Báo Chí Truyền Thông Về Nông Nghiệp, Nông Thôn Và Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp


này mang tính thủ tục hành chính, Bộ NN và PTNT giao cho viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu, TCCNNN tỉnh Đồng Tháp.

Ngoài ra, còn có rất nhiều bài báo, bài phỏng vấn đề cập, phản ánh về chủ trương TCCNNN của Trung ương và việc thực hiện chủ trương này ở các địa phương, gồm có: Báo mạng điện tử của Chính phủ có đăng “Bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN - nông thôn, số ra ngày 29.12.2014” [8]. Bài trả lời phỏng vấn này đã nêu ra những kết quả đạt được trong bước đầu thực hiện đề án TCCNNN. Theo đó, một số địa phương đã xây dựng được chuỗi ngành hàng, nhất là đã qui hoạch được vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo gắn với các doanh nghiệp tiêu thụ, nhờ đó mà nông dân đã phần nào bớt lo về đầu ra và giá cả cũng có phần ổn định hơn trước đây. Báo Cần Thơ năm 2014 có đăng bài “Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các tỉnh, thành phố trong vùng phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành Trung ương tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của vùng và mỗi địa phương” của Thành Chung [6]. Trong bài báo này, phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh các địa phương ở ĐBSCL cần đẩy mạnh TCCNNN. Còn Báo mạng điện tử “Tin tức” có bài “Tăng tốc TCCNNN ở ĐBSCL tháo “nút thắt” về vốn” năm 2014 của Anh Đức [9]. Bài này phân tích việc xây dựng, qui hoạch vùng sản xuất với qui mô lớn cần phải có chính sách hỗ trợ vốn ban đầu để đầu tư cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết khác và cũng xoay quanh các vấn đề thực tiễn về thực hiện TCCNNN.

Bài “TCCNNN: Tiền - Tư duy” đăng trên Báo mạng điện tử “Tin Tức” ngày 08/01/2014 [12]. Bài “TCCNNN không can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính” của Lê Hoàng Vũ đămg trên Báo NN Việt Nam ngày 2/1/2015 [96]. “Tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng” tại trang http://www.baomoi.com [42]. Bài viết “Tái cơ cấu ngành nông


nghiệp: Định vị theo thị trường” của tác giả Huỳnh Lợi tại trang http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc [55].

Bài báo “Chậm TCCNNN ở ĐBSCL” năm 2019 của Xuân Anh đăng trên báo B.NEWS.VN, ngày 18 tháng 6 năm 2019 [3]. TCCNNN vùng ĐBSCL có chuyển biến tích cực nhưng vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu và những “nút thắt” về mặt cơ chế, chính sách. Để tháo gỡ những bất cập hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm ban hành chương trình tổng thể phát triển NN bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL để các địa phương có cơ sở ban hành kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, đồng bộ. Thêm vào đó, Chính phủ và các bộ, ngành cần điều chỉnh chính sách đất đai và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông nhằm cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ ĐBSCL đi các vùng khác và xuất khẩu ra nước ngoài.

Những bài báo, bài phỏng vấn này cũng chỉ nêu thực trạng, những bất cập về TCCNNN, một quan điểm hay một lát cắt nào đó của vấn đề TCCNNN, chưa đề cập tới báo chí truyền thông về TCCNNN.

3. Về Đồng bằng sông Cửu Long

3.1. Tài liệu nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Ngoài những công trình mang tính tổng kết, báo cáo, phổ biến kiến thức về các vấn đề liên quan đến ĐBSCL còn có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu hoặc phản ánh từng lĩnh vực, chuyên ngành, từ đó đúc kết đưa ra nhiều giải pháp, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của vùng NN trọng điểm này. Những công trình này là nguồn tài liệu mang tính chất chuyên ngành, cung cấp những số liệu, dữ liệu phục vụ cho việc hoạch định chính sách, đề ra chủ trương để thúc đẩy sự phát triển của ĐBSCL;

Về lĩnh vực kinh tế thì có “The economics of insurgency in the Mekong Delta of Vietnam“, năm 1970 của SANSOM, R.L [120]. Tài liệu

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 5


này đưa ra những khảo sát cho thấy sự phát triển vượt bậc của ĐBSCL sau chiến tranh mà chủ yếu là nhờ vào cuộc cách mạng về giống và phân bón đã làm cho ĐBSCL trở thành 1 trong 2 vựa lúa lớn nhất Việt Nam. Nghiên cứu này cũng chỉ phân tích một cách khái quát những yếu tố thúc đẩy ĐBSCL phát triển vượt bậc nhờ những chính sách phù hợp của Chính phủ Việt Nam. Cũng như nghiên cứu trên, sách chưa đề cập gì đến TCCNNN;

Spatio-temporal distribution of rice phenology and cropping systems in the Mekong Delta with special reference to the seasonal water flow of the Mekong and Bassac rivers” năm 2006 của Toshihiro Sakamoto - đăng trên Tạp chí về môi trường, tập 100, số phát hành 1, ngày 15 tháng 1 năm 2006 [124]. Công trình nghiên cứu này chỉ đưa ra dữ liệu để ước lượng sự phân bố không gian và hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL liên quan đến sự thay đổi theo mùa về tài nguyên nước vào năm 2002 và 2003. Nhờ chủ động mà ĐBSCL tránh được thiệt hại do lũ lụt. Nhưng sự thiếu hụt nước tưới thích hợp và sự xâm nhập của nước muối ở các vùng ven biển trong mùa khô đã làm hạn chế việc trồng lúa. Công trình nghiên cứu này có đề cập đến việc ĐBSCL phải chịu tác động của dòng nước theo mùa, trong đó cầu chú ý là vấn đề biến đổi khí hậu mà cụ thể là hạn hán và xâm nhập mặn đã làm ảnh hưởng đến việc trồng lúa, nhưng nghiên cứu này chưa đặt ra vấn đề về sự cần thiết phải TCCNNN để hạn chế những thiệt hại, ảnh hưởng đó;

Nghiên cứu tổng thể về ĐBSCL có sách “The Mekong Delta System” năm 2012 của tác giả Fabrice G.renaund - Claudia Kuenzer, Nxb Springer Hà Lan [112]. Quyển này có 5 chương đề cập đến sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL, về biến đổi khí hậu và những tác động, ảnh hưởng của nó đến ĐBSCL. Nội dung sách chủ yếu là phản ánh, phác họa bức tranh về ĐBSCL và chỉ đề cập về tổng thể của các vấn đề. Sách này vẫn chưa đề cập đến vấn đề TCCNNN ở ĐBSCL;


Một số tài liệu, công trình quốc tế nghiên cứu về ĐBSCL cho thấy thế giới rất quan tâm đến ĐBSCL vì đây là vùng trọng điểm của Việt Nam về sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên những nghiên cứu nước ngoài chủ yếu là nêu, phân tích thực trạng về các lĩnh vực của ĐBSCL. Vấn đề nghiên cứu mang tính khái quát, và có đề cập về những thiệt hại, ảnh hưởng đến sản xuất NN do biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn gây ra nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất giải pháp mang tính hệ thống về sự phát triển ĐBSCL và cũng chưa đề cập đến sự cần thiết phải thực hiện TCCNNN ở ĐBSCL.

3.2. Tài liệu trong nước

Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa” năm 1985 của Sơn Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh [61]. cũng với bút pháp giản dị nhưng khá điêu luyện, tác giả đã xây dựng lên bức tranh sống động về những sinh hoạt văn hoá vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở ĐBSCL. Cũng như các nghiên cứu ở trên tài liệu này cũng chỉ nêu, phản ánh nét sinh hoạt xưa của vùng sông nước ĐBSCL và chỉ mang tính khắc họa chung, chưa đi sâu phân tích ý nghĩa, những nét sinh hoạt độc đáo của ĐBSCL, sản xuất NN ở ĐBSCL;

Nghiên cứu về tiềm năng và những hoạch định chiến lược để phát triển vùng ĐBSCL thì có “Đồng bằng sông Cửu Long - Vị trí và tiềm năng” năm 1991 của Trần Hoàng Kim, Lê Thụ, Bùi Đức, Nxb Hà Nội [53]. đề cập về thế mạnh, tiềm năng và khuynh hướng phát triển trong tương lai của vùng ĐBSCL nói chung và từng địa phương nói riêng. Dựa trên vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên và thế mạnh của vùng ĐBSCL, công trình nghiên cứu này đã nêu và phân tích về tiềm năng, lợi thế của vùng sông nước nam bộ nhưng cũng chỉ là những đánh giá khái quát chung chung, chứ chưa phân tích sâu về lĩnh vực NN và TCCNNN;

“ĐBSCL đón chào thế kỷ 21” năm 2000 của Trung tâm thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt Nam [88]. thì giới thiệu về những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu gọi đầu tư và khẳng định những


ưu thế về nhiều lĩnh vực: địa lý, kinh tế, văn hoá, lịch sử của 12 tỉnh ĐBSCL. Tài liệu này chỉ đưa ra những nhận định chung chung về một số lĩnh vực của 12 tỉnh ĐBSCL, nhưng chưa bàn gì đến NN và TCCNNN ở ĐBSCL;

“Bút ký Đồng bằng sông Cửu Long” năm 2002 của Phan Quang, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh [69] viết về vùng sông nước, miền thiên nhiên ưu đãi ĐBSCL thông qua những tác phẩm phản ánh những câu chuyện thực tiễn. Tập bút ký này đơn thuần chỉ là tập hợp những câu chuyện về vùng sông nước ĐBSCL giúp người đọc hiểu thêm về vùng đất này và cũng chưa bàn gì đến NN và TCCNNN;

Kỷ yếu: “Cần Thơ - Thành phố trung tâm vùng ĐBSCL - Định hướng và giải pháp” năm 2004 của Bộ Xây dựng [17] tập hợp những bài tham luận hoạch định các chính sách chiến lược phát triển đô thị. Các tham luận này có sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, các nhà quản lý, đặc biệt là ý kiến của các đồng chí lãnh đạo về những giải pháp tối ưu, hữu hiệu, thiết thực cho công tác xây dựng quy hoạch thành phố Cần Thơ, thủ phủ vùng ĐBSCL. Những bài tham luận trong hội thảo này cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để phát triển về quy hoạch, đô thị ở ĐBSCL. Tài liệu này cũng chưa đi sâu phân tích về thế mạnh của vùng ĐBSCL là sản xuất NN và sự cần thiết phải TCCNNN trong tình hình hiện nay;

Công trình nghiên cứu về văn hóa ĐBSCL có “Ấn tượng văn hoá Đồng bằng Nam Bộ” năm 2012 của Huỳnh Công Tín, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội [86]. Sách này nêu bật những đặc trưng của người Nam bộ qua lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán chủ yếu là phân tích đánh giá về tính cách, đặc trưng của Người Nam bộ. Tài liệu này có ý nghĩa thực tiễn về lĩnh vực văn hóa chưa đề cập gì đến NN hay TCCNNN ở ĐBSCL;

Nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL có đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Môi trường văn hóa trong quá trình xây dựng


nông thôn mới ở ĐBSCL” năm 2015 của Trần Hoài Anh, Trường Đại học Văn hoá, thành phố Hồ Chí Minh [2] đề cập về môi trường văn hóa với việc xây dựng nông thôn mới; Môi trường văn hóa nông thôn khu vực ĐBSCL trong quá trình xây dựng nông thôn mới; Giải pháp bảo tồn và phát triển việc xây dựng môi trường văn hóa khu vực nông thôn vùng ĐBSCL trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đề tài này nghiên cứu về khía cạnh môi trường văn hóa, một trong rất nhiều yếu tố trong xây dựng nông thôn mới. Công trình nghiên cứu này làm phong phú thêm các đề tài nghiên cứu về ĐBSCL, chưa bàn về lĩnh vực NN ở ĐBSCL;

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế NN vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa” năm 2016 của Tạp chí cộng sản. Hội thảo khoa học chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế NN vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa [79]. gồm 29 bài tham luận về thực trạng chuyển dịch cơ cấu NN và TCCNNN ở các tỉnh ĐBSCL. Trên cơ sở đó, các tác giả, chuyên gia ở các lĩnh vực liên quan đến NN đề xuất nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, đồng thời thúc đẩy NN của vùng ĐBSCL phát triển. Tính đến thời điểm này thì đây là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về TCCNNN, tuy nhiên những nghiên cứu này cũng chỉ đưa ra đề xuất giải pháp chung chung và quan điểm riêng của từng tác giả về chuyển dịch kinh tế NN và TCCNNN ở ĐBSCL;

Kỷ yếu “Hội thảo phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn các tỉnh phía nam” năm 2016 [78] bao gồm hơn 100 bài tham luận về các mô hình phát triển du lịch các tỉnh phía nam nói chung và 13 tỉnh khu vực ĐBSCL nói riêng về tiềm năng và sự phát triển du lịch. Những bài tham luận này đưa ra những đề xuất cần có sự liên kết để hỗ trợ, kết nối nhau trong việc phát triển các loại hình du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh. Những bài tham luận này đưa ra những quan điểm, đề xuất riêng về lĩnh vực


du lịch ở ĐBSCL và cũng chưa đề cập gì về sự liên quan của du lịch với phát triển NN ở ĐBSCL;

Nhìn chung những công trình nghiên cứu này chủ yếu là nêu lên thực trạng các lĩnh vực NN, văn hóa, du lịch... ở ĐBSCL và đề xuất giải pháp ở quan điểm cá nhân với góc nhìn đa chiều, cấp độ khác nhau. Hướng nghiên cứu của những công trình này mang tính thực tiễn, chuyên sâu vào từng chuyên ngành hẹp.

Qua nghiên cứu các tài liệu nước ngoài và trong nước có rất nhiều sách, bài báo, công trình nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa, du lịch, NN ở ĐBSCL. Riêng về lĩnh vực NN tập trung ở các nhóm: NN, nông thôn, nông thôn mới và chính sách “Tam Nông” (NN, nông dân và nông thôn). Một số tài liệu cả nước ngoài và trong nước đều có đề cập về vấn đề TCCNNN nhưng chủ yếu là các tài liệu chuyên ngành phục vụ cho công tác chuyên môn, kỹ thuật.

4. Báo chí truyền thông về nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp

4.1. Tài liệu của nước ngoài

Review of guidelines for producing readable print agricultural information materials” năm 2003 của nhóm tác giả Craig D. Morris và Christine Stilwell đăng trên Tạp chí thư viện và thông tin Nam Phi, tháng 1 năm 2003, trang 71 - 83 [109]. Bài viết này nghiên cứu về các hình thức truyền thông NN và cho rằng tờ rơi, sách và tờ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong công tác khuyến nông, ngay cả đối với cộng đồng dân trí thấp. Đồng thời chỉ ra các nguyên tắc đóng gói thông tin NN khoa học và kỹ thuật dưới dạng tài liệu in. Nghiên cứu này dừng lại ở việc hướng dẫn kỹ năng, phương pháp sử dụng tài liệu in trong truyền thông về NN.

Role of print media in the dissemination of agricultural information among farmers” năm 2007 của nhóm tác giả: Shahid Farooq, Sher


Muhammad, Khalid M. Chauhdary và Ijaz Ashraf đăng trên Tạp chí khoa học NN của trường đại học nông nghiệp, Faisalabad” [121] thì đánh giá về mức độ quan trọng của các hình thức truyền thông. Qua dữ liệu phân tích của bài viết thì truyền thông in đứng thứ 3 trong thông tin về nông nghiệp, phổ biến nhất là tờ rơi, tiếp theo là áp phích, báo, sách và tạp chí. Bài báo này chỉ nghiên cứu về vai trò của báo in, 1 trong 4 loại hình báo chí trong truyền thông về NN.

Évaluation des besoins en information agricole dans les états du groupe Afrique-Caraïbes-Pacifique” năm 2008 của Bontiebite Badjare đăng trên tạp chí Trung tâm kỹ thuật hợp tác NN và nông thôn, TOGO [125]. Tài liệu này đánh giá nhu cầu thông tin NN, trong đó để giảm khoảng cách tồn tại giữa các quốc gia về khả năng tiếp cận thông tin NN và hướng tới sự cân bằng trong khu vực, vai trò của các tổ chức như Trung tâm kỹ thuật hợp tác NN và nông thôn là rất quan trọng. Vì thế các tổ chức này thiết lập mối quan hệ hợp tác để hưởng lợi từ các sản phẩm và dịch vụ của trung tâm mang lại nhiều lợi ích này trong khuôn khổ việc tiến hành các hoạt động. Nhu cầu thông tin về NN được thống kê theo mức độ quan trọng như sau: Thông tin chung về NN; Các vấn đề liên quan đến NN; Các vấn đề liên quan đến phát triển xã hội; Tài nguyên phi NN, hội chợ thương mại; Phát triển chương trình và tài trợ, hội nghị và cuộc họp;

“Penchant for print: media strategies in communicating agricultural information” năm 2008 của Amanda Ruth-McSwain đăng trên Tạp chí truyền thông - ứng dụng, của Nxb: Agricultural Communicators in Education [106]. Bài nghiên cứu này cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp nhiều thông tin về NN và các vấn đề NN, nhưng không phải là phương tiện duy nhất truyền thông về NN. Trong các nguồn cung cấp cho các phương tiện thông tin sự kiện và thông tin cuối cùng định hướng suy nghĩ và quan điểm của công chúng về NN thì các chuyên gia truyền thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022