Chủ Thể Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Giai Đoạn Khởi Tố, Điều Tra Vụ Án Hình Sự

Khi buộc phải áp dụng thì chỉ hạn chế đến mức cần thiết các quyền con người của người bị buộc tội và phải tuân theo những trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định. Bản chất của vấn đề bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội là CQTHTT được phép hạn chế toàn bộ hoặc một phần các quyền con người của người bị buộc tội nhưng chỉ trong trường hợp có căn cứ và cần thiết; không được hạn chế quyền con người của người buộc tội nếu không có căn cứ hoặc không cần thiết.

Như vậy, nội dung bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự là việc CQTHTT, NTHTT và các chủ thể tố tụng khác thực hiện, tuân thủ các quy định, trình tự, thủ tục tố tụng do Bộ luật TTHS quy định để bảo vệ các quyền con người: được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự nhân phẩm, quyền sở hữu… đã được “tố tụng hóa” thành các quyền tố tụng của người bị buộc tội (người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can) và các chủ thể tham gia tố tụng khác (người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…) theo quy định của Bộ luật TTHS.

Bảo vệ quyền con người đối với các đương sự trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Các đương sự trong vụ án hình sự bao gồm người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự nói chung và trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng, những người này cũng có quyền và nghĩa vụ nhất định cần được bảo vệ.

Bộ luật TTHS quy định người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS; đề nghị mức bồi thường và các

biện pháp bảo đảm bồi thường; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 51).

Người làm chứng là người biết, có thể cung cấp chứng cứ chứng minh tội phạm, các tình tiết liên quan vụ án cho CQTHTT. Người làm chứng có địa vị quan trọng trong mọi giai đoạn tố tụng của vụ án hình sự. Việc quy định, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi khác của người làm chứng để họ thực hiện tốt vai trò làm chứng của mình có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án, đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Bộ luật TTHS năm 2003 quy định người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của CQTHTT, NTHTT (Điều 55). Thực tế cho thấy, làm chứng trong vụ án hình sự là nghĩa vụ hết sức nặng nề đối với người làm chứng. Bên cạnh việc phải khai trung thực các tình tiết của vụ án, người làm chứng và gia đình họ phải đối mặt với những đe dọa nguy hiểm từ phía tội phạm và những người liên quan đến tội phạm. Nếu người làm chứng không được bảo vệ, bị tội phạm tấn công, họ trở thành nạn nhân của tội phạm, các quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp bị đe đọa và không thể thực hiện tốt nghiã vụ làm chứng. Điều này sẽ hạn chế đáng kể khả năng của CQĐT, VKS trong việc chứng minh, truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Chính vì vậy, bảo vệ quyền con người của người làm chứng là nghĩa vụ quan trọng của Nhà nước và CQTHTT, NTHTT.

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi NTHTT, người giám

định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS; đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đề nghị mức bồi thường thiệt hại (Điều 52). Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường; đề nghị thay đổi NTHTT, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 53). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 54). Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Như vậy, quyền của các đương sự cũng được quy định rất cụ thể trong Bộ luật TTHS nên việc bảo vệ quyền của các đương sự tại giai đoạn khởi tố, điều tra được thể hiện bằng việc: CQĐT phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các đương sự có thể thực hiện các quyền của mình theo quy định của Bộ luật TTHS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

1.2.2. Chủ thể bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Khoa học tư pháp hình sự Việt Nam phân chia quá trình TTHS một vụ án thành các giai đoạn TTHS. Việc phân định các giai đoạn TTHS không chỉ đơn thuần là xác định nhiệm vụ của từng giai đoạn, mà còn làm rõ quyền và

Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự - 6

trách nhiệm của các CQTHTT (CQĐT, VKS, TA) trong thực hiện nhiệm vụ tố tụng, cũng như trong việc quyết định, tổ chức thi hành các lệnh, quyết định, hoạt động tố tụng, ban hành các văn bản tố tụng cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, các giai đoạn tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phải được diễn ra liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian với những hành vi tố tụng khác nhau. Kết thúc giai đoạn tố tụng này mới chuyển sang giai đoạn tố tụng khác; giai đoạn tố tụng trước làm cơ sở cho giai đoạn tố tụng sau; giai đoạn tố tụng sau kiểm nghiệm lại kết quả đạt được của giai đoạn trước. Mỗi giai đoạn tố tụng thực hiện một nhiệm vụ theo một định hướng nhất định của quá trình tố tụng và chứa đựng những đặc điểm riêng biệt. Các giai đoạn TTHS hợp thành tổng thể quá trình tố tụng thống nhất và có quan hệ khăng khít với nhau.

Theo lý luận về quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự, có bốn giai đoạn trong TTHS: khởi tố, điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử; thi hành án.

Khởi tố, điều tra là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, trong đó, như Điều 3 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự quy định, CQĐT tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật TTHS, CQTHTT gồm: CQĐT, VKS, TA; NTHTT gồm: TT, PTT CQĐT, ĐTV, VT, PVT VKS, KSV, Chánh

án, Phó chánh án TA, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký TA. CQTHTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra gồm CQĐT, VKS; NTHTT trong giai đoạn khởi tố, điều tra là những người có các chức danh tư pháp của hai cơ quan này gồm TT, PTT CQĐT, ĐTV, VT, PVT VKS, KSV. Các chủ thể này, trong khi thực

hiện nhiệm vụ tố tụng có trách nhiệm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp trong đó có quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, đương sự trong vụ án hình sự.

Điều 10 Bộ luật TTHS quy định, CQĐT, VKS, TA phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. VKS thực hiện vai trò, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ án trong đó có giai đoạn khởi tố, điều tra. VKS thông qua việc đảm bảo tính có căn cứ, đảm bảo nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động TTHS của CQĐT để đảm bảo các hoạt động, hành vi tố tụng của CQĐT không xâm phạm quyền con người của người tham gia TTHS.

Tuy nhiên, cơ quan, người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, theo quy định tại Điều 104 Bộ luật TTHS, ngoài CQĐT các cấp trong Công an nhân dân (CAND), Quân đội nhân dân (QĐND) còn có thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan, thủ trưởng các cơ quan khác của CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; VKSND, Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án, yêu cầu khởi tố vụ án trong những trường hợp cụ thể. Những chủ thể này không phải CQTHTT, NTHTT nhưng lại có thẩm quyền khởi tố, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Khi thực hiện thẩm quyền khởi tố, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, những chủ thể này đã tham gia trực tiếp vào giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự và thông qua hoạt động này, tác động đến các quyền, trong đó có quyền con người của các đương sự, người bị buộc tội trong vụ án. Các chủ thể này cũng có trách nhiệm bảo vệ các quyền, trong đó có quyền con người của người bị buộc tội cũng như các đương sự trong vụ án hình sự.

Căn cứ quy định của Bộ luật TTHS cũng như thực tiễn TTHS, có thể thấy đối với hầu hết các vụ án hình sự, thẩm quyền, trách nhiệm, các trình tự, thủ tục TTHS, hoạt động giải quyết các mục đích, yêu cầu của vụ án hình sự trong giai đoạn khởi tố, điều tra theo quy định tại các điều 34, 35 Bộ luật TTHS do CQTHTT (CQĐT, VKS) và NTHTT (TT, PTT CQĐT, ĐTV, VT,

PVT VKS, KSV) tiến hành. Hoàn toàn có thể khẳng định CQĐT, VKS và TT, PTT CQĐT, ĐTV, VT, PVT VKS, KSV là những chủ thể chính, quan trọng nhất, thực hiện những nhiệm vụ khởi tố, điều tra và kiểm sát khởi tố, điều tra. Các chủ thể này cũng là chủ thể chính bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra

1.3. Quá trình phát triển các quy định pháp luật TTHS Việt Nam liên quan bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự

1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975

Từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước công nông non trẻ đã tích cực tiến hành hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp TTHS nói riêng. Trong tình hình hết sức khẩn trương, phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, Nhà nước ta vẫn quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người. Những biện pháp cưỡng chế được quy định trong Luật số 103 - SL/005 ngày 20/5/1957, Sắc luật số 002 - SL ngày 18/6/1957, của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Sắc luật 02 - SL ngày 15/3/1976, của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam bao gồm các quy định về việc bắt người, giam, tha, khám xét… được coi là những chế định pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người [4, tr.194].

Ngày 29/3/1946, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 46 bảo đảm quyền tự do cá nhân. Sắc lệnh quy định ngoài trường hợp phạm khinh tội hay trọng tội quả tang, việc bắt người phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên;

việc giam cứu, gia hạn giam cứu người phạm tội do Tòa án quyết định; Đồng thời Sắc lệnh cũng quy định về thời hạn giam cứu, trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân bắt, giam, giữ người trái pháp luật. Ngày 18/06/1949, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 69/SL về việc cho phép các bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bênh vực trước TA. Đây là những quy định hết sức tiến bộ, đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo [4, tr.65].

Trước khi ban hành Hiến pháp năm 1959, vấn đề bảo vệ quyền con người được quy định đồng bộ và cụ thể tại Luật số 103-SL/L005 ngày 20/05/1957, về đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Luật này không chỉ quy định nguyên tắc TTHS chung, việc bắt người, tạm giữ, tạm giam và khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín, mà còn quy định các thủ tục để tiến hành các hoạt động tố tụng đó. Đặc biệt, Luật quy định việc tạm giam phải do cơ quan tư pháp (TA) cấp tỉnh trở lên hoặc TA binh quyết định với thời hạn cụ thể; đồng thời cũng quy định việc tạm tha trong trường hợp không cần thiết hoặc đối với các đối tượng đặc biệt là người già yếu, phụ nữ có thai, đang cho con bú… Sắc lệnh số 002- SL ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp.

1.3.2. Giai đoạn từ 1976 đến trước khi có Bộ luật TTHS 2003

Ngay sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, pháp luật TTHS đã quy định một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động TTHS nhằm bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp thứ ba của nước ta đã có những quy định mang tính hệ thống, cụ thể và tương đối hoàn chỉnh về quyền con người và bảo vệ quyền con người. Ngoài việc quy định các quyền cơ bản của công dân như quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở; quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền khiếu nại, tố

cáo…, Hiến pháp còn quy định các biện pháp bảo đảm cũng như trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện các quyền đó của công dân. Để bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, VKS nhân dân tối cao cũng đã ban hành Chỉ thị số 13/KSGG-CT ngày 24/05/1986 về công tác kiểm sát việc giam giữ trái pháp luật ở phường, xã.

Cùng với các chế định khác, việc bảo vệ quyền con người trong TTHS nói chung và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra nói riêng được quy định trong Bộ luật TTHS 1988 tương đối đầy đủ, toàn diện và mang tính hệ thống, được thể hiện qua các nguyên tắc: nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, quy định tại Điều 3 Bộ luật TTHS năm 1988. Nguyên tắc này thể hiện bản chất tốt đẹp, vì con người của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đề cao và tôn trọng quyền con người, vì lợi ích của con người; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, được quy định tại Điều 4 Bộ luật TTHS năm 1988, được thể hiện: Bất cứ người nào phạm tội, dù họ là ai, cũng phải bị xử lý theo pháp luật hình sự. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được tiến hành theo thủ tục, trình tự thống nhất do pháp luật TTHS quy định, không có ngoại lệ, vì lý do nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của bị can, bị cáo, người bị kết án. Việc áp dụng pháp luật thống nhất không những là một đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn là biểu hiện của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Mọi chủ thể tham gia tố tụng đều được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ như nhau, do pháp luật TTHS quy định, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của bị can, bị cáo, người bị kết án; nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, được quy định tại Điều 5 Bộ luật TTHS năm 1988. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cá nhân quan

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí