Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp, sáng tác các tác phẩm báo chí về TCCNNN nhiều phóng viên, nhà báo vẫn còn chủ quan, hời hợt, chưa thật sự có trách nhiệm với nông dân, với nền NN. Có những phóng viên, nhà báo chưa thực hiện đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tư tưởng, hành vi tiêu cực, truyền thông TCCNNN vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Những hạn chế, tiêu cực này xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất là nhận thức về chính trị của phóng viên, nhà báo trong truyền thông TCCNNN còn hạn chế; Thứ hai là kiến thức về TCCNNN chưa sâu; Và nguyên nhân thứ 3 cũng khá quan trọng là vấn đề vi phạm về đạo đức nghề nghiệp. Một lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí cho rằng: “Do chủ quan của nhà báo, nên khi tác nghiệp thiếu chiều sâu hoặc là thiếu kinh nghiệm, đưa những thông tin gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp, gây hoang mang trong dư luận” [Phụ lục 3; PVS 9]. Cùng quan điểm này, một chuyên gia về NN cũng đã chỉ ra những hạn chế: “Nhà báo viết về TCCNNN còn hạn chế về kiến thức thị trường, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản, hạn chế tham khảo các nghiên cứu.” [Phụ lục 3; PVS 5].
3.2.2.3. Các cơ quan chuyên môn, ngành chức năng chưa phối hơp chặt chẽ với cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông về TCCNNN
Một số cơ quan chuyên môn, ngành chức năng chưa thật sự chủ động, chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông về NN, TCCNNN. Do đó báo chí ĐBSCL chưa có những dự báo, cảnh báo những rũi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Theo kết quả khảo sát công chúng, 28.4% người được hỏi cho rằng chưa có dự báo, cảnh báo những rũi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản [biểu đồ 26, phụ lục 1].
Ngoài ra các cơ quan chức năng chưa quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để các cơ quan báo chí sản xuất các tin, bài, chương trình về NN, TCCNNN; Chưa cử, phân công chuyên gia, nhà khoa học giỏi tham gia tư vấn về các chương trình NN, TCCNNN mà chủ yếu là các cơ quan báo chí, phóng viên,
nhà báo tự chủ động liên hệ với các ngành chuyên môn, các chuyên gia. Điều này được đánh giá rất rò qua kết quả khảo sát công chúng, 24.8% người được hỏi cho rằng thiếu những chuyên gia, nhà tư vấn hay [biểu đồ 26, phụ lục 1]. Về phía phóng viên, nhà báo thì 26.30% [biểu đồ 18, phụ lục 2] người được hỏi cho rằng, khó khăn khi truyền thông TCCNNN là thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ đối với các mặt hàng nông sản; Một số cơ quan chức năng, ngành chuyên môn, địa phương vẫn còn bệnh thành tích “xấu che, tốt khoe” nên cung cấp thông tin thiếu chính xác cho phóng viên, nhà báo. Nói về nhưng hạn chế này, nguyên lãnh đạo một cơ quan báo chí cho rằng:
Một số cơ quan chuyên môn chưa quan tâm nhiều về công tác tuyên truyền NN, TCCNNN nên sự phối hợp giữa cơ quan báo chí với cơ quan quản lý nhà nước về NN chưa gặp nhau. Kinh phí thực hiện còn nhiều hạn chế, phần lớn là các cơ quan báo chí thực hiện theo nhiệm vụ chính trị tuyên truyền là chính [Phụ lục 3; PVS 14].
Một phóng viên Báo Cần Thơ cho biết: “Nhà báo đang thiếu những thông tin phản biện đa chiều từ nhà khoa học, ngành chức năng.” [Phụ lục 3; PVS 18].
3.2.2.4. Doanh nghiệp, nông dân chưa thật sự mạnh dạn tham gia vào các hoạt động TCCNNN
Có thể bạn quan tâm!
- Báo Chí Đbscl Truyền Thông Về “Chủ Trương, Đường Lối, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Về Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp ?”
- Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Báo Chí Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Truyền Thông Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp
- Quý Vị Tiếp Cận Những Nội Dung Liên Quanđến Tccnnn Nào Trên Báo Chí Đbscl Nhiều Nhất?
- Các Nhà Quản Lý Và Cơ Quan Báo Chí Cần Tạo Cơ Chế Như Thế Nào Để Các Cơ Quan Báo Chí Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Tccnnn?
- Thời Gian Quý Vị Tiếp Cận Báo Chí Để Nắm Bắt Thông Tin?
- Hình Thức Thể Hiện Của Các Chương Trình Truyền Thông Tccnnn Của Báo Chí Đbscl Như Thế Nào?
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Doanh nghiệp, nông dân là chủ thể chính trong thực hiện đề án TCCNNN nhưng đến thời điểm này một số doanh nghiệp, nông dân vẫn chưa thật sự tin tưởng vào chủ trương TCCNNN và chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động TCCNNN. Vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về trình độ dân trí của người dân còn hạn chế. Theo kết quả khảo sát, 42.70% nhà báo được hỏi cho rằng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL là do trình độ dân trí [biểu đồ 21, phụ lục 2].
Biểu đồ 25: Những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL?
Nguồn: Kết quả khảo sát Khi báo chí tiếp cận để thông tin, phản ánh về TCCNNN nhiều doanh nghiệp, nông dân vẫn còn e dè, thiếu hợp tác hoặc hợp tác, cung cấp thông tin cho báo chí sai lệch, chưa đúng với bản chất vấn đề, sự kiện. Một lãnh
đạo cơ quan báo chí cho rằng:
Một phần là cũng do một số các cái suy nghĩ của một số các cái hội viên, thành viên của các tổ chức. Một số hợp tác xã họ cũng còn e dè tiếp cận với báo chí. Một số cán bộ, kỹ thuật chuyên môn được tiếp cận với các cái mô hình mới họ cũng chưa có những cái suy nghĩ hợp tác tốt với các cơ quan báo chí truyền thông, kể cả chủ cơ sở sản xuất nuôi trồng.” [Phụ lục 3; PVS 11].
Nhà báo Mỹ Nhân, phóng viên Báo Đồng Tháp cũng cho biết: “Nông dân người ta cũng chưa hiểu rò về đề án TCCNNN, cho nên cách cung cấp thông tin họ cũng còn e dè. Những kiến nghị, đề xuất của nông dân chưa mạnh dạn… Một số địa phương, cán bộ chưa cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các tác phẩm truyền thông về TCCNNN.” [Phụ lục 4].
Từ những hạn chế này nhiều phóng viên, nhà báo chủ quan, tác nghiệp một cách hời hợt đã dẫn đến có những tin, bài về TCCNNN thiếu chính xác gây hiểu nhầm, hoặc tạo ra sự ngộ nhận từ phía công chúng.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, bằng những sản phẩm tin, bài truyền thông về TCCNNN, số liệu điều tra từ bảng hỏi anket và những minh chứng thực tiễn, luận án đã chỉ ra những thành công, hạn chế của báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNNN ở nhiều góc độ khác nhau. Thành công nổi bật của báo chí trong truyền thông TCCNNN là thông qua các sản phẩm truyền thông đã giúp các ngành, các cấp và người dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ý nghĩa, mục đích và tích cực tham gia thực hiện TCCNNN; thông tin về những chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư NN, TCCNNN đã góp phần thu hút các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế hợp đầu tư tài chính vào các dự án TCCNNN; phản biện, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong thực hiện đề án TCCNNN giúp các ngành, các cấp có sự điều chỉnh kịp thời trong chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chủ trương, chính sách.
Bên cạnh đó còn có hạn chế là một số phóng viên, nhà báo chưa am hiểu nội dung, nắm vững kiến thức về TCCNNN, còn chủ quan, chưa thật sự có trách nhiệm với nông dân, với nền NN; chưa thực hiện đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tư tưởng, hành vi tiêu cực, truyền thông TCCNNN vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Về phía các cơ quan chuyên môn, ngành chức năng chưa có sự phối hợp tốt và chưa chủ động cung cấp thông tin về TCCNNN cho cơ quan báo chí. Còn doanh nghiệp, nông dân mặc dù đóng vai trò chính trong thực hiện đề án TCCNNN nhưng đến thời điểm này vẫn chưa thật sự tin tưởng vào chủ trương TCCNNN và chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động TCCNNN…Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, thành công đó. Đây là cơ sở để trong chương 4 chúng tôi sẽ đề xuất những giải pháp và kiến nghị, đề xuất nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề TCCNNN của báo chí ĐBSCL.
Chương 4
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA BÁO CHÍ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
4.1. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
TCCNNN là chủ trương lớn nên Chính phủ, Bộ, Ngành và các địa phương đang tập trung thực hiện đề án với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tuy nhiên trong công tác truyền thông TCCNNN báo chí còn phải đối mặt với những vấn đề đặt ra như sau:
Thứ nhất, quan điểm, nhận thức của một số lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý, ngành chuyên môn chưa thật sự quan tâm công tác truyền thông TCCNNN.
TCCNNN là chủ trương mới cần phải đẩy mạnh truyền thông để mọi người cùng thông hiểu và tham gia thực hiện đề án thế nhưng một số lãnh đạo địa phương, nhà quản lý, ngành chuyên môn xem công tác truyền thông là nhiệm vụ của các cơ quan báo chí, chưa cơ cấu cơ quan báo chí là thành viên chính thức của ban chỉ đạo đề án TCCNNN nên trong các hoạt động TCCNNN báo chí tham dự với vai trò là đơn vị truyền thông. Trong khi đây là đề án mới, muốn truyền thông hiệu quả báo chí phải được tham gia ngay từ khâu soạn thảo, hoạch định chủ trương ban đầu cho đến suốt quá trình triển khai thực hiện đề án TCCNNN. Các cơ quan quản lý, ngành chuyên môn, cán bộ, nhà khoa học, chuyên gia chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, thậm chí còn né tránh. Nhiều địa phương chưa dành nguồn kinh
phí riêng cho công tác truyền thông về TCCNNN, vì thế nhiều cơ quan báo chí ĐBSCL xem công tác truyền thông TCCNNN như những mảng đề tài, nội dung khác, chưa tập trung truyền thông nhiều về chủ trương mới này.
Thứ hai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đề án mới nên có rất nhiều nội dung, quy định mới. Trong khi nhiều phóng viên, nhà báo ở ĐBSCL thiếu kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp, nên khi viết tin, bài về TCCNNN còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như những năm gần đây, báo chí thường phản ánh về điệp khúc “Mất mùa được giá, được mùa rớt giá” cứ “tái đi tái lại” đối với nông sản của Việt Nam. Nhiều phóng viên, nhà báo khi thông tin về giá cả thị trường chỉ phản ánh theo “bề nổi” mà chưa phân tích, định hướng theo quy luật cung-cầu và nguyên nhân của vấn đề biến động về giá cả nông sản. Hệ quả của việc tuyên truyền theo “hiện tượng” làm việc tiêu thụ hàng hóa, nông sản đã khó lại càng khó hơn. Còn nông dân thì hoang mang trước sự biến động về giá cả và thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Thứ ba, trình độ nhận thức, tiếp thu chủ trương mới của người dân ĐBSCL còn hạn chế. Đối tượng công chúng của báo chí ĐBSCL về TCCNNN phần lớn là nông dân trong khi nơi đây là vùng trũng của cả nước về trình độ học vấn. Đây là một trong những trở ngại lớn của báo chí ĐBSCL trong tuyên truyền về TCCNNN. Bởi có những thông tin về TCCNNN nông dân chưa hiểu rò, thậm chí còn hiểu nhầm, hoặc hiểu ngược lại. Cụ thể như khi truyền thông những mô hình mới về NN, TCCNNN mặc dù phóng viên, nhà báo đã phân tích và cảnh báo về điều kiện để triển khai mô hình cũng như thị trường tiêu thụ. Thế nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế, nhiều nông dân chỉ quan tâm đến lợi nhuận, hiệu quả kinh tế của mô hình mà chưa chú ý đến khả năng, điều kiện của mình nên chạy theo phong trào và kết cuộc là bị thất bại, thua lỗ.
Thứ tư, báo chí ĐBSCL cần đáp ứng nhu cầu thông tin về TCCNNN của công chúng ĐBSCL trong bối cảnh mới. Trong thời đại công nghệ số, báo chí phát triển cả về số lượng và chất lượng, cùng với đó là mạng xã hội cũng phát triển rất nhanh, công chúng được chọn lựa nhiều kênh để tiếp nhận thông tin. Nhu cầu của công chúng ĐBSCL ngày nay là tiếp cận nhanh những tin tức, sự kiện đang diễn ra, đồng thời quan tâm nhiều đến những thông tin có chiều sâu về những vấn đề mới của TCCNNN, sản xuất NN theo xu hướng hiện đại, mô hình, cách làm mới về TCCNNN hiệu quả, gương điển hình trong sản xuất NN theo đề án TCCNNN, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công chúng ĐBSCL cũng quan tâm nhiều đến những thông tin phản biện, chỉ ra hạn chế, bất cập trong thực hiện TCCNNN, những mô hình TCCNNN chưa hiệu quả. Phương thức truyền thông về TCCNNN của báo chí nhanh, dễ tiếp cận, hình thức phải phong phú, đa dạng, thu hút, phù hợp với đặc tính văn hóa, thói quen, sinh hoạt của công chúng Tây Nam Bộ.
4.2. Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL
4.2.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô
Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong truyền thông về TCCNNN
Theo kết quả khảo sát công chúng, 23.4% người được hỏi cho rằng để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN, báo chí ĐBSCL cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác truyền thông TCCNNN [biểu đồ 28; phụ lục 1].
Biểu đồ 26: Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?
Nguồn: Kết quả khảo sát
Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc quan trọng đã được chứng minh bằng lý luận và thực tiễn. Đối với chủ trương mới, đề án mới thì vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động thông tin tuyên truyền càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Vì nếu cùng một vấn đề, sự kiện đó khi đứng trên lập trường, quan điểm của Đảng sẽ nhìn nhận một cách khách quan, đúng bản chất và quan trọng hơn hết là đúng định hướng của Đảng, Nhà nước. Từ đó người dân sẽ không bị dao động và có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Như vậy sẽ huy động được sức mạnh tổng hợp của quần chúng vào thực hiện thành công đề án TCCNNN. Điều quan trọng hơn nữa là khi Đảng lãnh đạo, định hướng nội dung tuyên truyền sẽ kịp thời phát hiện ra những cách làm, kiểu thông tin tuyên truyền phục vụ cho lợi ích nhóm, vụ lợi cá nhân cục bộ làm sai lệch bản chất của vấn đề, từ đó dẫn đến một bộ phận công chúng hiểu theo hướng tiêu cực, dẫn đến mất niềm tin vào sự thành công của đề án.
Thứ hai, Đảng, Nhà nước đầu tư nâng cao năng lực cho báo chí