truyền hình “TCCNNN” có thời lượng 20 phút, gồm 2 phóng sự phản ánh những vấn đề về sản xuất NN, giới thiệu những mô hình mới về TCCNNN, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện đề án TCCNNN.
Tạp chí truyền hình “Tam Nông” của Đài PTTH Đồng Tháp có phần sinh động và hấp dẫn hơn, có 3 mục chính: mở đầu là “Trên đường phát triển” đề cập về các mô hình sản xuất NN, TCCNNN đang ăn nên làm ra cũng như những bước thăng trầm của nhiều mô hình NN trong cả nước; tiểu mục 2: “Chuyện làm ăn” đề cập về những tư duy, ý tưởng làm ăn mới của nông dân nhằm giới thiệu đến bà con nông dân tham khảo; tiểu mục 3: “Đó đây” giới thiệu về chuyện lạ trong sản xuất NN hay những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chuyện lạ trong sản xuất NN.
Còn tạp chí truyền hình “Toàn cảnh nông nghiệp” thì thông tin cho khán giả bức tranh toàn cảnh về sản xuất NN trong và ngoài nước. Nội dung chương trình rất phong phú và đa dạng. Tiết tấu của chương trình nhanh, sinh động. Mở đầu là phần tin về sản xuất NN trong tỉnh, trong nước, chương trình còn có phóng sự giới thiệu về mô hình mới, tình hình sản xuất NN ở trong và ngoài nước: phóng sự về “Hậu Giang tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản”; phóng sự về mô hình du lịch hoa “Vườn hoa NABANA lớn nhất Nhật Bản”; Mô hình sản xuất NN Đài Loan; Phóng sự về “Liên minh trồng điều ở Benin”; Kinh nghiệm từ mô hình “Làng Mới” ở Hàn Quốc.
Việc đẩy mạnh truyền thông NN, TCCNNN bằng tạp chí của báo chí ĐBSCL đã mang lại hiệu quả nhất định. Bởi qua kết quả khảo sát công chúng cho thấy, 19.1% người được hỏi tiếp cận thông tin TCCNNN báo chí ĐBSCL từ tạp chí. Cũng giống như chuyên đề, chuyên mục, thể loại này có số người tiếp cận đứng thứ 2 sau phần tin tức thời sự [biểu đồ 11; phụ lục 1]. Đây là một trong những hình thức truyền thông về NN, TCCNNN thu hút sự chú ý của công chúng, độc giả, vì thế các cơ quan báo chí ĐBSCL cần đầu tư mở thêm cũng như nâng cao chất lượng các tạp chí về NN, TCCNNN.
2.4.4. Hình thức thể hiện tác phẩm báo chí
- Thể loại
+ Tin
Tin về NN, TCCNNN được đăng phát trong các trang tin tức, bản tin thời sự của loại hình báo chí. Các cơ quan báo chí bố trí tin về NN, TCCNNN ở trang được công chúng chú ý nhiều nhất. Đối với những thông tin nóng, tin tâm điểm về NN, TCCNNN các báo in thường đưa lên trang 1 và các chuyên trang NN, nông thôn, kinh tế, tài nguyên môi trường, nông dân hội nhập... Nhật báo Cần Thơ có nhiều thông tin về NN, TCCNNN hơn so với báo in Đồng Tháp và Trà Vinh. Ngoài các tin tức về NN, TCCNNN trên chuyên trang “NN- Nông thôn”, “kinh tế” như các báo khác thì Nhật báo Cần Thơ còn thông tin đậm nét về NN, TCCNNN trên các chuyên trang “Tài nguyên - môi trường”, “Nông dân Cần Thơ”, “Nông dân hội nhập”.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Tin, Bài Có Liên Quan Đến Nn, Tccnnn Của 04 Loại Hình Báo Chí Của Tpct
- Truyền Thông Về Những Mô Hình Sản Xuất Nn Mới Theo Chủ Trương Tccnnn
- Phản Biện Những Chủ Trương, Chính Sách Trong Thực Hiện Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Báo Chí Đbscl Truyền Thông Về “Chủ Trương, Đường Lối, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Về Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp ?”
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Báo Chí Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Truyền Thông Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Quý Vị Tiếp Cận Những Nội Dung Liên Quanđến Tccnnn Nào Trên Báo Chí Đbscl Nhiều Nhất?
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
So với loại hình báo in và báo điện tử thì thể loại tin tức về NN, TCCNNN trên sóng PTTH phong phú và đa dạng hơn. Cả 2 loại hình PT và TH của 13 tỉnh ĐBSCL mỗi ngày đều có 3 bản tin, chương trình thời sự. Trong đó tin về NN, TCCNNN chiếm tỷ lệ từ 30 - 50%. Ngoài ra, tin về NN, TCCNNN còn xuất hiện nhiều ở các bản tin kinh tế, NN - nông thôn, chuyên mục, tạp chí.
+ Ghi nhanh
Đây là thể loại báo chí dùng để tường thuật lại diễn biến của các sự kiện, vấn đề vừa xảy ra nhằm cung cấp cho độc giả, công chúng nhanh, bao quát về diễn biến của vấn đề, sự kiện. Dung lượng của thể loại này trên báo in trên 500 từ, còn thời lượng ghi nhanh ở loại hình phát thanh và truyền hình thì từ 3-4 phút. Đối với báo điện tử thì ghi nhanh về TCCNNN được đăng ở trang thời sự, chuyên trang NN, nông thôn, kinh tế. Còn PTTH thì thể loại này phát trong các chương trình thời sự, tiểu mục, tạp chí. Như ghi nhanh truyền hình về “Festival lúa gạo ĐBSCL”; ghi nhanh phát thanh về “hội nghị
sơ kết 3 năm thực hiện TCCNNN” được tổ chức tại Đồng Tháp; ghi nhanh trên Nhật báo Cần Thơ về “Lãnh đạo tỉnh Cần Thơ đi kiểm tra việc thực hiện đề án TCCNNN ở các địa phương”...
+ Bài phản ánh, phóng sự
Thể loại này được sử dụng khá phổ biến để đề cập, phản ánh những vấn đề, sự kiện, mô hình liên quan đến NN, TCCNNN. Dung lượng của bài phản ánh, phóng sự tùy theo nội dung và nhu cầu của công chúng mà từng loại hình báo chí mà có dung lượng, thời lượng khác nhau. Thông thường bài viết trên báo in và báo điện tử có dung lượng từ 1.000 từ trở lên, còn thời lượng phóng sự phát thanh, truyền hình từ 3 phút - 15 phút. Báo chí ĐBSCL dùng thể loại này để phản ánh, phân tích sâu những vấn đề về NN, TCCNNN mà người dân đang quan tâm đồng thời truyền đi thông điệp, định hướng, giải pháp về vấn đề, sự kiện đó. Qua khảo sát cho thấy hạn chế lớn nhất đối với thể loại này của báo chí ĐBSCL là hình thức thể hiện vẫn còn theo lối mòn, tác giả chưa quan tâm nhiều đến phản hồi từ công chúng. Có những bài viết, phóng sự còn sử dụng những từ ngữ nặng tính văn bản, hàn lâm làm cho nông dân khó tiếp nhận. Vấn đề này cần được nghiên cứu kỷ để tìm cách khắc phục và cải tiến cho phù hợp với nhu cầu của công chúng.
+ Tọa đàm, nhịp cầu nhà nông
Theo kết quả khảo sát công chúng, 16.7% người được hỏi đã tiếp cận thông tin về TCCNNN qua tọa đàm, các chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp [biểu đồ 11; phụ lục 1]. Thể loại này thường xuất hiện ở loại hình PTTH. Càng về sau hình thức thể hiện tọa đàm, trực tiếp của các đài PTTH ĐBSCL càng phong phú và hấp dẫn. Bởi công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực PTTH ngày càng hiện đại.
Nhiều đài PTTH ở khu vực ĐBSCL đã chuyển từ việc tổ chức tọa đàm ở ngoài hiện trường sang phim trường ảo, phim trường 3D, 4D làm tăng tính hấp dẫn và sinh động về hình thức thể hiện. Trong tọa đàm “Nhịp Cầu
Nhà Nông” của THTV về chủ đề “Việc chuẩn bị sản xuất vụ lúa đông xuân 2016 - 2017” phông nền (background) được sử dụng bằng màn hình led cảnh cánh đồng lúa tạo cho khán giả cảm giác như đang xem buổi tọa đàm ngoài đồng ruộng; Chương trình tọa đàm truyền hình về cách phòng trị dịch bệnh trên cây có múi của THĐT 2017 màn hình “led” còn được sử dụng để phát những hình ảnh minh họa về cây cam, quýt làm cho cho nội dung thêm sinh động và giúp cho khán giả dễ hình dung hơn về nội dung đang theo dòi.
Loại hình phát thanh, truyền hình ĐBSCL thường sử dụng thể loại tọa đàm để làm rò thêm về một vấn đề hay nội dung liên quan đến TCCNNN. Tọa đàm được thực hiện theo 2 hình thức. Thứ nhất là mời các diễn giả là chuyên gia về NN, nhà quản lý, lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp và những người có quan tâm về nội dung đó. Có khi là tọa đàm TCCNNN về ngành lúa gạo, ngành hàng xoài, hoa kiểng, vịt, cá tra, tôm, NN đô thị thông minh... những lúc dịch bệnh phát sinh thì tọa đàm xoay quanh nội dung về phòng chống bệnh trên lúa, cây ăn trái, thủy sản.
Có nhiều hình thức tọa đàm có khi thì tổ chức tọa đàm để ghi hình hoặc ghi âm rồi phát lại, nhưng thời gian gần đây với thiết bị công nghệ hiện đại các đài PTTH thường tổ chức tọa đàm trực tiếp trên sóng PTTH. Hầu hết các đài PTTH ở ĐBSCL đều có chương trình tọa đàm “Nhịp cầu nhà nông” theo định kỳ 2-4 lần/tháng tùy theo nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, thời lượng của các chương trình tọa đàm từ 60 - 90 phút. Phần lớn các đài PTTH khu vực ĐBSCL đã chuyển từ việc sản xuất chương trình tại hiện trường đồng ruộng, sông nước vào thực hiện ở các phim trường ảo, phim trường 3 D, 4 D để giảm chi phí, tăng tính sinh động và hấp dẫn thu hút công chúng.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tọa đàm tại trường quay, các cơ quan báo chí còn ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để kết nối trực tiếp ngoài hiện trường với phim trường vừa tăng tính tương tác giữa cơ quan báo chí với công chúng vừa để mọi người ai cũng có thể dễ dàng giao lưu với
chương trình. Trong quá trình diễn ra tọa đàm có bộ phận phụ trách tiếp nhận ý kiến từ công chúng điện về trường quay. Những thắc mắc hay ý kiến của khán giả sẽ được giải đáp trao đổi trực tiếp qua sóng truyền hình nên khá thu hút công chúng.
Riêng phát thanh còn ứng dụng công nghệ để kết nối trực tiếp đường dẫn từ phòng thu đến hiện trường làm tăng tính tương tác giữa cơ quan báo chí với thính giả và làm cho cách thể hiện thêm phần sinh động. Đài PTTH TP Cần Thơ thường thực hiện nhiều chương trình tọa đàm phát thanh về NN, khuyến nông có kết nối với các điểm cầu ở các huyện, thị và phóng viên ở hiện trường. Thể loại này phù hợp với xu hướng của báo chí hiện đại. Công chúng ngày nay không chỉ quan tâm theo dòi mà còn tham gia tương tác, phản biện về những vấn đề mình quan tâm.
+ Câu chuyện truyền thanh
Câu chuyện truyền thanh là một trong những thể loại sinh động của loại hình phát thanh. Tọa đàm truyền thanh về NN, TCCNNN thường được dàn dựng từ những chủ đề được nhiều người quan tâm. Đó là những nội dung về sản xuất sạch, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN, hay câu chuyện về khuyến khích nông dân cùng hợp tác, liên kết trong sản xuất NN, tiêu thụ nông sản. Trong câu chuyện truyền thanh gồm phần đối thoại giữa các nhân vật nhằm đề cập chủ đề, thông điệp về NN, TCCNNN một cách gần gũi, thu hút bằng những câu chuyện thực tế làm cho thính giả cảm nhận mình đang tham gia vào câu chuyện. Trong 3 đài PTTH khảo sát thì Đài PTTH Đồng Tháp sử dụng nhiều “câu chuyện truyền thanh” về NN, TCCNNN nhất.
Mặc dù các đài PTTH đẩy mạnh truyền thông NN, TCCNNN bằng thể loại câu chuyện truyền thanh, thế nhưng theo kết quả khảo sát, thể loại này chỉ có 5.2% người được hỏi đã tiếp cận để nắm bắt thông tin về TCCNNN. Điều này cho thấy việc đầu tư truyền thông về NN, TCCNNN
bằng thể loại câu chuyện truyền thanh trên sóng phát thanh của các đài PTTH chưa mang lại hiệu quả. Đây là vấn đề mà các cơ quan báo chí cần nghiên cứu cải tiến về nội dung, hình thức theo xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu của công chúng ngày càng tốt hơn.
+ Truyền hình thực tế
Đây là thể loại truyền hình hiện đại, mới mẻ. Cũng như câu chuyện truyền thanh ở loại hình phát thanh, truyền hình thực tế thì mượn câu chuyện ở một địa phương hay một vấn đề về TCCNNN mà công chúng quan tâm. Trong các chương trình truyền hình thực tế thường chọn những nghệ sĩ nổi tiếng đang được công chúng, nông dân yêu thích và dùng sự ảnh hưởng của những nhân vật này để dẫn dắt, thu hút khán giả theo dòi, thậm chí là tham gia vào câu chuyện.
+ Hội thảo, Hội nghị, Phát hành sách, Tờ rơi
Như đã nêu trong chương 2, báo chí ĐBSCL chưa tự tổ chức hội thảo, hội nghị, phát hành sách, tờ rơi riêng mà chủ yếu bám theo các hoạt động của các ngành chuyên môn để truyền thông. Phần vì chưa dành riêng kinh phí cho các hoạt động này, phần vì chưa có bộ phận chuyên môn phụ trách. Một lãnh đạo cơ quan báo chí ở Đồng Tháp cho biết: “Phần lớn các cơ quan báo chí ĐBSCL chưa có nhiều hoạt động truyền thông ngoài sản phẩm báo chí” [Phụ lục 3; PVS 13]. Một lãnh đạo cơ quan báo chí ở Trà Vinh cũng cho rằng: “Vấn đề tờ bướm, tờ rơi nên để cho những cơ quan khác thực hiện, phù hợp và hiệu quả hơn” [phụ lục 3; PVS 12].
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo chí ĐBSCL. Qua thống kê về số lượng và tần suất tin, bài truyền thông về NN, TCCNNN của 04 loại hình báo chí ở 03 tỉnh khảo sát chiếm từ 30-50% lượng tin, bài của các tờ báo. Báo chí ĐBSCL tập trung
truyền thông về NN, TCCNNN với nội dung phong phú, đa dạng. Từ truyền thông chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN cho đến truyền thông về những mô hình mới sản xuất NN mới theo chủ trương TCCNNN. Ngoài ra các giải pháp kỹ thuật sản xuất NN, qui hoạch sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng được báo chí ĐBSCL đẩy mạnh truyền thông với nhiều góc độ khác nhau. Song song đó, báo chí ĐBSCL còn thông tin về những mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng trong sản xuất NN, có những bản tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, thiên tai, địch họa, thị trường tiêu thụ, giới thiệu về xây dựng chuỗi ngành hàng của các nước tiến tiến trên thế giới. Mặt khác, báo chí ĐBSCL còn phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN.
Báo chí ĐBSCL đã có sự đầu tư, cải tiến về hình thức để đẩy mạnh truyền thông TCCNNN chủ yếu bằng các sản phẩm báo chí với nhiều thể loại: tin, ghi nhanh, bài viết, phóng sự, tiết mục, tiểu mục, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, tạp chí, tọa đàm, nhịp cầu nhà nông, câu chuyện truyền thanh, truyền hình thực tế. Từ những nội dung và hình thức báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNNN là cơ sở để tiếp tục đi sâu phân tích những thành công, hạn chế của báo chí ĐBSCL truyền thông TCCNNN trong chương 3.
Chương 3
NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CHÍ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
3.1. Những thành công và nguyên nhân của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp
3.1.1. Những thành công của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thứ nhất, báo chí ĐBSCL đã giúp các ngành, các cấp và người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ý nghĩa, mục đích và tích cực tham gia thực hiện TCCNNN.
Lúc mới triển khai đề án TCCNNN nhiều cán bộ, nông dân vẫn chưa hiểu rò và nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của đề án. Khi báo chí ĐBSCL đẩy mạnh truyền thông về TCCNNN nhiều tin, bài phản ảnh, phân tích, chỉ ra những hạn chế của sản xuất NN theo kiểu truyền thống đơn lẻ, không nắm bắt được nhu cầu của thế giới dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu”, chất lượng hàng nông sản không đảm bảo, giá thành cao nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thế giới từ đó các ngành, các cấp và người dân thông hiểu và tích cực hưởng ứng chủ trương TCCNNN.
Điển hình như bài viết “Từ cánh đồng lớn đến cánh đồng lúa sạch” (tác giả Anh Khoa) đăng trên trang kinh tế của Báo Cần Thơ Online ngày 26.12.2017 cho thấy từ chủ trương đẩy mạnh ứng dụng các mô hình TCCNNN và được truyền thông trên báo chí, nông dân đã tích cực tham gia và mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết này, ông Nguyễn Ngọc Hè, giám đốc sở NN và PTNT TP Cần Thơ cho biết: “Năm 2017, TP Cần Thơ đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu “Gạo Cần Thơ” và đã xây dựng chuỗi liên kết giá trị lúa gạo với quy mô 10.000 ha - Cánh đồng sản