Những Tồn Tại, Vướng Mắc Trong Hoạt Động Của Cqđt, Vks Liên Quan Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự

hại quyền con người trong quá trình tố tụng, cần phải được bảo vệ theo quy định của pháp luật TTHS.

Từ năm 2010 đến 2014, các CQĐT, TT, PTT CQĐT, ĐTV, VKS, VT

VKS, PVT, KSV đã thực tốt những nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Thể hiện trên các nội dung sau:

Trong những năm qua, trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, CQĐT các cấp đã cấp hàng nghìn giấy chứng nhận người bào chữa cho các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị can và những NTGTT khác. Trong tổng số vụ án hình sự được khởi tố, điều tra nêu trên, có 5.738 vụ án hình sự thuộc trường hợp Bộ luật TTHS quy định bắt buộc phải có luật sư tham gia (chiếm 14,08%). Đó là những vụ án mà bị can bị khởi tố về tội phạm theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; hoặc bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trong các vụ án này, Cơ quan CSĐT đã phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Số vụ án không bắt buộc phải có sự tham gia của Luật sư chiếm 85,92%.

CQĐT các cấp đã tạo điều kiện cho các đương sự bảo vệ quyền lợi của mình trong giai đoạn khởi tố, điều tra, kịp thời hủy bỏ các quyết định trái pháp luật, xâm phạm quyền con người của bị can. Năm 2010 có 283 bị can, năm 2011 có 228 bị can, năm 2012 có 331 bị can được trả tự do khi có quyết định đình chỉ điều tra bị can do hành vi không cấu thành tội phạm. Bên cạnh đó, trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều tra, VKS các cấp đã ban hành hơn 65.500 bản yêu cầu điều tra, yêu cầu thay đổi 91 quyết định khởi tố vụ án, ra quyết định hủy bỏ 266 quyết định khởi tố bị can, yêu cầu khởi tố 470 bị

can khác (tăng 22,7%), trực tiếp khởi tố 10 bị can; năm 2014 có 354 bị can được trả tự do khi có quyết định đình chỉ điều tra bị can [2, tr.11].

Đối với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, cần khẳng định rằng, trong số các biện pháp ngăn chặn mà Bộ luật TTHS quy định thì biện pháp tạm giữ, tạm giam là các biện pháp cách ly tạm thời người bị tình nghi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Do đó, nếu việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn này không đúng người, không đúng hành vi, không đúng trình tự, thủ tục sẽ xâm phạm nghiêm trọng quyền con người của người bị tình nghi phạm tội. Có thể nói, VKS các cấp đã kiểm sát chặt chẽ, hạn chế việc bắt khẩn cấp, hủy nhiều quyết định tạm giữ, không phê chuẩn nhiều lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam thiếu căn cứ, góp phần bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật. VKS các cấp cũng đã kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; khắc phục tình trạng tạm giam, tạm giữ không đảm bảo thủ tục, tạm giam, tạm giữ quá thời hạn.

Song song với hoạt động kiểm sát điều tra, VKS còn trực tiếp khởi tố, điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà đối tượng phạm tội là cán bộ tư pháp. Nhiệm vụ này được giao cho CQĐT của VKSNDTC. Chính quy định này đã tạo nên một khung pháp lý quan trọng để những NTHTT trong cơ quan tư pháp buộc phải thực thi nhiệm vụ một cách có trách nhiệm và đúng pháp luật bởi nếu vi phạm thì họ có thể bị khởi tố hình sự, bị buộc phải tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo.

Quá trình khởi tố, điều tra các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, CQĐT VKSNDTC đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đảm bảo việc điều tra và lập hồ sơ xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Không có vụ án nào phải đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc đã đề nghị truy tố mà TA tuyên bị cáo không phạm tội. Không có vụ án nào bị hủy án để điều tra lại. Số vụ án

phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ thấp. Trong đó, đã phát hiện, điều tra làm rõ, xử lý nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

2.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của CQĐT, VKS liên quan vấn đề bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động điều tra đồng thời là thủ tục pháp lý TTHS đánh dấu sự khởi đầu về mặt pháp lý của một vụ án hình sự, làm phát sinh những điều kiện, căn cứ pháp lý cho phép TT CQĐT phân công PTT, ĐTV tiến hành các hoạt động, trình tự, thủ tục điều tra, bảo đảm nhanh chóng xác định người thực hiện hành vi phạm tội, nội dung, diễn biến vụ án, hậu quả tội phạm, các tình tiết liên quan… Khởi tố vụ án cũng tạo ra những ràng buộc pháp lý quan trọng, buộc CQĐT, VKS tuân thủ, thực hiện đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội trong thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS. Chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ một sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không. Yêu cầu pháp lý đối với việc khởi tố là phải kịp thời, chính xác. Quyết định khởi tố vụ án sai là một trong những tiền đề tố tụng dẫn đến oan sai và xâm phạm đến quyền con người của người bị tội phạm xâm hại cũng như người bị buộc tội. VKS có chức năng, thẩm quyền kiểm sát hoạt động khởi tố. Để VKS thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả hoạt động kiểm sát khởi tố, CQĐT, cơ quan khác có chức năng liên quan việc xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm phải thông báo ngay nguồn, nội dung, kết quả xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, chấp hành triệt để các yêu cầu của VKS về xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình trạng CQĐT, cơ quan liên quan không thông báo, thông báo không đầy đủ, kịp thời việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 9

phạm còn tương đối phổ biến; cơ chế đảm bảo thực hiện yêu cầu khởi tố vụ án của VKS chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, hiệu lực, hiệu quả.

Trường hợp cần thiết, VKS cần phải được trực tiếp xác minh, điều tra nhằm bảo đảm có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQĐT. Bộ luật TTHS hiện hành không quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục để VKS thực hiện hoạt động này. Theo Điều 104 BLTTHS, ngoài CQĐT thì Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển cùng một số cơ quan khác của CAND, QĐND, HĐXX cũng có quyền khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, các cơ quan này cũng có nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS lại không quy định VKS có trách nhiệm, thẩm quyền kiểm sát hoạt động này. Đây là thiếu sót có thể dẫn đến nguy cơ tố giác, tin báo về tội phạm không được xử lý đầy đủ, kịp thời, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Một số tin báo về tội phạm quản lý kinh tế, tham nhũng, chức vụ tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, kéo dài, thiếu kiên quyết, dứt khoát. Nguyên nhân do đã và đang tồn tại nhiều quan điểm không thống nhất giữa các CQĐT, giữa CQĐT với VKS, TA về căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm, căn cứ khởi tố, truy tố, xét xử. Trên thực tế đang tồn tại đồng thời xu hướng hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự và xu hướng dân sự hoá quan hệ hình sự.

Ngoài ra, thực tế khởi tố, điều tra các vụ án hình sự còn tồn tại một số trường hợp CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can không có căn cứ hoặc không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Đa số đã được kịp thời VKS phát hiện, ra quyết định hủy bỏ. Song đã có những vụ án oan sai mà hậu quả là quyền con người bị xâm hại nghiêm trọng. Điển hình là vụ án Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén bị khởi tố, bắt, tạm giam, đề nghị truy tố về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà họ không phạm.

Thực tiễn khởi tố , điều tra các vụ án hình sự nước ta còn tồn tại tình trạng CQĐT, VKS vi phạm quyền con người của bị can . Một số ĐTV , KSV có xu hướng chủ quan , suy diễn đối với người bị tình nghi , điṇ h kiến đối với người bị bắt, tạm giữ, bị can, cho rằng bi ̣can là người đã bi ̣khởi tố về hình sư thì đương nhiên là có tội nên quá trình điều tra chỉ chú trọng vào việc thu thập

chứng cứ buôc tôị ; không chú trọng thu thập, đánh giá, củng cố chứng cứ gỡ

tội. Tâm lý này dễ dẫn đến tình trạng mớm cung , bức cung, nhục hình, ép bị

can phải nhân

tôi

, thâm

chí có trường hơp

còn không tiến hành hỏi cung bi

can mà kết luận điều tra dựa trên biên bản hỏi cung không phản ánh khách quan, toàn diện nội dung, diễn biến hành vi phạm tội của bị can. Điển hình là vụ án Đặng Nam Trung tham ô tài sản. Cụ thể: ngày 13/1/2010, TAND tỉnh Yên Bái đã mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ tư xét xử vụ án tham ô của Đặng Nam Trung - nguyên Giám đốc Công ty IDC (thuộc Trung tâm Khoa học tự

nhiên và công nghệ quốc gia). Vụ án được khởi tố từ hơn năm năm trước nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng điều tra, truy tố, chưa xét xử sơ thẩm xong. Đến lần xét xử thứ tư, HĐXX hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung. Quá trình điều tra bổ sung, CQĐT ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, kể từ khi ra các quyết định này đến thời điểm xét xử sơ thẩm lần thứ năm, CQĐT không tiến hành hỏi cung bị can mà sử dụng toàn bộ những bản cung trước đó để làm chứng cứ buộc tội Đặng Nam Trung.

Khi hỏi cung , ĐTV phải tiến hành cảm hóa chính trị để giải quyết tư tưởng cho bi ̣can , tứ c là lấy đường lối chính tri ̣ , lấy chân lý , lẽ phải để giáo

dục, thuyết phuc

bi ̣can , nhằm tao

ra những thay đổi tích c ực về măṭ tâm lý

của bị can để bị can khai báo thành khẩn . Trong thưc tế , quá trình khởi tố ,

điều tra vụ án hình sự , một số cán bộ điều tra , ĐTV đã không chú trọng đúng

mức công tác cảm hóa , giáo dục, thuyết phuc

; có trường hợp cán b ộ điều tra,

ĐTV đã giảng giải cho bi ̣can không đúng tinh thần , nôi

dung , chủ trương ,

đường lối của Đảng , pháp luật của Nhà nước , viên

dân

quy định về việc áp

dụng các biên pháp ngăn chặn , xử lý để tác động , gây áp lực tâm lý tiêu cực

đối với bị can , làm cho bị can hoang mang , lo lắng, hoảng sợ, buộc phải lựa

chọn khai báo không đúng sự thâṭ hoăc khai báo theo ý chí của người hỏi

cung. Một số vụ án, bị can là người chưa thành niên hoặc bị khởi tố, điều tra về tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình nhưng không có người đại diện hợp pháp, người bào chữa tham gia. Tình trạng bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra còn xảy ra nhiều. Đây là những biểu hiện của việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm quyền con người của bị can.

Từ năm 2010 đến nay, thực hiện Điều 4 Quy chế 1169/2010 ngày 19/8/2010 của VT VKSNDTC về tổ chức và hoạt động của CQĐT VKSNDTC, CQĐT VKSNDTC đã tiếp nhận tổng số 2677 thông tin vi phạm, tội phạm. Qua phân loại, xử lý, đã xác định 595 tố giác, tin báo về tội phạm phải khởi tố. Đến nay đã khởi tố, thụ lý tổng số 169 vụ/206 bị can. Trong đó, ngành Công an khởi tố 82 vụ/130 bị can (chiếm 48,5 % số vụ; 63% số bị can); ngành Kiểm sát: 10 vụ/13 bị can (chiếm 5,9 % số vụ; 6,3% số bị can); ngành Tòa án: 33 vụ/28 bị can (chiếm 19,5% số vụ; 13,3% số bị can); ngành Thi hành án: 37 vụ/32 bị can (chiếm 21,9 % số vụ; 16 % số bị can); ngành khác: 07 vụ/03 bị can (chiếm 4,2 % số vụ; 1,4% số bị can). Trong số đó, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp chiểm tỉ lệ cao, 74 vụ/97 bị can. Chủ yếu là tội xâm phạm hoạt động tư pháp dưới hình thức bức cung, dùng nhục hình trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Dư luận gần đây đặc biệt quan tâm đến vụ án các ĐTV dùng nhục hình lấy lời khai ở Sóc Trăng, Phú Yên. Trong các vụ án này, 2 ĐTV dùng nhục hình khi hỏi cung bị xét xử về tội Dùng nhục hình và một KSV bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, ngày 6/7/2013, thi thể ông Dũng được phát hiện bị giết tại ấp Lâm Đồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần

Đề tỉnh Sóc Trăng. Vào cuộc điều tra, CQCSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã bắt giam Khâu Sóc, Thạch Mươl, Thạch Sô Phách, Trần Văn Đỡ, Trần Cua, Trần Hol về tội Giết người và Nguyễn Thị Bé Diễm về hành vi Không tố giác tội phạm. Khi vụ án sắp kết thúc điều tra, bất ngờ Lê Mỹ Duyên (14 tuổi, ngụ Kiên Giang) và Phan Thị Kim Xuyến (17 tuổi, ngụ Sóc Trăng) đầu thú, khai mình là hung thủ giết ông Dũng để cướp tài sản. Sau khi xác định lời nhận tội này là có căn cứ, CQCSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với 7 thanh niên bị bắt oan trước đó. Từ đây, họ tố cáo bị cán bộ điều tra dùng nhục hình và ép cung, buộc nhận tội. Cáo trạng của VKSNDTC xác định, các ĐTV Triệu Tuấn Hưng và Nguyễn Hoàng Quân đã có hành vi dùng còng số 8 treo một tay bị hại Đỡ lên cửa sổ, chỉ để các đầu ngón chân chạm sàn rồi đánh, thúc đầu gối vào bụng. Hưng còn dùng khăn bọc nước đá đặt vào bộ phận sinh dục của anh Phách. Do không chịu nổi nhục hình, nhóm thanh niên phải nhận gây ra án mạng. Tuy nhiên, quá trình xét xử, các bị cáo kêu oan, không thừa nhận những hành vi này. Ngày 7/10/2015, TA nhân dân tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quân 1 năm 6 tháng tù; Triệu Tuấn Hưng 2 năm tù về tội Dùng nhục hình; buộc các bị cáo bồi thường 11,5 triệu đồng cho mỗi bị hại. Đồng thời, Quân và Hưng bị cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan đến hoạt động điều tra trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt. Liên quan đến vụ án, ông Phạm Văn Núi nguyên KSV VKS nhân dân tỉnh Sóc Trăng bị phạt 1 năm cải tạo không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ án 5 Điều tra viên dùng nhục hình dẫn đến bị can chết tại Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Cụ thể, từ 8 giờ đến 14 giờ ngày 13/5/2012, tại Công an thành phố Tuy Hòa, các trinh sát viên, ĐTV Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy và Nguyễn Thân Thảo Thành khi được phân công điều tra, canh giữ đương sự Ngô Thanh

Kiều đã có hành vi dùng gậy cao su đánh nhiều cái vào người Kiều, dẫn đến Kiều chết, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngày 15/4/2014, TAND tỉnh Phú Yên tiến hành tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2. Theo đó, thượng tá Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an thành phố Tuy Hòa, nguyên Trưởng Ban chuyên án điều tra vụ trộm cắp mà Ngô Thanh Kiều bị tình nghi là thủ phạm, bị dùng nhục hình đến chết bị tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 5 bị cáo còn lại đều phạm tội “Dùng nhục hình”. Trong đó, Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội Phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù. Bị cáo Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá Công an thành phố Tuy Hòa) bị tuyên phạt 2 năm tù; Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy Công an thành phố Tuy Hòa) bị tuyên phạt 2 năm 3 tháng tù; Đỗ Như Huy (nguyên trung úy Công an thành phố Tuy Hòa) bị tuyên phạt 1 năm tù cho hưởng án treo; Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy Công an thành phố Tuy Hòa) bị tuyên phạt với mức án cao nhất 8 năm tù [2, tr.25].

Số liệu thống kê các vi phạm TTHS, xâm hại quyền con người của CQĐT, VKS khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế trong giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án hình sự chưa thể phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời những sai phạm, tồn tại trong hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra của CQĐT, VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự dẫn đến việc vi phạm quyền con người. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê các hoạt động liên quan đến khởi tố, điều tra của CQĐT VKSNDTC chúng ta có thể thấy hiện vẫn đang tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người trong chấp hành các quy định về khởi tố, điều tra cũng như kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí