báo chí ĐBSCL thông tin kịp thời, thường xuyên và sâu rộng để người dân nắm bắt và thực hiện hiệu quả. Trên cơ sở những chủ trương, chính sách đó, mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có những dự tính cho mình trong sản xuất NN và đón đầu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Phóng viên, nhà báo cần phải đi sâu, đi sát với cuộc sống, hoạt động sản xuất NN để tìm hiểu thực tế, cũng như lắng nghe, tiếp thu và phản ánh những vấn đề liên quan đến TCCNNN. Cùng với đó là việc truyền thông giải pháp kỹ thuật sản xuất NN theo chủ trương TCCNNN, qui hoạch sản xuất và tiêu thụ các ngành hàng nông sản, mô hình liên kết, xây dựng chuỗi ngành hàng. Ngoài những dự báo, cảnh báo về thời tiết, thiên tai, địch họa, báo chí ĐBSCL cũng cần đẩy mạnh truyền thông về thị trường tiêu thụ, chuỗi ngành hàng của các nước tiến tiến trên thế giới để nông dân nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển của thế giới.
Theo kết quả khảo sát công chúng, 67.07% người được hỏi cho rằng hình thức thể hiện các chương trình truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL chưa thu hút [biểu đồ 30; phụ lục 1].
Biểu đồ 36: Hình thức thể hiện của các chương trình truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL như thế nào?
Nguồn: Kết quả khảo sát
Vì thế báo chí ĐBSCL cần cải tiến nhiều hơn về hình thức truyền thông TCCNNN. Tùy theo từng loại hình báo chí mà có cách đổi mới cho hấp dẫn và thu hút công chúng.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cơ Quan Chuyên Môn, Ngành Chức Năng Chưa Phối Hơp Chặt Chẽ Với Cơ Quan Báo Chí Để Đẩy Mạnh Truyền Thông Về Tccnnn
- Các Nhà Quản Lý Và Cơ Quan Báo Chí Cần Tạo Cơ Chế Như Thế Nào Để Các Cơ Quan Báo Chí Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Tccnnn?
- Thời Gian Quý Vị Tiếp Cận Báo Chí Để Nắm Bắt Thông Tin?
- Báo Chí Đbscl Cần Phải Làm Gì Để Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Tccnnn?
- Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 23
- Fabrice G.renaund - Claudia Kuenzer Editor (2012), The Mekong Delta System - “Vulnerability, Coping And Adaptation To Water Related Hazards In The Vietnamese Mekong Delta”, Pp 245-289 ,
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Bố trí thời lượng và thời điểm phát sóng truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp. Theo kết quả khảo sát thì 45.9% người được hỏi cho rằng thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóng nội dung “TCCNNN” trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi thời lượng, dung lượng truyền thông còn ít. 36.1% cho rằng hạn chế là do chưa phù hợp với từng loại hình báo chí. 18% người được hỏi cho rằng thời điểm đăng tải, phát sóng chưa phù hợp [biểu đồ 25; phụ lục 1].
Biểu đồ 37: Thời điểm, thời lượng đăng tải, phát sóng nội dung TCCNNN trên báo chí ĐBSCL còn những hạn chế, bởi:
Nguồn: Kết quả khảo sát
Vì thế báo chí ĐBSCL cần rà soát lại dung lượng, thời lượng, thời điểm đăng tải các chương trình TCCNNN. Thực tế có những tiểu mục về NN, TCCNNN nội dung hấp dẫn nhưng bố trí thời điểm không phù hợp nên công chúng đánh giá thấp. Điển hình như các tiết mục, tiểu mục phát thanh, truyền hình về TCCNNN do được bố trí chung, hoặc sau phần tin tức, bản tin, chương trình thời sự nhưng chỉ có 8% người được hỏi tiếp cận các thông tin về NN, TCCNNN qua các thể loại này [biểu đồ 11; phụ lục 1].
Theo kết quả khảo sát công chúng tỷ lệ người được hỏi thường tiếp cận báo chí thời điểm từ 17 giờ đến 24 giờ chiếm cao nhất 33.53%. Kế đến tỷ lệ người tiếp cận báo chí từ 7 giờ 30 - 11 giờ 30, chiếm 23.65%. Còn tỷ lệ người tiếp cận báo chí từ 5 giờ - 7 giờ 30 chiếm 18.86%. 15.57% được hỏi tiếp cận từ 13 giờ 30 - 17 giờ, và 8.38% người được hỏi tiếp cận 11 giờ 30 - 13 giờ 30 [biểu đồ 9; phụ lục 2]. Đây là cơ sở để các cơ quan báo chí nghiên cứu sắp xếp cho phù hợp với từng đối tượng công chúng.
Biểu đồ 38: Thời điểm quý vị thường tiếp cận báo chí?
Nguồn: Kết quả khảo sát
Về nội dung thông tin thì đối với báo in thì tóm gọn nội dung đáng chú ý ở trang nhất sau đó kết nối vào các chuyên trang về NN, TCCNNN. Đối với báo điện tử dùng những hình ảnh, biểu đổ minh họa, con số ấn tượng nêu bật nội dung ở trang chủ gây sự chú ý của độc giả. Còn phát thanh, truyền hình thì bố trí thời điểm cao điểm từ 17 giờ đến 24 giờ như kết quả khảo sát ở trên (biểu đồ 4.9).
Về dung lượng, thời lượng, thì trong cuộc sống hiện nay, công chúng có ít thời gian để tiếp cận, cập nhật thông tin. Theo kết quả khảo sát công chúng, thì có đến 40.4% người được hỏi cho rằng tiếp cận báo chí từ 30 phút đến 1 giờ/ngày. Kế đến là số người dành thời gian từ 2 đến 6 giờ/ngày tiếp cận báo chí nắm bắt thông tin, chiếm 25.3%. Còn số người tiếp cận từ 1 đến
2 giờ/ngày thì ít hơn một chút, chiếm tỷ lệ 24.9%. Đối với số người tiếp cận trên 6 giờ đến 8 giờ/ngày ít, chiếm 5.6%. Và số người tiếp cận hơn 8 giờ/ngày rất ít, chiếm 2.3%. Từ kết quả này cho thấy trong cuộc sống hiện đại, con người có rất ít thời gian để tiếp cận báo chí và phần lớn trong số họ chỉ dành từ 30 phút đến 1 giờ tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của của họ [biểu đồ 8; phụ lục 1].
Biểu đồ 39: Thời gian công chúng ĐBSCL tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin?
Nguồn: Kết quả khảo sát Vì thế những nội dung truyền thông về TCCNNN trên báo chí ĐBSCL cần cô đọng, súc tích tập trung vào nội dung chính. Nếu vấn đề đó được công chúng tiếp tục quan tâm thì sẽ dùng các thể loại khác, như: tin sâu, bài viết, phóng sự phân tích, lý giải vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Về thể loại báo chí truyền thông TCCNNN, theo kết quả khảo sát thi công chúng quan tâm nhất là chương trình tin tức thời sự, chiếm 51.1%. Còn số người tiếp cận thông tin TCCNNN từ chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục, tạp chí, chiếm 19.1%. Tiếp theo đó là các chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp (16.7%). Còn các tiểu mục, tiết mục (8%). Câu chuyện truyền thanh (5.2%). Đây là cơ sở để các cơ quan báo chí nghiên cứu đẩy mạnh các thể loại truyền thông TCCNNN phù hợp [biểu đồ 11; phụ lục 1].
Biểu đồ 40: Công chúng ĐBSCL thường tiếp cận thông tin TCCNNN qua dạng chương trình nào?
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Tăng cường liên kết, trao đổi các tác phẩm báo chí về tái cơ cấu ngành NN giữa các cơ quan báo chí Đồng bằng sông Cửu Long và các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
15.3% người được hỏi cho rằng các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL cần liên kết với các cơ quan báo chí trong và ngoài nước để truyền thông về TCCNNN [biểu đồ 28; phụ lục 1]. Mỗi cơ quan báo chí đều sản xuất ra nhiều tin, bài về TCCNNN. Tuy nhiên trong thời gian qua do chưa có sự liên kết, trao đổi thông tin mà mỗi cơ quan báo chí đều tự sản xuất và truyền thông TCCNNN theo cách riêng của mình. Đối với một số tờ báo địa phương thì chọn những thông tin hay, tin “nóng” gửi cộng tác lên cơ quan báo chí khu vực, báo chí Trung ương. Những sản phẩm truyền thông TCCNNN sau khi đăng phát một vài lần rồi không sử dụng nữa. Trong khi những thông tin, chương trình đó lại rất giá trị và cần thiết cho công chúng ở các địa phương khác. Vấn đề này đã gây lãng phí lớn, vì thế báo chí ĐBSCL cần đẩy mạnh liên kết, trao đổi các tác phẩm báo chí, nhất là những chương trình về TCCNNN vừa làm phong phú thêm sản phẩm truyền thông vừa giảm chi phí.
Song song đó, các cơ quan báo chí ĐBSCL cũng cần liên kết, hợp tác, trao đổi thông tin với các cơ quan báo chí nước ngoài để đẩy mạnh truyền thông về TCCNNN. Bởi việc tổ chức cho phóng viên, nhà báo đi nước ngoài để sáng tác các tác phẩm báo chí về TCCNNN sẽ tốn nhiều chi phí, nhiều cơ quan báo chí ĐBSCL không có kinh phí để thực hiện. Khi có sự liên kết, hợp tác, trao đổi thông tin với các cơ quan báo chí ngoài nước thì các sản phẩm báo chí truyền thông về TCCNNN càng phong phú, đa dạng, thu hút hơn. Theo kết quả khảo sát, 26.6% người được hỏi cho rằng các nhà quản lý cần tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, nhà báo đi tham quan, tìm hiểu những mô hình mới về TCCNNN ở trong và ngoài nước [biểu đồ 29; phụ lục 1].
Biểu đồ 41: Các nhà quản lý và cơ quan báo chí cần tạo cơ chế như thế nào để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?
Nguồn: Kết quả khảo sát
- Tổ chức cho các phóng viên, nhà báo chuyên viết về TCCNNN liên kết, làm việc nhóm, trao đổi thông tin, sản phẩm truyền thông
TCCNNN là chủ trương, mảng đề tài mới, từng tỉnh, từng địa phương sẽ có cách thực hiện TCCNNN khác nhau và các cơ quan báo chí truyền thông về TCCNNN khác nhau vì thế việc trao đổi, liên kết thông tin giữa các phóng viên, nhà báo chuyên viết về TCCNNN là rất cần thiết. Khi có sự liên kết, trao đổi thông tin với nhau, các phóng viên, nhà báo sẽ mở rộng tầm
hiểu biết về nội dung mình phụ trách. Khi viết tin, bài về TCCNNN phóng viên, nhà báo sẽ có cái nhìn rộng hơn, bao quát hơn và chuyên sâu hơn. Như nguyên bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan khuyến cáo: “Nhà báo viết về TCCNNN không nên tác nghiệp không nên lũi thủi một mình, mà đi theo nhóm, từ đó mới có những bài viết hay, chuyên sâu với góc nhìn đa chiều” [Phụ lục 4]. Và trong thời đại số như hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, trang thiết bị hiện đại thì việc liên kết, kết nối nội dung, thông tin giữa các phóng viên, nhà báo càng dễ dàng, thuận tiện hơn.
Mặt khác, các cơ quan báo chí ĐBSCL cần liên kết và cùng phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức chiến dịch truyền thông về TCCNNN, bám sát những chủ đề mà các ngành, các cấp và công chúng đang quan tâm theo dòi như các chiến dịch truyền thông về “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, về “ bảo vệ môi trường”, về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Làm như thế sẽ có sự tác động mạnh mẽ giúp các ngành, các cấp và nông dân hiểu thêm về TCCNNN. Và từ những tin, bài của chiến dịch truyền thông về TCCNNN sẽ tạo thành những phong trào, chương trình hành động của các ngành, các cấp và nông dân trong thực hiện TCCNNN.
- Phối hợp với các viện, trường mở chiến dịch truyền thông tái cơ cấu nông nghiệp dài hạn với qui mô lớn và tập trung
Các trường cũng có những dự án lớn mang tầm cấp vùng, khu vực Quốc gia và Quốc tế, rất cần truyền thông rộng rãi để mọi người, nhất là nông dân đều hưởng ứng. Thời gian qua, báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng chủ yếu là dựa vào hoạt động của các ngành chuyên môn, các viện, trường để thông tin, chưa có cơ quan báo chí nào ký kết, hợp tác truyền thông TCCNNN theo các đề án, dự án dài hạn. Do đó, báo chí ĐBSCL cần nghiên cứu phối hợp với các viện, trường để xây dựng kế hoạch tuyên truyền dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm và chuyên sâu về nội dung TCCNNN. Hình thức liên kết truyền thông này có ưu điểm là có các chuyên gia phân tích sâu, đồng thời có những cảnh báo và dự báo xa, giúp khán giả
biết thêm về lộ trình, thời gian và mục tiêu đề án tái cơ cấu ngành NN cần hướng tới. Để từ đó các đối tượng công chúng biết được mình cần phải làm gì để thực hiện thành công TCCNNN. Làm được như thế báo chí vừa đóng vai trò là cơ quan thông tin vừa đồng hành cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trong các hoạt động truyền thông TCCNNN. Từ đó sẽ có những sản phẩm truyền thông về TCCNNN có chất lượng và đi vào chiều sâu. Một lãnh đạo cơ quan báo chí ở Cần Thơ nêu quan điểm: “Tôi thấy đây là một gợi ý hay và có thể tổ chức thực hiện được.” [Phụ lục 3; PVS 10]. Một lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí ở Đồng Tháp cũng cho rằng: “Việc phối hợp với các viện trường để thực hiện công tác truyền thông là rất cần thiết. Báo chí nên xây dựng kế hoạch mang tính chất dài hạn để sự phối hợp này ổn định hơn, bền vững hơn.” [Phụ lục 3; PVS 14].
Phương thức liên kết này chia sẻ phần nào chi phí trong sản xuất chương trình, đồng thời có những chương trình chuyên sâu, qui tụ, tập hợp được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học. Theo kết quả khảo sát, 25.2% người được hỏi cho rằng các cơ quan báo chí cần ký kết, hợp tác với các viện, trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về TCCNNN [biểu đồ 29; phụ lục 1].
Biểu đồ 42: Nội dung truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL còn có những hạn chế gì?
Nguồn: Kết quả khảo sát