Báo Chí Truyền Thông Về Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp


- Chăn nuôi: Từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; chuyển dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi), hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

- Thủy sản: Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh ở ĐBSCL, các khu vực ven biển Trung Bộ; giảm dần, tiến tới ổn định sản lượng khai thác thủy sản gần bờ; Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm.

- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân miền núi, đặc biệt là các nhóm dân tộc ít người; quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bền vững.

- Sản xuất muối: Mở rộng diện tích sản xuất muối công nghiệp hiện đại, quy mô lớn; phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất muối; áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng muối.

- Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn: Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa


nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở các làng nghề; hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: Cùng với phát triển sản xuất, tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, kết nối các làng xã đến thị trấn, trung tâm tỉnh, thành phố. Phát triển các khu đô thị nhỏ, các cụm dân cư với cách thức tổ chức cuộc sống tương tự như dân cư thành thị; nâng cấp, phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở; bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chuyển đổi các làng nghề có điều kiện thành các điểm du lịch, kết nối các tuyến du lịch trong vùng và giữa các vùng lân cận.

Từ những quan điểm nêu trên, theo tác giả: TCCNNN là sự sắp xếp lại một cách có hệ thống, theo hướng tăng giá trị gia tăng ngành hàng NN; thực hiện đồng bộ và chặt chẽ chuỗi ngành hàng NN hiện đại, an toàn, phát triển bền vững dựa trên 3 yếu tố “hợp tác”, “liên kết” và “định vị” lại sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

1.1.4. Báo chí truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước hoạt động báo chí phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Báo chí được coi là một tác nhân xã hội, cơ bản tạo nên các liên kết xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi khu vực và quốc tế. Vì thế, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông, hướng dẫn, cỗ vũ người dân thực hiện một cách có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và TCCNNN nói riêng. Do đây là đề án mới nên báo chí cần đẩy mạnh công tác truyền thông để các ngành, các cấp và người dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Báo chí tham gia ngay từ khâu hoạch định chủ trương chính


sách về TCCNNN ban đầu cũng như đồng hành xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Khi tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách về TCCNNN báo chí sẽ nêu được mong muốn của người dân về TCCNNN cũng như những khó khăn, vướng mắc mà ngành NN đang đối mặt, góp phần để các chủ trương, chính sách về TCCNNN mang tính khả thi cao và được người dân đồng tình hưởng ứng.

Trong quá trình thực hiện TCCNNN, báo chí theo dòi, bám sát các chủ trương từ Trung ương, bộ, ngành đến cách làm của từng địa phương, người dân để kịp thời phản ánh những thuận lợi cũng như những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đây là kênh thông tin chính thống để các cơ quan quản lý, ngành chuyên môn lắng nghe phản hồi từ người dân, từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách và có giải pháp phù hợp. Báo chí sử dụng nhiều thể loại tin, bài để thông tin chủ trương, chính sách TCCNNN đến người dân, đồng thời phân tích nội dung, mục đích, ý nghĩa của các văn bản pháp luật về TCCNNN, giải thích, chuyển những từ, thuật ngữ chuyên ngành, văn bản hành chính thành từ ngữ phổ thông để mọi người cùng thông hiểu và thực hiện.

Báo chí luôn đồng hành và bám sát quá trình triển khai thực hiện đề án TCCNNN, tuyên truyền về kết quả đạt được của đề án TCCNNN, tổng hợp, giới thiệu những cách làm hay, mô hình hiệu quả để các địa phương, nông dân áp dụng từ đó các ngành, các cấp và người dân càng phấn khởi về những kết quả đạt được và có niềm tin vào chủ trương TCCNNN. Bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp nhà báo kịp thời phát hiện và phản ánh những bất cập, khó khăn khi thực hiện TCCNNN, chỉ ra nguyên nhân để người dân nhận biết và khắc phục. Các ngành, các cấp sẽ kịp thời điều chỉnh, bổ sung những chủ trương, chính sách cho phù hợp.

Trong luận án này, khái niệm báo chí truyền thông về TCCNNN được hiểu là: Báo chí truyền thông làm cho các ngành, các cấp và người dân hiểu


về mục đích, ý nghĩa và có niềm tin vào sự thành công của đề án TCCNNN. Ngoài việc thường xuyên thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNNN, báo chí còn giới thiệu những cách làm hay, mô hình hiệu quả, đồng thời phản ánh kịp thời những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện TCCNNN và chỉ ra nguyên nhân để khắc phục.

1.2. Vai trò và cơ chế tác động của báo chí truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1.2.1. Vai trò của báo chí truyền thông về TCCNNN

Bất kỳ một chủ trương, chính sách nào khi triển khai đều rất cần sự đồng tình và hưởng ứng của các ngành, các cấp, và người dân. Muốn đạt được mục đích truyền thông nhanh và hiệu quả cần phải chuyển tải các nội dung, thông điệp truyền thông qua hệ thống truyền thông đại chúng. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Trong thời đại bùng nổ thông tin và dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, báo chí phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Theo Bộ Thông tin - Truyền thông cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo in, 612 tạp chí; 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập; 72 đài PTTH, với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, với phương tiện truyền thông hiện đại, sản phẩm truyền thông đa dạng là điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận, nắm bắt thông tin cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNNN.

Phân tích từ giác độ lý luận báo chí truyền thông có thể thấy, báo chí truyền thông khi tác động đến công chúng sẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ từ đó dẫn đến thay đổi hành vi. Sự thay đổi này không phải lúc nào cũng diễn ra ngay tức thì mà phải thấm dần theo thời gian. Kết quả đó xuất hiện như yếu tố mới trong nhận thức về ứng xử. Có khi là loại bỏ hay bổ sung những nhận thức khác chưa có hoặc đã có trước khi tiếp nhận thông tin. Về hành động thực tiễn, từ thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi hoặc làm theo những


định hướng, gợi ý mà báo chí nêu. Đề án TCCNNN là chủ trương lớn do đó để các ngành, các cấp và người dân hiểu và cùng tham gia thực hiện thì vai trò của báo chí là rất quan trọng. Báo chí truyền thông những chủ trương, chính sách, giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay, những giải pháp, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng chuỗi ngành hàng khép kín, và xu hướng phát triển TCCNNN của thế giới. Đồng thời, báo chí cũng phản biện,chỉ ra những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện TCCNNN để các ngành, các cấp điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

1.2.2. Cơ chế tác động của báo chí truyền thông về TCCNNN

Theo Nguyễn Văn Dững [23]. “cơ chế: cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. Như vậy, cơ chế có thể được hiểu là một quá trình và cách thức diễn ra hay thực hiện của một hiện tượng xã hội, quá trình và cách thức ấy bao gồm các công đoạn và mối quan hệ giữa chúng theo một trật tự logic nhằm hướng tới một mục tiêu nào đó. Vì thế cơ chế tác động của báo chí trong tuyền thông TCCNNN là tham gia vào từ khâu đầu đến khâu cuối quá trình triển khai đề án. Báo chí truyền thông, cổ vũ, thuyết phục các bộ, ngành, chính quyền, doanh nghiệp, người dân cùng hướng đến mục tiêu phát triển ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trước tiên báo chí tác động để làm thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của các chủ thể là: chính quyền, doanh nghiệp và người dân về sản xuất NN theo chủ trương TCCNNN. Đây là hiệu quả mà báo chí mong muốn đạt được trong truyền thông về TCCNNN.

Muốn làm thay đổi tư duy, nhận thức của các chủ thể một cách khách quan, thuyết phục thì phải dùng thực tiễn để tác động. Hiệu quả tác động nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào năng lực nhận thức và phản ánh thực tiễn của nhà báo. Như vậy, nhà báo truyền thông về TCCNNN phải hiểu rò được bản chất, ý nghĩa, mục tiêu đặt ra của TCCNNN đồng thời chỉ ra được những ưu điểm, bất cập. Song song đó nhà báo cũng kịp thời phát hiện những vướng mắc bất


cập, khó khăn trong quá trình thực hiện TCCNNN, nắm vững quy luật vận động và xu hướng phát triển NN của thế giới. Có như vậy, nhà báo không những thông tin kịp thời, trung thực vấn đề TCCNNN trong nước và thế giới mà còn phân tích, lý giải những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đề án TCCNNN; đồng thời tạo diễn đàn để mọi người cùng tham gia đóng góp, phản ánh những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đề án. Theo tác giả Nguyễn Văn Dững thì: Việc báo chí cung cấp thông tin phong phú, đa dạng và nhiều chiều sẽ giúp công chúng nhận thức đúng đắn và sâu sắc bản chất của sự kiện và vấn đề thông tin. Nếu báo chí cung cấp thông tin một chiều, áp đặt kéo dài thì sẽ làm cho công chúng nhận thức sai

lệch về sự kiện, vấn đề và tình hình cuộc sống [23, tr 140 - 151].

Từ cơ sở lý luận này, nghiên cứu sinh khái quát cơ chế tác động của báo chí trong truyền thông TCCNNN theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Mô hình cơ chế tác động của báo chí trong truyền thông TCCNNN


Cơ chế tác động của báo chí trong truyền thông TCCNNN dưới sự tác động của 1


Cơ chế tác động của báo chí trong truyền thông TCCNNN dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ truyền thông hiện đại, nhu cầu của công chúng ngày càng phong phú, đa dạng đòi hỏi phải dựa trên mối quan hệ 2 chiều. Báo chí không chỉ thông tin, truyền thông các tác phẩm báo chí về TCCNNN mà còn phải lắng nghe phản hồi từ phía người dân. Để có thể định hướng truyền thông về TCCNNN bám sát với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của người tiếp nhận. Về phía công chúng, ngoài việc tiếp thu thông tin từ báo chí, mạng xã hội và cũng có thể tham gia vào hoạt động sáng tác, xuất bản tác phẩm báo chí về TCCNNN, đồng thời phản biện, nêu quan điểm của mình về TCCNNN. Đây là xu hướng của báo chí hiện đại. Vì khi truyền thông về TCCNNN có sự tương tác, phản hồi hai chiều thì tính thuyết phục và hiệu quả truyền thông rất cao.

1.3. Nội dung và yêu cầu báo chí truyền thông về vấn đề TCCNNN

1.3.1. Nội dung báo chí truyền thông về vấn đề TCCNNN

TCCNNN là đề án mới nên báo chí tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động liên quan đến TCCNNN để các ngành, các cấp và người dân hiểu rò mục đích, ý nghĩa và cùng tham gia thực hiện; thông tin, giới thiệu những mô hình mới, cách làm hay về TCCNNN; lắng nghe ý kiến, phản ánh của người dân, kịp thời phân tích, giải thích, định hướng để mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của TCCNNN.

Để các ngành, các cấp và nông dân hiểu rò sản xuất NN theo đề án TCCNNN, báo chí không chỉ phản ánh đơn thuần mà còn phân tích, chỉ rò những hạn chế của sản xuất NN truyền thống và những ưu điểm khi thực hiện TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất NN bền vững; thông tin những dự báo, biến động về nhu cầu và những thay đổi về thị trường tiêu thụ nông sản, diễn biến về thời tiết, khí hậu liên quan trực tiếp đến sản xuất NN; thông tin, hướng dẫn nông dân thực hiện những mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng trong sản xuất NN; đưa ra những dự


báo, cảnh báo về thời tiết, thiên tai, địch họa, thị trường tiêu thụ, xu hướng sản xuất NN hiện đại của các nước tiến tiến trên thế giới. Đồng thời báo chí còn phản biện những chủ trương, chính sách trong thực hiện TCCNNN để các ngành, các cấp có sự điều chỉnh, bổ sung hoặc đưa ra những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp.

1.3.2. Yêu cầu báo chí truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1.3.2.1. Yêu cầu về nội dung

TCCNNN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tạo cuộc cách mạng trong sản xuất NN theo hướng hiện đại, cụ thể là sắp xếp lại sản xuất NN định vị theo thị trường và xây dựng các chuỗi ngành hàng khép kín, tìm giải pháp để giải quyết căn cơ bài toán cung-cầu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Do đó, báo chí truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành về TCCNNN để mọi người dân đều biết, hiểu và nắm rò, nhằm cổ vũ, tạo dựng niềm tin vững chắc cho các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nông dân.

TCCNNN là đề án mới nên trong truyền thông báo chí cần chỉ ra sự khác biệt giữa sản xuất NN truyền thống và sản xuất theo đề án TCCNNN, đồng thời phân tích, chỉ ra cách sản xuất nông nghiệp trước đây có những bất cập, hạn chế gì và khi sắp xếp lại sản xuất NN thì khâu nào là quyết định và từng ngành, từng cấp, doanh nghiệp và nông dân tham gia với vai trò và trách nhiệm như thế nào để cùng đạt được hiệu quả cao trong TCCNNN.

Trong truyền thông TCCNNN cần giới thiệu những cách làm hay, mô hình mới, những giải pháp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất NN để đạt các mục tiêu đề ra.

Báo chí cần chỉ ra những hạn chế, những cách làm TCCNNN chưa thành công và phân tích rò nguyên nhân để doanh nghiệp, nông dân cùng rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh, thay đổi kịp thời.

TCCNNN là đề án mới nên báo chí cần nhận diện rò, khách quan, đúng bản chất về cách làm, mô hình nào hay, cách làm nào chưa phù hợp với thực tiễn

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí