Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Về Truyền Thông Chính Sách

Bài viết “Báo chí Việt Nam với TTCS” của Hội Nhà báo Việt Nam đã nêu lên một cách khái quát vai trò của báo chí trong quy trình xây dựng và thực thi CS ở Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh Việt Nam hiện nay có một hệ thống báo chí phát triển với quy mô lớn từ trung ương tới địa phương nhằm thực hiện nhiệm vụ chung là tuyên truyền chủ trương của Đảng, CS và pháp luật của NN. Từ thực trạng thông tin CS của các cơ quan báo chí; tác giả bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành CS với cơ quan báo chí để nâng cao hiệu quả TTCS. Tuy nhiên, các nội dung trên mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách chung chung, khái lược mà chưa có phân tích sâu sắc, cụ thể bằng những số liệu xác thực.

Trong một phân tích khác, Nguyễn Thúy Hà chỉ 5 hạn chế của của công tác TTCS ở Việt Nam trong thời gian qua. Bao gồm: nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của TTCS dẫn đến việc chưa quan tâm đến TTCS; phân định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm các bên chưa rõ ràng, cụ thể nên thiếu sự phối hợp và hiệu quả thấp; năng lực truyền thông của các chủ thể còn hạn chế; các nguồn lực cho TTCS còn nhiều hạn chế; thiếu những đánh giá công phu, nghiêm túc, khách quan và khoa học về vai trò của truyền thông với quy trình CS.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nguyễn Huy Phòng đã nhận diện thời cơ và thách thức đối với TTCS nước ta. Một số điều kiện thuận lợi của TTCS: (1) Hệ thống các cơ quan truyền thông ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và có sự đa dạng về hình thức truyền tải thông tin nên dễ dàng tiếp cận gần hơn với công chúng; cách làm truyền thông sát với thực tiễn, phản ánh nhanh nhạy, chân thực cuộc sống. (2) Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện; trình độ dân trí nâng nên có nhiều điều kiện để tiếp cận với các loại hình truyền thông. Bên cạnh đó, TTCS cũng gặp phải không ít thách thức đến từ: Tâm lý tiếp nhận của công chúng; Cơ chế kiểm soát, biên tập, duyệt tin bài của một số cơ quan thông tấn chưa khoa học, chất lượng tin thấp; một số cơ quan báo chí đặt mục đích thương mại lên trên;...

Cùng nghiên cứu về TTCS, Lưu Thúy Hồng phân tích trên khía cạnh ảnh hưởng của báo chí đa phương tiện trong thực hiện CS ở Việt Nam, Dương Thị Thu Hương phân tích vai trò của truyền thông đại chúng trong quá trình vận động CS xét từ góc nhìn lý thuyết, Vũ Thanh Vân phân tích TTCS từ góc nhìn lợi ích qua khảo sát báo New York Times và Wall Street Journal; Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Nga Huyền đề xuất nâng cao vai trò hình ảnh và thực hiện

33

talk show truyền hình trong hoạt động TTCS. Trần Quang Hiến chỉ ra tác động của TTCS, pháp luật về quyền con người ở Việt Nam hiện nay; Cao Thị Dung nêu lên những bất cập trong TTCS, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số,…

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, năm 2018, cuốn “TTCS và đồng thuận xã hội” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Cổng Thông tin điện tử chỉnh phủ và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc phối hợp xuất bản đã tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về chủ đề TTCS. Từ kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc về TTCS, các bài viết tập trung vào kinh nghiệm của hai nước trong việc hoạch định, tổ chức và đánh giá công tác TTCS. Các bài viết không chỉ cung cấp thông tin mang tính lý luận về TTCS mà còn phân tích những hoạt động thực tiễn về TTCS trong lĩnh vực chính trị, y tế, giáo dục; từ đó đưa ra giải pháp, định hướng, đề xuất nhằm xây dựng mô hình, chiến lược TTCS tạo đồng thuận xã hội trong thời gian tiếp theo. Đáng chú ý là có nhiều bài viết đề cập đến vai trò của truyền thông trong chu trình CS hay một khâu trong chu trình CS; vai trò trong việc thông tin chủ trương, đường lối của Đảng, CS, pháp luật của Nhà nước. Một số giải pháp phát triển công tác TTCS tạo đồng thuận xã hội được đưa ra, bao gồm chuyển đổi mô hình tổ chức TTCS ở Việt Nam; phối hợp đa ngành truyền thông; gắn truyền thông với chu trình TTCS; nâng cao năng lực truyền thông của công chúng; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về TTCS;...

Cuốn Truyền thông CS và năng lực tiếp cận của công chúng tập hợp các bài viết xoay quanh hướng tiếp cận từ phía công chúng trong nghiên cứu và triển khai thực hiện TTCS, trong đó tập trung vào hai nội dung cơ bản là: Thứ nhất: Kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc trong TTCS lấy công chúng làm trung tâm, Thứ hai: Các giải pháp và sáng kiến nhằm tăng cường sự tham gia của công chúng trong quá trình CS. Đáng chú ý là bài viết “Truyền thông CS ở Việt Nam hiện nay: Cơ hội và thách thức” của Tạ Ngọc Tấn. Tác giả chỉ ra để đảm bảo thành công của CS, TTCS cần tương tác hai chiều giữa cơ quan hoạch định CS với nhân dân - xã hội và ngược lại; đồng thời nêu lên những cơ hội và thách thức đối với TTCS ở Việt Nam hiện nay. Lưu Hồng Minh với bài viết “Vai trò nghiên cứu công chúng truyền thông trong TTCS” chia công chúng TTCS thành các nhóm đặc thù như: nhóm được hưởng lợi từ CS, nhóm không hưởng lợi từ CS, nhóm bị thiệt hại, nhóm ban hành và tổ chức thực hiện

34

CS. Trong một nghiên cứu khác, Trần Minh Hoa cho rằng minh bạch hóa thông tin góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về hoạt động của chính phủ; Ngô Văn Thưởng và Vũ Ngọc Quảng nhấn mạnh đến việc tham vấn công chúng trong đánh giá tác động CS để góp phần đảm bảo chất lượng CS. Trong bài viết”Gắn kết công chúng trong chu trình TTCS”, Đinh Thị Thu Hằng khẳng định công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trọng TTCS do mọi CS đều tác động trực tiếp nhằm tạo ra hiệu lực, hiệu quả ở công chúng; chỉ có tạo được sự thống nhất nơi công chúng thì mới tạo được đồng thuận xã hội - mục tiêu cao nhất mà mọi CS hướng đến và các phương thức, nội dung TTCS đều phải căn cứ trên điều kiện thực tiễn của công chúng để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp gắn kết công chúng trong chu trình TTCS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Kỷ yếu khoa học Hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ TTCS trong kỷ nguyên 4.0” với nhiều bài viết tập trung đề cập đến phương thức, vai trò của công nghệ với TTCS, phần lớn các tác giả đều đề cập đến việc cuộc cách mạng

4.0 có tác động đến xu hướng báo chí truyền thông theo hướng hiện đại trên nền tảng internet; tác động đến quy trình sản xuất sản phẩm và nội dung TTCS; tác động đến nhu cầu và phương thức tiếp cận thông tin của công chúng trên hai phương diện tích cực và tiêu cực; đề xuất giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin trong TTCS cũng như những giải pháp về nguồn nhân lực để đáp ứng nhu thông tin trong giai đoạn kỷ nguyên số. Đáng chú ý là sự phát triển của chính phủ điện tử và chính quyền điện tử khiến chúng trở thành kênh truyền thông quan trọng trong cung cấp thông tin CS và tăng cường kết nối thông tin giữa người dân và chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 6

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Truyền thông về CS bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” (2018), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội với 35 bài viết của nhà nghiên cứu trong nước đã đánh giá thực trạng truyền thông về vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội trên các kênh truyền thông khác nhau, trong các loại hình cơ quan, tổ chức bộ ngành khác nhau... đồng thời đề xuất những giải pháp truyền thông tổng thể, bám sát các khâu quan trọng nhất của quá trình truyền thông về CS bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông, truyền thông đại chúng, TTCS, truyền thông thay đổi hành vi liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được đề cập.

35

Năm 2020, Lương Ngọc Vĩnh (chủ biên) xuất bản cuốn giáo trình “TTCS: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”. Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về các vấn đề lý thuyết TTCS như khái niệm và bản chất, nguyên tắc, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực TTCS; kênh và môi trường TTCS, hiệu quả TTCS và lấp kế hoạch TTCS. Kết quả nghiên cứu của cuốn giáo trình là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và được tác giả vận dụng trong quá trình triển khai luận án.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu và bài viết khoa học, một số luận án bước đầu đã nghiên cứu về TTCS.

Luận án “Quan hệ công chúng của Chính phủ trong bối cảnh CCHCNN ở Việt Nam” năm 2018 của Nguyễn Quỳnh Nga khai thác hoạt động quan hệ công chúng của Chính phủ trên 04 nhóm công chúng: người dân; cán bộ, công chức; báo chí; các quốc gia. Trong mối quan hệ với người dân, tác giả đề cập đến những nội dung thông tin trong đó có CS mà người dân muốn tiếp nhận và một số loại hình báo chí được sử dụng để tiếp cận thông tin và phản hồi ý kiến về CS. Trong quan hệ của Chính phủ với báo chí, tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của báo chí và các phương tiện truyền thông khác trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. Họp báo được duy trì tổ chức định kỳ tập trung vào một số vấn đề cơ bản về CS mới, những vấn đề nóng của xã hội; góp phần phát huy dân chủ và tạo đồng thuận của người dân với CS. Tác giả phân tích quan hệ công chúng của Chính phủ với các nhóm công chúng nhưng chưa đi sâu phân tích hoạt động báo chí truyền thông về CS. Nội dung báo chí thông tin về CS còn mờ nhạt, chưa đưa ra được nội dung cũng như giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả báo chí đưa tin về CS CCHCNN [45].

Huỳnh Quý, Thái Thanh Hà (2018), trong bài viết “An Empirical Assessment of Public Policy Communications in Central Region of Vietnam” (Đánh giá Thực nghiệm về TTCS công ở Miền Trung Việt Nam) đăng trên Tạp chí Nền kinh tế hiện đại nêu lên vai trò của TTCS nhằm cung cấp thông tin và giáo dục công chúng về các vấn đề trong xã hội. Truyền thông hiệu quả về CS là công cụ quan trọng để giúp đạt được các mục tiêu CS. Tác giả khoanh phạm vi nghiên cứu TTCS ở miền Trung Việt Nam và sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến như phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy để đánh giá các yếu tố tác động đến TTCS; từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường TTCS tại khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu về

36

TTCS có tính thực tiễn tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết này chưa nghiên cứu toàn diện về TTCS và phân tích TTCS từ góc nhìn báo chí. Tuy nhiên, phương pháp phân tích tư liệu sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho luận án [153].

1.2.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu về truyền thông chính sách

Qua các nghiên cứu đã công bố, có thể thấy TTCS là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tầm quan trọng của TTCS được khẳng định trong nhiều nghiên cứu gắn với năng lực điều hành của NN.

Trên thế giới, TTCS được nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Sau đó, TTCS được đề cập khá cụ thể trong nhiều công trình khoa học, trong đó có những nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về các vấn đề như khái niệm, vai trò, yếu tố tác động đến TTCS, quy trình TTCS, truyền thông trong các giai đoạn CS và báo chí tham gia TTCS.

Tại Việt Nam, những vấn đề về TCCS nêu trên tiếp tục được nghiên cứu trong bối cảnh của đất nước. Công tác TTCS nhằm đưa CS vào cuộc sống và tạo đồng thuận xã hội là chủ trương được Đảng và NN khẳng định từ lâu và những năm gần đây đã có một số nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này, đặc biệt là một số nghiên cứu từ góc nhìn của các nhà làm truyền thông. Tuy nhiên, việc xây dựng tính chiến lược, khoa học và chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí TTCS vẫn còn không ít khó khăn bởi vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu hệ thống về lý thuyết TTCS, định hướng vận dụng vào thực tiễn nước ta. Một số kết quả nghiên cứu về TTCS chưa dựa trên nghiên cứu vào từng lĩnh vực cụ thể hoặc mới chỉ nghiên cứu TTCS từ phương diện quan hệ công chúng hay quản lý nhà nước.

Mặc dù vậy, thông qua việc nghiên cứu các công trình trong nước và nước ngoài về TTCS, chúng tôi có thêm tư liệu nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TTCS trên một số phương diện; đây là cơ sở để tham khảo, phát triển và xây dựng khung lý thuyết phù hợp với luận án; đồng thời tiếp cận được một số phương pháp trong nghiên cứu TTCS và cách thức đưa tin về CS nhằm đạt được hiệu quả khi áp dụng vào trong thực tế nghiên cứu.

1.3. Những công trình nghiên cứu về truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến TTCS CCHCNN. Gần nhất có thể kể đến nghiên cứu của Clay Wescott, Marilyn Pizarro và Salvatore Schiavo-

37

Campo (2003), Vai trò của thông tin và công nghệ truyền thông trong việc cải thiện nền hành chính công trích trong cuốn sách Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb. Chính trị quốc gia. Bài viết chủ yếu đề cập đến vai trò của công nghệ thông tin đối với việc thông tin, truyền thông về các hoạt động của một số nền HC công trên thế giới, đồng thời đưa ra những giải pháp để phát triển vấn đề này trong tương lai [10].

Nhằm thực hiện hiệu quả thông tin, truyền thông về hoạt động CCHCNN nói chung và CS CCHCNN nói riêng, nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và đẩy mạnh triển khai ứng dụng chính phủ điện tử trên nền tảng công nghệ internet, từng bước hiện đại hóa nền HC công. Trong tài liệu nghiên cứu về chính phủ điện tử do nhóm công tác e-ASEAN thực hiện đã chỉ rõ vai trò của chính phủ với việc tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân. Với ưu điểm hỗ trợ cung cấp thông tin một cách dầy đủ và nhanh chóng, chính phủ điện tử mở ra cơ hội mới cho người dân được chủ động trong quá trình tham gia vào việc hoạch định CS của chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo,...

1.3.2. Nghiên cứu trong nước

Vấn đề truyền thông về CCHCNN Việt Nam được đề cập trong một số công trình nghiên cứu và bài viết.

Nguyễn Trọng Hậu (2007) có bài viết “Báo chí với công tác tuyên truyền về CCHCN” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học - thực tiễn do Bộ Nội vụ tổ chức. Trên cơ sở khái quát hoạt động của một số cơ quan báo chí thông tin về hoạt động CCHCNN như Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả đã đưa ra nhận xét và giải pháp tăng cường thông tin tuyên truyền của báo chí về CCHCNN. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những đánh giá chung chung, chưa đưa ra được số liệu cụ thể để làm rõ hoạt động của báo chí về vấn đề này. Nội dung bài viết mới chỉ dừng lại phản ánh hoạt động báo chí giai đoạn 2006-2010, trong khi đó hiện nay, CCHCNN đã qua giai đoạn 2011-2020 và bước sang giai đoạn mới với yêu cầu mới. Điều này đòi hỏi báo chí cần có sự nghiên cứu chuyên sâu khi đưa tin về CCHCNN nói chung và CS CCHCNN nói riêng.

Phạm Thái Quốc (2018) trong cuốn sách CCHC công ở một số nước Châu Á và bài học cho Việt Nam, NXB Khoa học xã hội trình bày các vấn đề về: Cơ sở của CCHC công ở một số nước trên thế giới; CS CC nền hành chính

38

công tại một số nước châu Á; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung tham khảo kinh nghiệm từ 3 quốc gia điển hình là Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản để rút ra một số bài học về CCHCNN ở Việt Nam, trong đó có hoạt động tuyên truyền, phổ biến về CCHCNN [54].

Cuốn “Tài liệu bồi dưỡng công chức thực hiện công tác CCHC cấp bộ” của Bộ Nội vụ năm 2018 cung cấp nguồn thông tin khá toàn diện về CCHCNN. Trong đó, tài liệu trình bày khá cụ thể về nghiệp vụ thông tin, truyên truyền CCHCNN với những nội dung được đề cập như: vai trò của công tác thông tin, tuyền truyền trong việc thúc đẩy CCHCNN; đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền CCHCNN giai đoạn 2012-2015; mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức của công tác thông tin, tuyên truyền giai đoạn 2016-2020 cùng với giải pháp thực hiện. Công tác TTCS CCHCNN là một trong những yêu cầu cần thiết được đặt ra nhằm thực hiện có hiệu quả công tác CC của đất nước. Tài liệu chỉ rõ, trong giai đoạn 2012-2015, các cơ quan báo chí trong nước như Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã thông tin về CCHCNN với lượng bài phong phú. Tuy nhiên, một số bất cập, hạn chế của công tác này được nêu lên bao gồm việc thông tin, tuyên truyền còn hình thức, chưa thu hút được sự quan tâm của người dân; nội dung tuyên truyền chưa bao quát đầy đủ nội dung của CCHCNN, chất lượng tin, bài viết, phóng sự chưa đáp ứng yêu cầu của độc giả; đội ngũ đưa tin về CCHCNN còn chưa hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung của công tác CCHCNN; sự phối hợp trong thông tin, tuyên truyền còn yếu về cả về nội dung và hình thức nên hiệu quả chưa cao,… Kết quả đánh giá này mới chỉ mang tính chất chung chung mà chưa dựa trên nghiên cứu cụ thể về hoạt động truyền thông nói chung và TTCS nói riêng từ góc nhìn báo chí. Nội dung truyền thông về CS CCHCNN cũng chưa được nghiên cứu cụ thể [6].

1.3.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu về truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước

Qua nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng, công trình nghiên cứu về lý luận truyền thông CS CCHCNN trên thế giới và Việt Nam chưa nhiều. Một số nghiên cứu tuy có đề cập đến vấn đề này nhưng còn khá mờ nhạt, đặc biệt là chưa có công nghiên chuyên sâu nào về truyền thông CCHCNN từ góc độ TTCS và báo chí. Nội dung các nghiên cứu mới chỉ tập vào hoạt động của báo chí địa phương khi tuyên truyền về CCHCNN tại một

39

số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh; hay nghiên cứu báo chí tuyên truyền về một khía cạnh của CCHC. Kết luận đưa ra một cách khái quát, chung chung mà chưa dựa trên số liệu tổng hợp cụ thể, xác thực với những nghiên cứu chuyên sâu. Thời gian nghiên cứu khảo sát trước năm 2010 trong khi chương trình CCHCNN giai đoạn 2011-2020 đã hoàn thành theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và đang bước sang giai đoạn mới, giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ. Những hạn chế nêu trên sẽ là nội dung được tiếp tục đề cập tới trong luận án này.

Tiểu kết tổng quan nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã đề cập tới TTCS nói chung và TTCS CCHCNN nói riêng dưới nhiều góc độ. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy, có giá trị tham khảo để tác giả sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung nhằm làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu và để khẳng định hướng nghiên cứu của đề tài vẫn là nghiên cứu trực diện và đầy đủ đầu tiên về hoạt động báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam.

Trên thế giới, TTCS được nghiên cứu từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Sau đó, TTCS được đề cập khá cụ thể trong nhiều công trình khoa học, trong đó có những nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về các vấn đề như khái niệm, vai trò, yếu tố tác động đến TTCS, quy trình TTCS, truyền thông trong các giai đoạn CS và báo chí tham gia TTCS.

Tại Việt Nam, những vấn đề về TCCS nêu trên tiếp tục được nghiên cứu trong bối cảnh cụ thể của đất nước. Công tác TTCS nhằm đưa CS vào cuộc sống và tạo đồng thuận xã hội là chủ trương được Đảng và NN khẳng định từ lâu và những năm gần đây đã có một số nghiên cứu đi vào chiều sâu.

TTCS được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn. Một số vấn đề đã được công bố như: khái niệm, vai trò, yếu tố tác động đến TTCS, quy trình TTCS, truyền thông trong các giai đoạn CS và báo chí tham gia TTCS. Tại Việt Nam, chủ đề này mới được đi sâu nghiên cứu trong vài năm gần đây qua một số kỷ yếu hội thảo chuyên ngành và bài viết đăng trên tạp chí khoa học. Do nghiên cứu ở một số góc độ, khía cạnh khác nhau, các công trình khoa học chưa có sự thống nhất trong lý luận về TTCS và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTCS. Bên cạnh đó, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về TTCS áp dụng đối với lĩnh vực cụ thể là CS CCHCNN Việt Nam - Một trong


40

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí