Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Cải Cách Hành Chính Nhà Nước

khoa học, đào tạo nhân lực, hoạt động thu nhập, xử lý và chuyển tải thông tin, sáng tạo tác phẩm đơn lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh... Báo chí gồm tổng thể các nghề nghiệp, bảo đảm cho các hoạt động chuyên môn hóa. Trong báo chí hiện đại, các chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư tin học - điện tử giữ vai trò quan trọng nhằm phát huy tối đa năng lực thu thập, xử lý và chuyển tải, phát tán thông tin, đặc biệt là báo chí điện tử. Báo chí bao gồm hệ thống tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú, linh hoạt. Việc sáng tạo hệ thống tác phẩm này đòi hỏi đội ngũ nhà báo nắm vững thành thạo hệ thống tri thức chung, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. Báo chí bao gồm tổ hợp các kênh truyền tải thông tin, tạo cho công chúng khả năng lựa chọn và tiếp nhận sản phẩm báo chí mọi nơi mọi lúc tác động vào các giác quan có thể. Cơ chế tác động và tiếp nhận cũng rất linh hoạt [15].

Từ những quan điểm báo chí trên, chúng tôi đề xuất khái niệm báo chí được hiểu là phương tiện truyền thông để phản ánh liên tục về các vấn đề diễn ra trong đời sống một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo chí là một hoạt động chính trị - xã hội, là công cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân...

Bản chất hoạt động của báo chí được nhìn nhận là phương tiện và phương thức thông tin - giao tiếp xã hội; phương tiện và phương thức kết nối xã hội; phương tiện và phương thức can thiệp xã hội; phương tiện và phương thức thể hiện quyền lực chính trị; phương tiện và phương thức hoạt động kinh tế - dịch vụ xã hội.

Hoạt động này được thể hiện qua các vai trò xã hội của báo chí như cung cấp thông tin, kiến thức, tạo diễn dàn chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm cho công chúng xã hội; thông qua đó, góp phần mở mang hiểu biết và thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội của công chúng xã hội trên các vấn đề đã và đang đặt ra.

Tại Việt Nam, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng, đi đầu và mang tính đại chúng nhất trong quá trình thông tin về các vấn đề chính sách. Luật Báo chí 2016 xác định báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; không có báo chí tư nhân; là diễn đàn của nhân dân. Tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí đều nêu rõ vai trò trong việc tuyên truyền chủ trương của

49

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong chiến lược phát triển đất nước nói chung và trong từng lĩnh vực đời sống xã hội nói riêng. Nước ta hiện có một hệ thống báo chí với quy mô lớn từ trung ương tới địa phương với 859 cơ quan báo in; 135 báo, tạp chí điện tử. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248. Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình (02 đài quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và 64 đài địa phương). Thực tiễn đã chứng minh, trong số các phương tiện truyền thông hiện nay, báo chí có phạm vi rộng lớn nhất, đối tượng tiếp cận đông đảo nhất và mức độ tác động nhanh nhất, mạnh nhất.

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thông tin về chính sách CCHC được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú và kịp thời, thường xuyên. Giai đoạn 2015-2020 đã phát hành hơn 35.800 bản tin chuyên đề cải cách hành chính trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình. Riêng trong năm 2019, Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện 44 phóng sự chuyên đề về CCHC. Nhiều địa phương tiếp tục duy trì có hiệu quả các chuyên đề về cải cách hành chính phát sóng định kỳ theo tuần tuần/ tháng trên Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh/ thành phố, như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Long An thực hiện 05 phóng sự thu thanh, 07 phóng sự chuyên đề, 15 phóng sự ngắn, 72 tin phát thanh, 156 tin truyền hình. Báo Long An đã thực hiện 11 chuyên trang, 47 bài, 42 tin trên báo in và 36 bài, 54 tin trên báo điện tử. Nhờ việc đưa thông tin đến với mọi người mọi cách minh bạch, rõ ràng cùng với lượng tin bài lớn, toàn diện báo chí đã góp phần giúp cho người dân hiểu rõ những CS của Đảng, Nhà nước và cùng tham gia đóng góp ý kiến.

Các loại hình báo chí

Theo Luật Báo chí 2016, báo chí gồm 04 loại hình, đó là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.

Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 8

Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

50

Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Mỗi loại hình báo chí kể trên có đặc điểm và ưu thế riêng. Báo in có ưu thế là phân tích, lý giải thông tin sâu rộng; chi phí sản xuất thấp hơn các loại hình báo chí khác; đa dạng về chúng lại từ nhật báo, tuần báo đến tạp chí. Hạn chế của báo in là khả năng phát thông tin chậm hơn, hẹp hơn và hiện nay nước ta đang có xu thế mạng hóa báo in,…

Báo phát thanh là loại hình thông tin “truyền âm thanh đi xa bằng radio” hoặc bằng đường đây. Đây là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, cơ động nhất có thể nghe được dù ở bất cứ đâu. Thông tin qua phát thanh thường được đón nhận sớm bởi tính nhanh nhạy, chính xác và các cách nêu các vấn đề trực diện. Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, với sự hỗ trợ ủa điện thoại thông minh, gửi tin nhắn qua tổng đài, mạng 4G... phát thanh cũng tạo được sự liên kết, phản hồi tức thì với thính giả. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, ở nhiều khu vực khi tín hiệu internet kém hoặc hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển thì hình thức tiếp nhận thông tin qua phát thanh vẫn là chủ yếu.

Truyền hình là loại hình thông tin thu hút được khán giả ở nhiều độ tuổi, nhiều thành phần, nhiều trình độ, nhiều quan điểm chính trị khác nhau. Công nghệ phát triển giúp truyền hình ngày nay cho phép khán giả tham gia trực tiếp vào các chương trình, trò chơi trên truyền hình, tính tương tác cũng tăng lên thông qua các hình thức điện thoại, tin nhắn, email, webcam,... Sự chia sẻ thông tin ngay lập tức từ phía khán giả đã và đang mở ra những hướng phát triển mới cho truyền hình hiện đại. Truyền hình có thể phát trên mạng internet giúp khán giả có thể chủ động xem các chương trình mà họ thích, vào thời điểm mà họ muốn,... nhờ các tính năng mới này truyền hình đang ngày càng thu hút được nhiều khán giả.

Báo điện tử có quy mô, phạm vi ảnh hưởng lớn đến công chúng. Báo điện tử cung cấp thông tin đến công chúng bằng chữ viết, ảnh và cả hình ảnh, âm thanh qua video. Báo điện tử có tính tương tác cao, ngay tức thì người đọc có thể phản hồi ý kiến về một bài viết, một đoạn video... và các ý kiến trao đổi được thực hiện trực tuyến. Trong cách tổ chức thông tin, báo điện tử nào cung cấp thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, tạo được nhiều liên kết sẽ dành được sự quan tâm của người đọc. Sự liên kết thông tin theo chiều dọc (hệ thống sự kiện) và chiều ngang (những vấn đề liên quan) chính là điểm kết nối quan

51

trọng, cung cấp cho người đọc nguồn tư liệu phong phú, đa chiều, tạo nên ưu thế của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác.

1.1.2.2. Chính sách cải cách hành chính nhà nước Cải cách hành chính nhà nước

Tại Việt Nam, song song với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, CCHCNN luôn được Đảng và NN quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. CCHCNN là thuật ngữ để phân biệt giữa CCHC khu vực nhà nước với CCHC ở các tổ chức, cơ quan, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tức là khu vực tư nhân. Có nhiều quan niệm đưa ra về CCHCNN, song có thể hiểu, CCHCNN là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.

Đặc trưng CCHCNN của Việt Nam

CCHCNN ở nước ta là yêu cầu cấp thiết, diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

CCHCNN được tiến hành trong hệ thống chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Theo đó, chủ trương, quan điểm của Đảng về CCHCNN được chuyển tải thành CS của nhà nước tương đối thuận lợi và được bảo đảm, hậu thuẫn mạnh mẽ bởi đông đảo CBCCVC trong bộ máy hành chính, trong đó có người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp.

CCHCNN được tiến hành đồng thời với một loạt đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, lập pháp và tư pháp và đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó, xét trong mối quan hệ với kinh tế, đây là hai lĩnh vực hoạt động có mối quan hệ gắn bó khăng khít và phụ thuộc lẫn nhau. Muốn tiếp tục đổi mới kinh tế thành công thì phải tiến hành song song với CCHCNN. Nếu CCHCNN không thành công, nền hành chính nhà nước sẽ trở thành một trở lực đối với sự phát triển kinh tế.

CCHCNN ở Việt Nam có nội dung khá rộng, phạm vi lớn. Nhiều nước cũng tiến hành CCHCNN, tuy nhiên quy mô tương đối hẹp, do phần lớn các nước đã có nền hành chính phát triển, đồng bộ giữa hành chính và kinh tế thị trường, nên trong quá trình phát triển chỉ nảy sinh ít vấn đề đòi hỏi nghiên cứu, cải cách. Còn Việt Nam đang CCHCNN trên hầu hết các yếu tố quan trọng cấu thành của nền hành chính, bao gồm thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy tới con người, hiện đại hóa hành chính.

52

Chính sách cải cách hành chính nhà nước

CS CCHCNN được hiểu là những quy định của nhà nước nhằm tạo ra thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nền hành chính, làm cho các cơ quan hành chính nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân và xã hội tốt hơn.

Quy trình xây dựng CS CCHCNN tương tự như các bước trong chu trình CS gồm: Thứ nhất: Hoạch định CS (xác định vấn đề CS để tập trung giải quyết bằng CS, đề xuất thái độ ứng xử của chủ thể với CS bằng cả mục tiêu và biện pháp CS); Thứ hai: Tổ chức thực thi CS (đưa CS vào thực hiện trong đời sống). Thứ ba: Đánh giá CS (kết quả và hiệu quả của một CS trong thực tế).

Theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể CCHCNN nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, CS CCHCNN Việt Nam được cụ thể hóa trên 6 lĩnh vực: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; Cải cách tài chính công; Hiện đại hoá hành chính. Trong từng lĩnh vực, Nhà nước ban hành rất nhiều CS cụ thể để triển khai có hiệu quả công cuộc cải cách của đất nước. Cụ thể:

Về cải cách thể chế:

Trong giai đoạn 2011- 2016, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã ban hành rất nhiều CS liên quan đến công tác CCHCNN. Cụ thể, đã có 10 văn kiện của Đảng đề cập đến nội dung CCHC. Trong hai nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI và khoá XII, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành 148 luật, 46 pháp lệnh, mỗi năm Chính phủ ban hành gần 200 nghị định hướng dẫn, do đó, đã tạo lập khuôn khổ thể chế cơ bản cho sự vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bộ máy tổ chức nhà nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh CS pháp luật về phát triển kinh tế thị trường như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Phá sản, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Hải quan, Luật Thương mại, Luật Điện lực… còn có CS tập trung nhiều hơn cho các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ… Đáng chú ý là Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Sử dụng vốn của nhà nước vào đầu tư kinh doanh bước đầu mang lại diện mạo mới của bộ máy nhà nước theo hướng năng động, hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm.

Quốc hội khóa XIII ban hành 100 luật, bộ luật tạo cơ sở pháp lý đồng bộ

53

cho đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Liên quan đến cải cách bộ máy hành chính nhà nước, ngoài Hiến pháp 2013, Quốc hội các nhiệm kỳ đã ban hành Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức chính quyền đại phương và nhiều nghị định khác. Chính phủ, thủ tướng Chính phủ đã ban hành 142 nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước.

Thể chế về tổ chức bộ máy của hệ thống hành chính tiếp tục được hoàn thiện, đổi mới thông qua việc ban hành Luật tổ chức Chính phủ (năm 2015 và sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (năm 1989, 1994, 2003), Luật cán bộ, công chức (năm 2008, 2019) và các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của UBND và cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Các văn bản này đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ phần lớn sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công.

Thực hiện Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương,... được Quốc hội thông qua năm 2015 và đến năm 2019 được sửa đổi, bổ sung bằng Quốc hội ban hành Luật số 47/2019/QH14. Đây là những thể chế quan trọng để tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước theo hướng dân chủ, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu người dân, tổ chức và quản lý xã hội trong thời kỳ mới.

Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước với người dân tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều văn bản trong số đó đã được ban hành, như: Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở (2007), Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2018), Luật Tiếp công dân (2013), các quy định về cơ chế một cửa, công khai ngân sách, tài chính, đấu thầu, thanh tra nhân dân… Các thể chế này góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, và vì dân”, tạo điều kiện để nhân dân tham gia và giám sát các hoạt động của chính quyền và đội ngũ CBCCVC.

Về cải cách thủ tục hành chính

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính là một trong những lĩnh vực

54

được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, trọng tâm là thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong giai đoạn 2007-2010 trên các lĩnh vực về đăng ký kết hôn, khai sinh, hộ khẩu, lãnh sự, đăng ký doanh nghiệp,…; thuế, hải quan, xuất nhập khẩu cũng đã được cải cách theo hướng đơn giản, thuận tiện. Ngày 08/6/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 tại Quyết định số 896/QĐ-TTg.

Về cải cách bộ máy hành chính nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý NN giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Về cơ bản, đến nay chính quyền địa phương cấp tỉnh đã được phân cấp thẩm quyền trên nhiều lĩnh vực đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động của chính quyền địa phương cũng như của các bộ, ngành Trung ương.

Việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã đạt được một số kết quả nổi bật. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và mỗi việc, mỗi lĩnh vực do một cơ quan của Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất và chịu trách nhiệm chính.

Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC

- Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật viên chức năm 2010; sau đó 2 luật này được sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã thể hiện rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước ta, trên cơ sở đó xác định những yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ, CS đãi ngộ thích hợp. Để triển khai luật, hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang tập trung đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.

- Về xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức: Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 quy định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức để làm căn cứ pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

- Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức, viên chức:

55

Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Về thi tuyển, thi nâng ngạch công chức: Bộ Chính trị có Thông báo kết luận số 202-TB/TW ngày 26/5/2015 về Đề án “Thí điểm đối mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”.

- Về cơ chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức: Thực hiện theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại CBCCVC. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đổi mới phương thức đánh giá, phân loại CBCCVC dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong công tác đánh giá hàng năm.

- Về quy định chế độ tiến cử và CS thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ: Bộ Chính trị thông qua Đề án về CS thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ tại Kế luận số 86/KL-TW ngày 24/01/2014.

- Về việc chấn chính công tác quản lý CBCCVC: Để nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTG ngày 19/3/2014 về đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng.

Để giải quyết những bất cập và các vấn đề trong quán lý đội ngũ cán bộ, công chức cáp xã do thực tế đặt ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng và chế độ, CS đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Về việc thực hiện CS tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC: Bộ Chính trị thông qua Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC tại phiên họp ngày 12/3/2015. Thực hiện chủ trương tiếp tục tinh giản biên chế theo tinh thần Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 39-NQ/CP ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đồng bộ để thực hiện tinh giản biên chế; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện

56

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí