Những Hạn Chế Và Nguyên Nhân Của Báo Chí Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Truyền Thông Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp


phí sản xuất lúa ở huyện Tháp Mười tăng thu nhập thu nhập thêm hàng ngàn tỷ đồng từ sản xuất lúa - do GS - TS Vò Tòng Xuân trực tiếp phụ trách; rồi sau này là hàng loạt dự án ký kết hợp tác giữa tỉnh Đồng Tháp với các đối tác nước ngoài.

Tư liệu, tài liệu là một trong những khâu quan trọng trong công tác sáng tác tin, bài phục vụ cho công tác truyền thông. Khi các địa phương tập trung và đồng loạt triển khai đề án TCCNNN là nguồn tư liệu dồi dào để phóng viên sáng tạo tác phẩm được thuận lợi và chính xác hơn. Nếu như trước đây nhiều phóng viên, nhà báo khi được phân công viết tin, bài về lĩnh vực TCCNNN sẽ rất ngại vì chưa hiểu rò và nắm vững đâu là chuyển dịch cơ cấu NN và TCCNNN, bây giờ khi có đầy đủ tư liệu về TCCNNN thì phóng viên sẽ nhìn nhận vấn đề rò hơn và sáng tạo tác phẩm truyền thông TCCNNN tự tin và thuyết phục hơn.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà quản lý cũng đã đưa ra nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều mô hình giúp các địa phương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đề án TCCNNN. Đây vừa là nguồn tư liệu vừa là kiến thức để phóng viên cập nhật, tham khảo để sáng tác các tác phẩm báo chí truyền thông về đề án TCCNNN có chiều sâu và mang tính thuyết phục cao. Cụ thể như khi TS Đặng Kim Sơn - Viện chính sách chiến lược phát triển NN - nông thôn có những buổi nói chuyện về “Đề án TCCNNN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” cho cán bộ công chức thì phóng viên, nhà báo có cơ sở và nắm vững chủ trương, định hướng khi truyền thông đề án TCCNNN. GS.TS Vò Tòng Xuân thì có buổi thuyết trình về chương trình giảm giá thành trong sản xuất lúa, qua đó đã giúp nông dân, cán bộ công chức, phóng viên hiểu sâu hơn về các giải pháp để hạ giá thành trong sản xuất lúa.

Đề án TCCNNN là đề án mới, nên người dân muốn biết chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện các chuỗi ngành hàng, vì thế


người dân không chỉ quan tâm, tiếp nhận thông tin TCCNNN từ báo chí mà còn tham gia cung cấp thông tin, hoặc phản ánh về những vấn đề bất cập liên quan đến TCCNNN.

Hai là, báo chí đẩy mạnh truyền thông về NN, TCCNNN

TCCNNN là đề án mới nên các cơ quan báo chí nói chung và báo chí ĐBSCL nói riêng đẩy mạnh truyền thông về nội dung này vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa đáp ứng nhu cầu của công chúng. Từ khi có chủ trương thực hiện đề án TCCNNN, các cơ quan báo chí ĐBSCL đều mở thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục truyền thông về nội dung này. Các tin, bài về NN, TCCNNN của báo chí ĐBSCL chiếm từ 30-50% dung lượng, thời lượng tin, bài chung. Một lãnh đạo cơ quan báo chí cho biết: “Do chủ trương chung của Đảng, báo chí truyền thông TCCNNN thực hiện trách nhiệm của mình thì đây cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị. Mặt khác đây là nội dung rất là hấp dẫn bạn đọc, với thính giả với người xem và làm phong phú thêm nội dung của các cái kênh truyền thông báo chí.” [Phụ lục 3; PVS 13].

Khi phân công viết tin, bài hay phụ trách các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, chương trình về NN, TCCNNN các cơ quan báo chí ĐBSCL phân công những phóng viên, nhà báo am hiểu, có kiến thức sâu về NN, TCCNNN. Các cơ quan chức năng, ngành chuyên môn, cơ quan báo chí cũng đã tổ chức tập huấn, hội thảo; tạo điều kiện cho các phóng viên, nhà báo cập nhật thêm kiến thức về NN, TCCNNN, đi tham quan, tìm hiểu các mô hình, phương thức về sản xuất NN, TCCNNN ở trong và ngoài nước. Nhà báo Minh Trường, phóng viên Đài PTTH Đồng Tháp cho biết: “Tôi rất là tâm đắc khi được cùng lãnh đạo tỉnh đi trải nghiệm các mô hình NN công nghệ cao ở Đà Lạt, Nhật Bản. Qua nhũng chuyến đi này giúp tôi mở mang rất nhiều kiến thức về TCCNNN.” [Phụ lục 4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nông dân hợp tác và tạo điều kiện cung cấp thông tin cho phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí để


truyền thông về nội dung này. Đây là nguồn đề tài phong phú để các phóng viên, nhà báo truyền thông tốt về TCCNNN. Một phóng viên Báo Cần Thơ cho biết: “Trong quá trình tác nghiệp phóng viên dễ tìm đề tài, đối tượng tiếp xúc là ngành nông nghiệp, nhà khoa học, nông dân… khá gần gũi và sẵn sàng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan để minh họa cho tác phẩm đạt hiệu quả về mặt tuyên truyền” [Phụ lục 3; PVS 18].

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

3.2.1. Những hạn chế của báo chí Đồng bằng sông Cửu Long trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ nhất, báo chí ĐBSCL truyền thông về những chủ trương, chính sách mới về NN, TCCNNN đôi khi chưa kịp thời và có những thông tin làm cho nông dân hoang mang

Những chủ trương, chính sách về TCCNNN khi mới được ban hành, báo chí ĐBSCL thường đưa những thông tin “bề nổi” về công tác triển khai mà chưa phân tích sâu về nội dung cũng như những điều kiện để được hưởng những ưu đãi đó, nên người dân chưa tiếp cận kịp thời. Như trong Chuyên mục “Đại biểu dân cử với cử tri” phát phóng sự “Thuân lợi, khó khăn khi triển khai chính sách hỗ trợ phát triển NN” (phát ngày 30.4.2018 của THĐT của tác giả Minh Tấn, Anh Lý). Phóng sự này đã phản ánh việc anh Nguyễn Phước Việt Cường ở Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ứng dụng công nghệ cao để trồng rau thủy canh với diện tích 3 ngàn m2 và tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Do chỉ nghe thông tin thoáng qua trên báo chí nên ông vẫn chưa được vay vốn với lãi suất thấp. Cũng như ông Cường, Ông Huỳnh Thanh Thắm, giám đốc Hợp tác xã Đức Huệ ở xã Mỹ Quý - huyện Tháp Mười, Đồng Tháp cũng chưa nắm bắt kịp thời về hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai theo Nghị quyết 138.


Ngoài ra, một số phóng viên, nhà báo đưa tin về TCCNNN thiếu chính xác làm cho người dân hoang mang, mất niềm tin vào sự thành công của đề án TCCNNN. Như chuyện xoài bị rớt giá hồi đầu năm 2018 vừa qua, nhiều tờ báo ở ĐBSCL cứ liên tục đưa tin về giá xoài bị sụt và cho rằng nguyên nhân là do các thương láy Trung Quốc hạn chế thu mua. Trong khi thực chất xoài rớt giá chỉ xảy ra đối với những nhà vườn chưa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp và không áp dụng phương pháp bao trái để đảm bảo an toàn chất lượng, nên doanh nghiệp không thu mua hoặc thu mua với giá thấp. Do thông tin với mật độ dầy và chưa phân tích đúng nguyên nhân đã làm cho người dân hoang mang, một số nhà vườn phân vân không biết nên để hay đốn những cây xoài đã có đến hàng chục năm tuổi; Gần đây nhất là chuyện một số tờ báo ĐBSCL đưa tin “gạo giả” gây xôn xao dư luận. Tin “sốc” này được đăng tải từ một tài khoản của cư dân mạng xã hội đưa những hình ảnh gạo khi bỏ vào chảo rang thì bị cháy và cho rằng đây là “gạo giả”. Trong chương trình thời sự của THĐT 12.7.2017, tác giả Minh Trường đã đưa thông tin “Nghi gạo giả”. Thông tin ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của công chúng. Chính quyền, người dân ĐBSCL tỏ ra hoang mang, lo lắng vì thông tin này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi ĐBSCL là vựa lúa lớn của cả nước. Khi các ngành chức năng vào cuộc điều tra thì thông tin “gạo giả” là hoàn toàn không có thật mà đây chỉ là trò câu “like” của một cư dân mạng. Một lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí đánh giá: “Trong truyền thông TCCNNN báo chí đôi khi đưa tin chưa chính xác. Có thể những thông tin đó chưa được kiểm chứng, làm cho người dân, nhất là nông dân người ta hoang mang, khó chấp nhận” [Phụ lục 3; PVS 9].

Thứ hai, nhiều thông tin báo chí truyền thông về TCCNNN chưa lý giải rò nguyên nhân thành công, thất bại và thiếu định hướng


Có rất nhiều tin, bài trên báo chí ĐBSCL phản ánh về những thành công, thất bại của các mô hình sản xuất NN nhưng chỉ phản ánh cái “vỏ” bên ngoài mà chưa đi sâu phân tích “cái lòi” của mô hình. Như chủ trương TCCNNN của thành phố Cần Thơ là phát triển kinh tế vườn chọn những cây có hiệu quả kinh tế cao. Báo chí dựa theo đó đã liên tục có những tin, bài khuyến khích nhà vườn ở nông trường Sông Hậu trồng xoài mà chưa đi sâu phân tích muốn thực hiện mô hình này cần phải hội đủ những điều kiện về vốn, đất đai phải phù hợp, nắm vững kỹ thuật chăm sóc và việc gắn kết đầu ra để tiêu thụ sản phẩm…khi nhiều nhà vườn đã chuyển đổi sang trồng xoài, dẫn đến “cung vượt cầu” nhà vườn bị thua lỗ.

Ở tỉnh Trà Vinh thì có mô hình trồng Gấc. Trong đề án TCCNNN của tỉnh cũng chọn cây này làm cây chủ lực. Thực hiện nhiệm vụ chính trị, báo chí địa phương cũng đã đẩy mạnh truyền thông theo chủ trương. Cũng như mô hình xoài ở thành phố Cần Thơ, nhiều tờ báo cũng đã đăng những tin, bài mà chưa đi sâu phân tích các điều kiện, yếu tố cần thiết để thực hiện mô hình thành công. Nông dân chỉ nghe thông tin “bề nổi” trên báo chí nên đua nhau trồng dẫn đến cung vượt cầu, gấc bán không được nông dân bị thua lỗ. Phóng viên báo Trà Vinh Khmer ngữ kể lại:

Ở đây nếu nói về chủ trương thì từ Trung ương đến tỉnh đều đồng nhất, mình thì hay bị cái lỗi là mình đi theo đuôi. Ví dụ như cây gấc là 1 trong những cây mà được dự án SME, dự án MD chọn riêng Sở NN Trà Vinh để triển khai cây chuyển dịch cho đồng bào Khmer. Tính về hiệu quả nói chung là tốt, nhưng khi trồng thì lúc đầu giá tốt, nhưng chỉ được một vụ, nhưng sau đó nhà thu mua người ta chạy người ta bỏ cuối cùng tỉnh phải dùng tiền mình để mua về. Sau này mình cũng không dám đưa vào để làm nữa, nói chung kể cả ngành NN và báo chí mình cũng bị hố.” [Phụ lục 3; PVS 17].


Ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp có mô hình “trồng lúa hữu cơ không phun xịt hóa chất” của nông dân Nguyễn Văn Tiếng. Quy trình sản xuất lúa hữu cơ của nông dân này là tuyệt đối sử dụng phân bón lúa có nguồn gốc hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng thủ công. Nhiều nhà khoa học, chuyên gia NN cho rằng đây là mô hình rất khó thực hiện và khó đạt kết quả như mong muốn, bởi trong điều kiện sản xuất NN như hiện nay dịch bệnh diễn biến phức tạp. Khi báo chí ĐBSCL thông tin mà chưa phân tích “đến nơi, đến chốn” lúc đầu gây sự chú ý của người tiêu dùng và nhiều nông dân làm theo, nhưng khi phát triển với diện tích lớn thì mô hình gặp thất bại. Một chuyên gia kinh tế chỉ ra nguyên nhân thất bại của việc thông tin những mô hình sản xuất theo đề án TCCNNN là do:

Lẽ ra báo chí cần phải phân tích thêm cái mô hình muốn làm được như vậy thì điều kiện thổ nhưỡng như thế nào, điều kiện kỹ thuật ra làm sao, giống má phải đạt chuẩn để họ thấy nếu muốn làm được cái đó thì phải hội tụ những điều kiện như ông đó. Cái vai trò tác động của báo chí tác động mà báo chí tác động tốt thì dẫn đến kết quả tốt. Báo chí tác động xấu thì hậu quả cũng rất lớn [Phụ lục 3; PVS 2].

Biểu đồ 16: Nội dung truyền thông TCCNN của báo chí ĐBSCL còn có những hạn chế gì?


Nguồn Kết quả khảo sát Đánh giá này cũng đã phản ánh đúng với kết quả 1

Nguồn: Kết quả khảo sát


Đánh giá này cũng đã phản ánh đúng với kết quả khảo sát công chúng là 12.7% người được hỏi cho rằng nhiều mô hình TCCNNN khi được truyền thông trên báo chí ĐBSCL bị thất bại [biểu đồ 23; phụ lục 1].

Nhiều tin, bài về NN, TCCNNN trên báo chí ĐBSCL chung chung, thiếu sự cập nhật, so sánh, và nhận định về quy luật cung - cầu của hàng nông sản, quy luật của kinh tế thị trường mà chỉ dựa vào “hiện tượng”. Như bài viết: “Xoài cát chu giảm mạnh” (đăng trên trang kinh tế, Báo Cần Thơ Online ngày 12.06.2018). Bài viết này phản ánh, đang là thời điểm chính vụ, giá xoài cát chu giảm xuống mức kỷ lục, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Bài viết này chỉ xoáy sâu về giá sụt xoài sụt giảm mà không nói rò nguyên nhân là do quy luật cung - cầu. Cách thông tin chung chung, thiếu định hướng làm cho nông dân bị dao động, lúng túng không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì. Thiệt hại nghiêm trọng hơn khi một số nông dân, nhà vườn chưa hiểu rò bản chất vấn đề mà chỉ nghe những thông tin chung chung trên báo chí rồi nay trồng cây này mai lại đốn, đốn rồi trồng lại. Một chuyên gia NN cho rằng: “Báo chí truyền thông về các mô hình TCCNNN thiếu những cái phân tích, thiếu những cái diễn giải đi sâu đằng sau các sự kiện, đằng sau những cái hiện tượng, đằng sau những cái đe dọa, những cái rũi ro những cái cảnh báo. Bản chất của nó là gì? Nguyên nhân của nó là đâu? Giải pháp ở đâu cái gì là tiềm năng, cái gì là ẩn giấu” [Phụ lục 3; PVS 3].

Thứ ba, một số nội dung truyền thông về TCCNNN chưa khách quan, bị thương mại hóa đã tác động tiêu cực đến nhận thức doanh nghiệp và nông dân

Thực hiện TCCNNN từng địa phương tìm ra hướng phát triển, cách làm phù hợp của riêng mình. Báo chí không chỉ truyền thông những chủ trương, chính sách về TCCNNN đến người dân mà còn phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của người dân về chủ trương TCCNNN. Khi địa phương phát động mô hình gì thì phóng viên, nhà báo cũng cần đi sâu, đi sát với thực tế để lắng nghe mô hình đó có những khó khăn, vướng mắc gì để phản ánh,


từ đó các ngành chức năng kịp thời điều chỉnh, bổ sung và tìm giải pháp. Thế nhưng vẫn còn một số tin, bài trên báo chí ĐBSCL phản ánh theo phong trào, chủ trương mà thiếu kiểm chứng, phản biện. Cụ thể như: ngày 19.09.2018 trên trang kinh tế báo Cần Thơ Online có bài viết “Trồng thanh long làm giàu” (Tác giả: Thanh Thư). Bài viết nêu dẫn chứng: ông Phan Văn Chính ở ấp Trường Khương B, xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, Cần Thơ thành công từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ, với thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/tháng và còn khẳng định: “Hiện tại, tôi có hợp đồng với các vựa thu mua thanh long tại Vĩnh Long nên không lo đầu ra cho sản phẩm”. Thế là cũng như nhiều nông dân khác ở ĐBSCL ông đã mở rộng điện tích trồng thanh long. Sau đó chưa đầy một tháng thì trên Báo Đầu tư Online có bài “Nỗi buồn thanh long, nỗi đau nghiệp đoàn” (tác giả: Hà Tâm). Bài viết phản ánh thanh long Việt Nam rớt giá thảm hại, nhà vườn điêu đứng. Thất bại này một phần cũng do báo chí có những tin, bài mang tính áp đặt, suy diễn, tô hồng mà chưa định hướng rò ràng hoặc cảnh báo những rũi ro về thị trường tiêu thụ đối với mô hình này.

TCCNNN là đề án mới nên các địa phương vừa thực hiện vừa tìm ra các mô hình, cách làm mới phù hợp với điều kiện ở địa phương mình. Có những mô hình, cách làm mới khi triển khai đã mang lại hiệu quả, nhưng cũng có những mô hình liên kết xây dựng chuỗi ngành hàng bị thất bại. Báo chí khi truyền thông về sự thất bại của những mô hình này cần phải phân tích một cách khách quan, tìm hiểu đâu là nguyên nhân, lỗi thuộc về doanh nghiệp hay nông dân. Thế nhưng có những bài báo khi phản ánh về sự đổ vỡ hay thất bại của mô hình, cách làm mới chỉ đổ lỗi về phía nhà quản lý, doanh nghiệp mà không chỉ rò trách nhiệm của nông dân. Vấn đề này đã làm cho nhiều nông dân có tư tưởng ỷ lại, không thực hiện đúng những điều đã cam kết khi tham gia vào những mô hình mới, hay chuỗi ngành hàng. Đơn cử như chuyện hợp đồng bao tiêu giá lúa giữa công ty cổ phần Docimexco và

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí