Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố , Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự

quan đến nhiều ngành khoa học như luật học, triết học, xã hội học, chính trị học, đạo đức học… Nhưng gần gũi hơn cả là luật học, bởi về nguyên tắc, các nhà nước trên thế giới chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý – những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình đẳng giữa các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối của các cá nhân với tập thể, cộng đồng, nhà nước, thông qua việc pháp điển hóa các quyền và tự do tự nhiên, vốn có của cá nhân. Nói cách khác pháp luật chính là phương tiện để thực hiện quá trình chuyển hóa quyền tự nhiên thành những quyền con người. Pháp luật đóng vai trò là công cụ giúp nhà nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền con người của các chủ thể khác nhau trong xã hội, đồng thời cũng là công cụ của các cá nhân trong việc bảo vệ các quyền con người của chính họ thông qua việc vận dụng các quy phạm và cơ chế pháp lý quốc gia và quốc tế [13, tr. 46 - 48]. Vì vậy, pháp luật có vai trò đặc biệt, không thể thay thế trong việc ghi nhận, đảm bảo việc thực hiện quyền con người và thúc đẩy các quyền con người.

Hiện nay, quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự, được các nhà nghiên cứu rất quan tâm, nhất là trong quá trình triển khai, thi hành Hiến pháp 2013, khi mà quyền con người được nhắc đến và ghi nhận một cách chi tiết, cụ thể hơn.

Có thể nói, trong tố tụng hình sự, quyền con người được thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất, việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý, khắc phục những thiệt hại và trừng trị những người phạm tội gây ra những thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của con người, cũng như đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, là góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân [11, tr. 13]. Thứ hai, những hoạt động tố tụng hình sự rất dễ xâm phạm đến quyền con người của những người bị tình nghi thực hiện tội phạm - “những người bị đưa vào vòng quay tố tụng”. Bởi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng là những chủ thể được Nhà nước trao quyền, đại diện cho nhà nước, thể hiện tính chủ động, độc lập trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, khi mà khả năng truy nguyên dấu vết, đánh giá chứng cứ còn hạn chế thì khả năng các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân có thể bị xâm phạm và khả năng xảy ra việc làm oan sai, bỏ lọt tội phạm là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, khi giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền con người, không được lợi dụng việc tiến hành giải quyết vụ án xâm phạm đến quyền con người.

Theo các Công ước quốc tế về quyền con người thì quyền con người trong tố tụng hình sự bao gồm:

* Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm… của cá nhân hoặc quyền không bị giam giữ một cách tùy tiện, được quy định tại Điều 9 (1) Công ước quốc tề về các quyền dân sự và chính trị, 1996 (viết tắt là ICCPR). Cụ thể: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định” [28].

Trên cơ sở của Điều 9 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948, thì Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc; Công ước Châu Mỹ về quyền con người hay Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản nhấn mạnh yếu tố “không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước Tòa án, nhằm mục đích để Tòa án có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và trả lại tự do cho họ, nếu giam giữ là bất hợp pháp. Trong trường hợp sử dụng tạm giữ, tạm giam như là một biện pháp ngăn chặn, việc này không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tiến hành dựa theo các trình tự thủ

tục theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảo được quyền được Tòa án quyết định tính hợp pháp của việc giam giữ, quyền được yêu cầu bồi thường trong trường hợp bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, về nguyên tắc, không được phép đối xử với bị can theo cách thức trái với Điều 7 của Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, để buộc bị can phải thú tội. “Pháp luật quốc gia phải đảm bảo những lời khai, những lời nhận tội có được bằng phương thức trái với nguyên tắc không được coi là chứng cứ, trừ khi chúng được sử dụng làm bằng chứng của việc tra tấn hoặc những đối xử khác trái quy định”. Công ước trên cũng xác định trách nhiệm thuộc về nhà nước trong việc phải chứng minh rằng những lời khai của bị cáo là do họ tự nguyện trình bày.

- Quyền được xét xử công bằng bởi một thủ tục TTHS và tòa án công bằng, công khai. Ðiều 10 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người quy định: “Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai trước một tòa án độc lập và khách quan, để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như để phán quyết về bất cứ sự buộc tội nào với họ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Theo đó, Điều 14 (1) Công ước quốc tề về các quyền dân sự và chính trị cũng quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước các tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thầm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự..”

Điều 2 – Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật nêu rò: Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các cán bộ thi hành pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và duy trì, nêu cao quyền con người của tất cả mọi người.

Bảo đảm quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - 3

- Quyền được suy đoán vô tội: được quy định cụ thể tại Điều 11 (1)

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, Điều 14 (2) Công ước quốc tề về quyền dân sự và chính trị. Theo đó, nếu một người bị cáo buộc về hình sự, thì họ có quyền được coi là vô tội cho tới khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên tòa xét xử công khai mà người đó được bảo đảm những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình.

Theo Nguyên tắc 8 Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào quy định: “Những người đang bị giam phải được đối xử đúng với địa vị chưa bị kết án của họ. Do vậy bất cứ khi nào có thể, họ phải được tách riêng khỏi những người đang bị tù”.

- Quyền được bào chữa và biện hộ, quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ. Quyền trên được thể hiện tại các quyền như:

+ Quyền được bảo vệ bởi luật sư: Được quy định tại Điều 14 (3) (b) của ICCPR, Điều 8 (2) (c) và 8 (2) (d) của Công ước Châu Mỹ về quyền con người, Nguyên tắc 1, 6 Các Nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư, Nguyên tắc 17 (2), 18 Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo đó những người bị bắt hoặc bị giam giữ có hoặc không có tội hình sự có quyền có luật sư hỗ trợ trong mọi trường hợp không muộn hơn 48 giờ kể từ thời điểm bị bắt tạm giam và được thường xuyên tiếp xúc với luật sư của mình; được phép tiếp đón các luật sư của mình. Bất cứ ai trong hoàn cảnh bị bắt, bị giam giữ mà không có luật sư riêng đều có quyền có một luật sư có kinh nghiệm và năng lực phù hợp với tính chất của tội phạm đã quy kết cho họ về mặt pháp lý một cách hiệu quả và miễn phí nếu họ không có đầy đủ khả năng chi trả cho những dịch vụ như vậy.

+ Quyền được thông tin: Quy định tại Điều 9 (2) ICCPR, Nguyên tắc 10, 11 (2), 13, 14 của Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù bất kỳ hình thức nào, Điều 7 (4), Điều 8 (2) (B) Công ước Châu

Mỹ về quyền con người, Điều 5 (2) Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản), tức là, bất cứ ai bị bắt đều có quyền được biết chính xác lý do khiến mình bị bắt và được thông báo kịp thời về bất cứ cáo buộc nào chống lại mình. Nguyên tắc 14, Nguyên tắc 16 (2) Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào, Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự thì một người bị bắt, giam giữ hay bị tù có quyền được hiểu đầy đủ các thông tin qua ngôn ngữ mình hiểu thông qua sự trợ giúp miễn phí của phiên dịch. Quyền này đặc biệt có ý nghĩa với người nước ngoài hoặc người thuộc dân tộc thiểu số, nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho những người này.

+ Quyền được tiếp cận với thế giới bên ngoài: là biện pháp bảo vệ cơ bản chống lại vi phạm nhân quyền như tra tấn, ngược đãi và mất tích. Nguyên tắc 15, 16 (1) (4), 19, 24 Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay tù dưới bất kỳ hình thức nào. Một người bị giam tù có quyền được các thành viên trong gia đình người đó đến thăm, trao đổi thư từ và phải được tạo cơ hội đầy đủ để liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn phải tuân thủ những điều kiện và hạn chế hợp lý do luật pháp hay các quy chế hợp pháp quy định.

Một người bị giam hay cầm tù là người nước ngoài thì người đó cũng phải được thông báo ngay về quyền được liên lạc, bằng các phương tiện thích hợp, với lãnh sự quán hoặc ngoại giao đoàn của quốc gia mà người đó là công dân, hoặc nếu không, của quốc gia được quyền nhận những thông tin như vậy theo pháp luật quốc tế, hoặc được liên lạc với đại diện của tổ chức quốc tế có thẩm quyền, nếu người đó là người tị nạn hoặc là người được một tổ chức liên chính phủ bảo vệ.

- Người chưa thành niên phải được áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt.

Điều 14 (4) ICCPR quy định: “Tố tụng áp dụng đối với những người

chưa thành niên phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thức đẩy sự phục hồi nhân cách của họ”. Theo Quy tắc 20 (a), (b), 21 (a), (b), 22 (a), (b), 27, 31 của Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc đối xử với tù nhân, 1995, quy tắc 13 Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về tư pháp người chưa thành niên, Quy tắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do: Những tù nhân bị bắt giữ hay đang chờ xét xử phải được giam giữ riêng với tù nhân đã tuyên án. Những tù nhân trẻ tuổi chưa xét xử phải được giam giữ riêng với những người lớn tuổi và về nguyên tắc phải được giam giữ trong những nhà tù riêng… Việc nơi ăn, chốn ở đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng các yêu cầu về y tế, có chú ý đến các điều kiện không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi. Ngay cả nơi vệ sinh cũng phải được thỏa đáng để có thể đáp ứng nhu cầu tự nhiên khi cần thiết.

- Quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm. Quyền không bị kết tội hai lần về cùng 1 hành vi. Quyền được nhanh chóng minh oan và yêu cầu được bồi thường nếu bị kết án oan… được quy định tại Điều 14 (5), (6), (7) ICCPR.

- Các quyền con người trong thi hành án hình sự và sau xét xử.

Ở Việt Nam, về đối tượng của quyền con người trong tố tụng hình sự có hai quan điểm khác nhau, dẫn đến định nghĩa khác nhau về quyền con người trong tố tụng hình sự

Cụ thể, trong giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên đưa ra định nghĩa:

Quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị, nhằm mục đích khẳng định việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập khách quan đối với những người

yếu thế (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác) khỏi sự tùy tiền và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân viên nhà nước trong các hoạt động tố tụng hình sự [11, tr. 43].

Theo định nghĩa trên, đối tượng của quyền con người trong tố tụng hình sự là quyền của những nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm 03 nhóm sau:

- Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (gọi chung là nhóm người bị tình nghi phạm tội);

- Người người phạm tội đã bị kết án và phải chấp hành hình phạt do Tòa án tuyên;

- Những người tham gia tố tụng hình sự do có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng…

Còn trong bài viết “Bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự” của Th.S Đinh Thế Hưng - Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, năm 2010 thì: “Quyền con người trong Tố tụng hình sự là những giá trị thiêng liêng chỉ dành cho con người khi họ tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mà nhà nước có nghĩa vụ phải ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện và bảo vệ khi bị xâm hại [25]. Theo quan điểm này, ngoài 03 nhóm người như định nghĩa đã nêu trên, đối tượng của quyền con người trong tố tụng hình sự còn có quyền con người của những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán.

Theo chúng tôi, về bản chất, quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng và quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng chỉ nên đề cập của những người bị yếu thế - là những người bị động trong việc bảo đảm quyền con người của mình. Đối với những người tiến hành tố tụng như điều

tra viên, kiểm sát viên là những người đại diện Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước, họ có sự chủ động nhất định trong việc bảo đảm quyền con người. Do vậy, việc mở rộng phạm vi đối tượng như trên là không đúng với bản chất của quyền con người trong tố tụng hình sự.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra: Quyền con người trong tố tụng hình sự là những quyền về dân sự, chính trị dành cho những người tham gia tố tụng hình sự, và được Nhà nước ghi nhận, và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật tố tụng hình sự.

1.1.2.2. Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

Quá trình giải quyết vụ án hình sự là quá trình chứng minh, xử lý tội phạm được thực hiện thông qua những trình tự, thủ tục nhất định. Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự đều thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm giải quyết những yêu cầu cụ thể do luật định, được tiến hành bởi các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau có những chức năng tương ứng với từng giai đoạn đó. Mục đích cuối cùng của mỗi giai đoạn tố tụng hình sự là nhằm xác định bản chất vụ án, để có căn cứ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan, đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Ở Việt Nam, tố tụng hình sự được chia thành bốn giai đoạn, gồm: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; Giai đoạn điều tra và truy tố; Giai đoạn xét xử; Và giai đoạn thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Các giai đoạn tố tụng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai đoạn đầu làm cơ sở pháp lý, tạo tiền đề cho hoạt động của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra tính có căn cứ, đúng pháp luật trong hoạt động của giai đoạn trước.

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí