giữ không có căn cứ, để quá hạn tạm giữ; (d) Tuy nhiên, công tác bắt khẩn cấp vẫn còn một số sai phạm nên VKS đã không phê chuẩn lệnh bắt và được cơ quan điểu tra trả tự do: xu thế tăng trong giai đoạn từ 106 trường hợp năm 2010 lên 117 trường hợp năm 2014. Điều này cho thấy tình hình vi phạm quyền con người của người bị bắt đang có xu hướng gia tăng. Điều này chủ yếu là xuất phát từ nguyên nhân các cơ quan điều tra nóng vội trong việc điều tra vụ án, nông nóng trong việc bắt

người bị nghi thực hiện tội phạm. Lạm dụng việc bắt khẩn cấp với tâm lý “bắt cho yên tâm” sau đó tính sau của các cơ quan điều tra, đặc biệt tuyến huyện. Nhiều trường hợp bắt nhưng thiếu căn cứ được BLTTHS quy định nên sau đó VKSND không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp.

Bảng 3.2: Tình hình bắt bị can để tạm giam


Bắt, tạm giam

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

* Tổng số

10.012

11.307

11.873

12.763

12.998

Số trường hợp VKSND không phê chuẩn lệnh

bắt tạm giam

150

179

182

174

157

Nguồn: Cụ thống kê tội phạm và công nghệ thông tin – Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Qua bảng 3.2 có thể rút ra được một số nhận xét sau: (a) Số lượng người bị tạm giam từ năm 2010 đến nay tăng nhưng tương đối chậm, trung bình năm sau so với năm trước 1,07 lần; (b) Các cơ quan điều tra đã thực hiện tiến độ điều tra truy tố các vụ án đúng thời hạn luật định nhất là các vụ án có bị can giam lâu, tồn đọng kéo dài đã được tập trung giải quyết; (c) Chất lượng xử lý trong tạm giam được nâng cao, hạn chế tối đa các trường hợp bị oan sai, tạm giam sau phải đình chỉ điều tra, Tòa án tuyên vì không có tội, giảm đi rò rệt những vi phạm trong tố tụng để xảy ra các vụ tạm giam, xét xử oan, sai.; (d)Vi phạm việc bắt tạm giam bị can còn một số tồn tại thể hiện: Trong một số vụ án chất lượng bắt giam, phê chuẩn tạm giam cũng còn có hạn chế, bắt tạm giam sau phải đình chỉ điều tra vì không có lý do chứng minh được tội phạm, chưa đủ chứng cứ buộc tội. Việc áp dụng biện pháp ngăn chăn tạm giam có nơi có vụ chưa chính xác, chưa thực hiện đúng các quy định tại khoản 1, 2 Điều 88 BLTTHS 2003. Kết quả xét xử hàng năm chứng tỏ việc áp dụng biện pháp tạm giam một số trường hợp chưa cần thiết nhưng họ vẫn bị tạm

giam cho tới khi xét xử rồi Tòa án tuyên không phạt tù giam, tạm giam sau Tòa án xử bằng hoặc thấp hơn thời hạn tạm giam, có một số trường hợp Tòa án tuyên không phạm tội.

*Một số vụ án điển hình


Việc bắt giữ oan sai bắt nguồn từ vụ trộm 8 bao cà phê của nhà bà Bùi Thị Thơ, cùng xóm với nhà ông Vò Văn Chiệu (Tư Chiệu) tại xã Bảo Bình, Xuân Lộc, Đồng Nai. Những thủ phạm của vụ trộm đã câu kết đưa ra lời chứng giả buộc tội các con ông Tư Chiệu. Trên cơ s này, Công an thị xã Xuân Lộc đã bắt, giam giữ 4 người con của ông gần 3 tháng, cho đến khi phát hiện ra thủ phạm thật. Cơ quan pháp luật Xuân Lộc đã nhận ra sai sót, có ý xin lỗi, đền bù cho gia đình nạn nhân, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận. Lúc đầu, gia đình ông Tư Chiệu đòi tới 120 triệu, sau lùi xuống 50 triệu. Theo thỏa thuận đạt được, ngoài khoản tiền 30 triệu đền bù, cơ quan chức năng Xuân Lộc còn hứa sẽ phát văn bản minh oan cho 4 người con của ông Chiệu đến gia đình và địa phương.

Hoặc vụ: vụ bắt oan giám đốc dẫn đến phải đền bù 1 tỷ đồng. Theo đó, ngày 22/6/2011, từ một lá đơn nặc danh, Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, Viện KSND TP Buôn Ma Thuột đã kh i tố, bắt tạm giam ông Điền về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 15/10/2012, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can trả tự do cho ông Điền. Tổng thời gian ông Điền bị tạm giam là 243 ngày, tại ngoại hầu tra là 238 ngày.

Ngày 31/1/2013, Viện KSND TP Buôn Ma Thuột đã tổ chức công khai xin lỗi ông Điền về việc đã phê chuẩn quyết định bắt giam ông, sau đó có quyết định bồi thường ông Điền tổng số tiền hơn 267 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Điền không đồng ý mức bồi thường này và kh i kiện ra tòa đòi bồi

thường hơn 6,9 tỷ đồng vì những tổn thất về tinh thần và kinh tế trong thời gian ông bị giam và điều tra.

Ngày 20/5/2015, TAND TP Buôn Ma Thuột đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và đã tuyên buộc Viện KSND TP Buôn Ma Thuột phải bồi thường tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Ngay sau đó, ông Điền đã kháng cáo một phần bản án yêu cầu bồi thường thiệt hại tổng số tiền gần 6 tỷ đồng, còn Viện KSND TP Buôn Ma Thuột kháng cáo toàn bộ bản án, chỉ chấp nhận bồi thường hơn 260 triệu đồng và xin xét xử vắng mặt.

Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã tuyên buộc Viện KSND TP Buôn Ma Thuột phải bồi thường tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường thiệt hại do thu nhập bị mất trong thời gian bị tạm giam 38 triệu đồng, bồi thường tổn thất tinh thần 50 triệu đồng, bồi thường thuê đất 256 triệu đồng, thiệt hại về tài sản bị kê biên 329 triệu đồng, thiệt hại về vi phạm hợp đồng kinh tế 390 triệu đồng… Riêng phần lãi suất các khoản vay ngân hàng, hộ cá nhân, phát sinh trong thời gian bị giam oan sai HĐXX không chấp nhận.

Những vụ việc trên cho thấy, vẫn còn nhiều trường hợp người bị bắt oan, sai cần được nghiên cứu, xem xét. Điều này dẫn đến tình trạng quyền con người của người bị bắt trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của thực sự được bảo đảm. Nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng bắt oan, sai vi phạm nghiêm trọng quyền con người của người bị bắt. Áp dụng các biện pháp bắt người trái luật, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục bắt người...

* Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.


Bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong giải quyết khiếu nại, tố cáo khác với pháp luật tố tụng hình sự trước đây, BLTTHS 2003 quy định cụ thể về khiếu nại, tố cáo trong một chương riêng. Đây là cơ s pháp lý quan

trọng cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nói chung và là hình thức để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự nói riêng. Do BLTTHS quy định cụ thể về quyền khiếu nại, tố cáo, về trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, tố cáo, về phạm vi khiếu nại, tố cáo… cho nên trong những năm gần đây hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nói chung, xét xử vụ án hình sự nói riêng đã dần đi vào nề nếp. Trong những năm qua, trên cơ s các quy định của BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng các cấp nhìn chung đã thực hiện tốt công tác khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự. Đặc biệt khiếu nại trong giai đoạn điều tra tuy vẫn còn lớn nhưng đã có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, trong việc khiếu nạ về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt là không đáng kể trong tổng số khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Ở giai đoạn điều tra chủ yếu là các khiếu nại liên quan đến hoạt động điều tra. Có những khiếu nại về việc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đã được giải quyết một cách nhanh chóng và triệt để, đảm bảo không còn khiếu nại kéo dài về biện pháp ngăn chặn bắt người.

Tuy nhiên trong giai đoạn vừa quá đối với khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt vẫn chưa được quy định cụ thể, rò ràng. Điều 333 BLTTHS chỉ quy định chung: do Viện kiểm sát xem xét, giải quyết. Chúng tôi cho rằng quy định này là chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tiến hành tố tụng; chính vì vậy mà không phải ngẫu nhiên Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCABQP-BTP ngày 10-8-

2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng ban hành, trong đó có hướng dẫn tách bạch về vấn đề này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022