của các lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự; thể hiện sự tác động qua lại của các phương tiện truyền thông đại chúng, phản ứng của khán giả với các CS công trong xã hội dân chủ. Thông qua đó, các nhà nghiên cứu khẳng định, truyền thông có ảnh hưởng đến chương trình nghị sự của chính phủ. Các chương trình nghị sự khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng và theo từng loại hình báo chí (báo in, báo truyền hình). Kết quả nghiên cứu cho thấy thiết lập chương trình nghị sự là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của truyền thông, gắn với đó sẽ là hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông đại chúng nhằm tạo ra sự dân chủ trong xã hội [139]. Điều này được lý giải một phần trong bài viết năm 1972 của nhóm tác giả McCombs, M.E., và D.L. Shaw mang tên “The Agenda-setting Function of Mass Media” [138] (Chức năng thiết lập chương trình nghị sự của truyền thông đại chúng).
Meyer, Thomas (2002) viết cuốn sách “Media Democracy: How the Media Colonize Politics” (Nền dân chủ truyền thông: Cách thức truyền thông các vấn đề chính trị) đã lập luận rằng các phương tiện truyền thông đang chuyển đổi nền dân chủ truyền thống thành “nền dân chủ truyền thông”. Chính trị và truyền thông có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó truyền thông là cơ quan trung gian của nền dân chủ có ý thức, tức là các nhóm xã hội và tổ chức chính trị qua truyền thông để bày tỏ thái độ dân chủ. Thông qua qua truyền thông, công chúng quan tâm hơn đến chính trị và CS. Kết quả nghiên cứu đã góp thêm một góc nhìn về vai trò của TTCS đối với việc tạo nên tính dân chủ trong xã hội [141].
Brans, Marleen, Facon, Pedro và Dieter Hoet (2003) trong nghiên cứu “De Organisatie en het Management van de Beleidsvoorbereiding in Belgie: Een Vergelijking met Nederland” (Tổ chức và quản lý hoạch định CS của Bỉ: So sánh với Hà Lan) cho thấy TTCS giúp cho các bộ trưởng điều hành một cách hấp dẫn hơn thông qua việc thể hiện các ý định CS ưu việt mà họ đưa ra, đặc biệt là trong giai đoạn hoạch định CS. Tiếp đó đến năm 2004, trong nghiên cứu “Public Organizations, Stakeholders and the Construction of Publicness. Claims and Defence of Authority in Public Action” (Các tổ chức công, các bên liên quan và việc xây dựng tính công cộng), Demortain, David cho thấy TTCS đang buộc các trung tâm quyền lực truyền thống phải thay đổi trong bối cảnh có nhiều tác nhân và cấp độ tương tác khác nhau, trong đó tính công khai của CS là vấn đề được quan tâm. Nhận định này đưa ra trên cơ sở nghiên cứu mức
25
độ tương tác của công chúng trong khuôn khổ hoạch định CS tại Pháp.
Howlett, M. (2009) trong bài viết “Government communication as a policy tool” (Truyền thông chính phủ như công cụ CS) và nghiên cứu thể hiện trong cuốn sách “Designing Public Policies: Principles and Instruments” (Thiết kế CS công: Nguyên tắc và công vụ) xuất bản năm 2011 và tái bản lần 2 năm 2019 xem truyền thông của chính phủ như là công cụ CS, phương tiện để tạo ra hiệu quả cho các mục tiêu CS. Ông nhấn mạnh truyền thông chính phủ có vai trò trong giai đoạn “đầu - cuối” của CS công và các quy trình TTCS liên quan đến thiết lập chương trình nghị sự, xây dựng CS và các hoạt động của nhà hoạch định CS [118].
Buurma H. (2011) với bài viết “Public policy marketing exchange in the public sector” (Giới thiệu CS trong khu vực công) đăng trên Tạp chí Tiếp thị Châu Âu cho rằng TTCS là một phần hành động của chính phủ để thực hiện một CS cụ thể. Chính phủ sử dụng các công cụ truyền thông để đưa các thông tin CS của mình đến với người dân nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của họ; đồng thời hướng đến cải thiện việc thực hiện các CS của chính phủ [91].
Năm 2012, Tạp chí Khoa học xã hội Hàn Quốc đăng tải bài báo “Effective Policy Delivery System in the Age of Information Overload - The Role of Imagery on Citizen Perception and Compliance of Public Policy” (Hệ thống phân phối CS hiệu quả trong thời đại bùng nổ thông tin - Vai trò của hình ảnh đối với nhận thức của công chúng và sự tuân thủ CS công) của Micheal J.A. Trong bài viết, TTCS được miêu tả như trò chơi thuyết phục mà người dân ở vị trí trung tâm, chính phủ và các đối thủ của chính phủ đang cạnh tranh với nhau để đạt được sự ủng hộ và hỗ trợ của người dân. Bài báo đã tìm hiểu mối quan hệ tiềm ẩn giữa môi trường thông tin đang thay đổi, hành vi xử lý thông tin và việc thực thi CS công. Tuy nhiên, các lập luận đưa ra chưa được kiểm tra qua các cách tiếp cận chặt chẽ và có hệ thống hơn.
Nhóm nghiên cứu đến từ Hàn Quốc Kang, I., Lee, G., Park, C. và Shin, M. (2013) viết bài “Tailored and Targeted Communication Strategies for Encouraging Voluntary Adoption of Non-Preferred Public Policy” (Các chiến lược truyền thông được điều chỉnh để khuyến khích thực hiện CS) đăng trên Tạp chí Dự báo công nghệ và và sự chuyển biến xã hội trình bày quá trình thực hiện chiến lược truyền thông của chính phủ để áp dụng CS vào đời sống. Trên cơ sở phân biệt CS công không được ưu tiên với CS công được ưu tiên, các tác giả
26
Có thể bạn quan tâm!
- Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Về Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
- Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Về Cải Cách Hành Chính
- Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Về Truyền Thông Chính Sách
- Một Số Khái Niệm Cần Thiết Cho Cơ Sở Lý Luận
- Chính Sách Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.
đã phát triển chiến lược truyền thông để áp dụng CS công không ưu tiên; tiếp đến phân loại các chiến lược truyền thông của chính phủ dựa trên các đặc điểm của chúng và diễn giải lại việc áp dụng CS. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm của TTCS dễ bị thao túng bởi thế lực chính trị và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đối với quy trình CS xảy ra theo cách đơn giản là lôi cuốn hoặc khởi xướng tình cảm công chúng, gây sức ép với chính phủ để đưa ra những CC phù hợp [124].
Bender, K. và Keller, S. (2014) trong cuốn sách mang tên “The Role of International Policy Transfer and Diffusion for Policy Change in Social Protection: A Review of the State of the Art” (Vai trò của Chuyển giao CS Quốc tế và Truyền bá thay đổi CS trong bảo trợ xã hội - Đánh giá về thực trạng nghệ thuật) đi sâu nghiên cứu về chuyển giao, phổ biến và thay đổi CS. Thông qua đó, các tác giả cho thấy truyền thông có vai trò lớn hơn trong quy trình CS nếu không chịu sự áp đặt của chính trị. Trong một số trường hợp, các tập đoàn truyền thông hoạt động như doanh nghiệp, tham gia với các nhà hoạch định CS uy tín để thiết lập cả các chương trình nghị sự CS và các điều khoản thỏa thuận hợp pháp [84].
- Nhóm nghiên cứu về truyền thông trong các giai đoạn CS:
Năm 1997, TTCS trong các giai đoạn CS được trình bày cụ thể hơn trong cuốn sách mang tên “An introduction to the study of public policy” (Giới thiệu về nghiên cứu CS công) của Jones, C. O. Tác giả đưa ra những nhiệm vụ cơ bản của truyền thông trong giai đoạn đánh giá CS. Đó là: (1) dự đoán các vấn đề CS phát sinh trước các quan chức NN, (2) cảnh báo công chúng về các vấn đề này trên cơ sở cảnh báo chính thức của chính phủ, (3) thông báo cho công chúng về những vấn đề liên quan đến lợi ích và ràng buộc đối với họ, (4) theo dõi các đề xuất CS giữa các nhóm hay các chủ thể CS, (5) tham vấn nội dung cải tiến hay thay đổi CS, (6) dự báo tiến độ ra quyết định CS của chính phủ, (7) giúp các nhà lập pháp lựa chọn CS thay thế, (8) cảnh báo công chúng về cách quản lý CS của chính phủ, (9) đánh giá hiệu quả CS đang thực hiện,
(10) gợi mở các hướng đánh giá CS của các bên liên quan [123].
Năm 2014, giáo sư người Cannada Ted Glenn đưa ra nghiên cứu về TTCS trong bài viết “The management and administration of government communications in Canada” (Quản lý và điều hành truyền thông của chính phủ Canada) [114] đăng trên Tạp chí Hành chính công Canada. Ông đã xem xét chức
27
năng truyền thông của chính phủ Canada để xác định thông tin liên lạc của chính phủ là gì? Chức năng trong hoạt động thông tin của chính phủ và mục đích sử dụng thông tin của chính phủ. Trong đó, bài viết nêu lên vấn đề truyền thông trong giai đoạn hoạch định CS và thực thi CS; truyền thông CS được chính phủ sử dụng để tiếp thị CS.
Sau Ted Glenn, vấn đề truyền thông về các giai đoạn CS được nhắc đến trong một số nghiên cứu: Head, B.W. (2015) “Toward more “evidence- informed” policy making?” (Hướng tới hoạch định CS so tính thực tiễn hơn)
[116] đăng trên Tạp chí Hành chính công; Bunea, A.; Thomson, R. (2015) “Consultations with interest groups and the empowerment of executives: Evidence from the European Union” (Tham vấn với các nhóm lợi ích và Trao quyền cho Người điều hành: Bằng chứng từ Liên minh Châu Âu) [90] đăng trên Tạp chí Quản trị, hành chính và các tổ chức; Cairney, P.; Wellstead, A.; Oliver, K. (2016) với bài viết “To bridge the divide between evidence and policy: Reduce ambiguity as much as uncertainty” (Tạo mối liên hệ giữa thực tiễn và CS: giảm sự mơ hồ và không chắc chắn) [92] đăng trên Tạp chí Hành chính công.
- Nhóm nghiên cứu về báo chí TTCS
David Weaver và Swanzy Nimley Elliott (1985) trong bài viết “Who Sets the Agenda for the Media? A Study of Local Agenda building” (Ai là người thiết lập chương trình nghị sự trong truyền thông? Nghiên xứu việc xây dựng chương trình nghị sự ở địa phương) đăng trên Tạp chí Báo chí và Truyền thông đại chúng hàng quý nghiên cứu về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cho thấy báo chí đưa tin trước đó có tính dự đoán và ảnh hưởng đến CS đưa ra trong chương trình nghị sự. Chương trình nghị sự báo chí là dòng sự kiện được định hình bởi giá trị thông tin và thực tiễn. Một trong những vai trò cơ bản của hoạt động TTCS là xem xét kỹ lưỡng các vấn đề chính phủ đang, sẽ và đã từng làm để đảm bảo rằng chính phủ có thể chịu trách nhiệm trước công chúng. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ rõ điều này không đúng khi truyền thông bị chi phối bởi lợi ích chính trị [101].
Nhóm tác giả Bryan D.J. và Michelle W. trong bài viết “Public Policy and the Mass Media: An Information Processing Approach” (CS công và truyền thông đại chúng: Sự tác động lẫn nhau của truyền thông đại chúng và việc ra quyết định chính trị) đã đưa ra một vài suy nghĩ về vai trò của các
28
phương tiện truyền thông trong quá trình hoạch định CS công [89]. Đầu tiên, họ kiểm tra một cách chi tiết những mô hình cơ bản hiện nay về quan hệ giữa báo chí và nhà nước, đặc biệt tập trung so sánh sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định CS của Hoa Kỳ và sự phủ sóng thông tin về các vấn đề chính của tạp chí New York Times. Kết quả đã cho thấy mối quan hệ giữa báo chí và các nhà hoạch định CS. Cùng đề cập đến vấn đề này, Alexandra E.S. và Lorie L.S. trong bài viết “The Influence of Media and Community Sentiment on Policy Decision-Making” (Ảnh hưởng của truyền thông và tình cảm của cộng đồng đối với việc ra quyết định CS) trích trong cuốn sách “Handbook ofCommunity Sentiment“ (Cẩm nang về giao tiếp cộng đồng) cũng cho rằng các nhà hoạch định CS cần kết hợp nắm bắt thông tin từ cả công chúng và các phương tiện truyền thông vào quá trình ra quyết định của họ.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Đề cập đến vai trò, mối liên hệ của truyền thông, báo chí đối với CS từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam đề cập đến.
Từ góc độ nghiên cứu CS công, Vũ Cao Đàm (2011), “Giáo trình Khoa học CS”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội đã trình bày những thông tin cơ bản liên quan đến lý thuyết CS công. Giáo trình gồm 8 chương, trong đó tại chương 6 ông đã đưa ra vấn đề truyền thông là một trong những yếu tố tổ chức thực hiện CS. Truyền thông được đề cập đến bao gồm truyền thông chính thống và truyền thông phi chính thống. Truyền thông chính thống tại Việt Nam là báo chí của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và nhà nước quản lý. Vai trò của TTCS được nêu lên ở đây là phản ánh các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh truyền thông chính thống là truyền thông phi chính thống, bao gồm: dư luận xã hội, tiếu lâm hiện đại, blog cá nhân, các trang web không bị chi phối bởi các quan điểm nhà nước. Thông qua cuốn giáo trình có thể thấy, TTCS được xác định là có vai trò không thể thiếu trong quá trình CS. Tuy nhiên, giáo trình chưa đề cập sâu đến hoạt động truyền thông mà mới chỉ đưa ra một vài vấn đề liên quan đến TTCS [20].
Đỗ Phú Hải (2012) trong cuốn giáo trình “Những vấn đề cơ bản về CS công” của Học viện Khoa học xã hội đã đưa truyền thông vào trong quy trình xây dựng CS. Tác giả cho rằng, truyền thông cần đảm bảo thông tin về CS được minh bạch và đến với tất cả các đối tượng liên quan. Sau này đến năm 2018, trong nghiên cứu “TTCS trong các khâu của chu trình CS công” đăng
29
trên Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, tác giả đã đưa ra khái niệm về TTCS và khẳng định TTCS sách đóng vai trò quan trọng đối với mỗi khâu của chu trình CS công. Sự tham gia của TTCS một mặt đảm bảo cho sự thành công của CS, mặt khác giúp cho CS ngày càng hoàn thiện hơn. Khâu hoạch định CS, TTCS giúp xác định đúng và trúng vấn đề CS, bảo đảm sự đồng thuận xã hội. Khâu xây dựng CS giúp quá trình lựa chọn giải pháp công cụ CS phù hợp. Khâu thực thi CS giúp cho giám sát CS công được thực hiện với sự tham gia của cả xã hội. Khâu đánh giá TTCS giúp làm rõ được kết quả CS, đồng thời tuyên truyền về kết quả CS, giúp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện CS. Kết quả nghiên cứu này là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho luận án [25]. Trong cuốn sách chuyên khảo “CS công: Những vấn đề cơ bản”, tác giả tiếp tục khẳng định TTCS có vai trò duy trì CS và cơ quan nhà nước - người chủ động thực thi CS - phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng CS và toàn xã hội tích cực tham gia thực thi CS [26].
Từ góc độ nghiên cứu lý luận báo chí đã có một số ấn phẩm được các nhà nghiên cứu lý luận báo chí Việt Nam công bố trong những năm vừa qua, có thể kể đến là: Cơ sở lý luận báo chí và Từ lý luận đến thực tiễn báo chí của tác giả Tạ Ngọc Tấn; Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững; Cơ sở lý luận báo chí truyền thôngcủa nhóm tác giả Đinh Hường - Dương Xuân Sơn - Trần Quang; Truyền thông đại chúng với phát triển xã hội của Lê Thanh Bình; Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển của Lưu Văn An. Trong đó:
Cuốn sách “Từ lý luận đến thực tiễn báo chí” do Tạ Ngọc Tấn chủ biên đã chỉ ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa báo chí có trách nhiệm trong việc quản lý xã hội, quản lý đất nước; thực hiện vai trò là cầu nối giữa Đảng, NN với nhân dân; là phương tiện bảo đảm dòng thông tin hai chiều để tạo ra sự hài hòa giữa ý Đảng lòng dân. Báo chí được xem như cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc sửa chữa những CS không phù hợp, hình thành những CS mới đúng đắn, kịp thời. Từ vai trò quan trọng đó, tác giả đề xuất báo chí cần tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn tổ chức thực hiện các CS kinh tế - xã hội và tham gia một cách năng động vào quá trình hoạch định, hoàn thiện các CS kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước [59].
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” xuất bản năm 2013 của Nguyễn Văn Dững có 8 chương, trong đó chương 5 đề cập đến chức năng xã hội cơ bản của
30
báo chí. Một trong những chức năng quan trọng được đề cập đến là quản lý, giám sát và phản biện xã hội. Theo đó, vai trò tham gia quản lý xã hội của báo chí trước hết bảo đảm dòng thông tin hai chiều từ chủ thể và khách thể quản lý, nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi trong thực tế. Chiều thứ nhất, báo chí truyền bá các chủ trương, CS và quyết định quản lý - lãnh đạo, làm cho các quyết tâm chính trị của lãnh đạo và nhà quản lý thành quyết tâm của toàn dân...; chiều thứ hai là thông tin đúng đắn, khách quan nhất có thể trước và sau chủ trương lãnh đạo, quyết định quản lý ban hành. Thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội tức là báo chí thể hiện tính độc lập tương đối của mình. Tính độc lập không có nghĩa là báo chí độc lập với chính trị. Ở phương diện nào đó, báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị, “là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” [15].
Tác giả Lê Thanh Bình với nghiên cứu “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” xuất bản năm 2008 cũng chỉ rõ truyền thông đại chúng đảm nhận những vai trò cơ bản trong đời sống xã hội [4]. Một trong những vai trò được đề cập tới đó là chuyển tải thông tin các chủ trương, đường lối CS, các văn bản pháp luật về quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, truyền thông đại chúng còn góp phần đấu tranh với các CS, quan điểm làm phương hại đến quyền lợi của quốc gia, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý xã hội.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách “Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội”, Lê Thanh Bình đã phân tích ý nghĩa dịch vụ công của hoạt động thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc vận động, tổ chức nhân dân triển khai CS công. Đây được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của các cơ quan báo chí [3].
Cuốn sách “Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển” do Lưu Văn An chủ biên đã thể hiện vai trò và sức mạnh của truyền thông đại chúng khi tham gia một cách tích cực vào đời sống chính trị các nước tư bản, đặc biệt là trong hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Truyền thông đại chúng giúp sắp đặt các chương trình hoạc định CS và thực thi CS của chính phủ, góp phần kết nối người dân với các nhà hoạch định CS; tuyên truyền quan điểm, CS của chính quyền và tấn công chống lại các quan điểm đối lập... [1]
31
Gần đây nhất, nghiên cứu trực tiếp về TTCS ở trong nước được tập trung thể hiện một số hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức và đã xuất bản một số cuốn sách xoay quanh vấn đề TTCS như: TTCS: Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội năm 2017; TTCS và đồng thuận xã hội, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội năm 2018; TTCS và năng lực tiếp cận của công chúng, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội năm 2019; Kỷ yếu hội thảo Công nghệ TTCS trong kỷ nguyên 4.0 năm 2019 [34; 35; 36; 37]
Nội dung cuốn TTCS: Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc cho thấy vai trò của truyền thông, báo chí đối với CS công. Báo chí luôn tham gia và đồng hành cùng với CS từ khâu hoạch định, thực thi và đánh giá CS. Đây là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Dững, Đinh Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Trường Giang, Phạm Thị Hoa; Hà Thị Thùy Dương, Ngô Bích Ngọc, Nhạc Phan Linh… đề cập trong nghiên cứu của mình. Đáng chú ý là Đinh Thị Thu Hằng với bài viết “Vai trò của báo chí đối với CS của Đảng và NN ở Việt Nam hiện nay” đã chỉ ra vai trò của báo chí trên các vấn đề: Báo chí cung cấp thông tin, tạo cơ sở xây dựng đường lối, CS của Đảng và NN; Báo chí tuyên tryền, phổ biến CS của Đảng và NN; Báo chí góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các CS. Bài viết “TTCS công tạo đồng thuận xã hội: Vai trò giám sát - phản biện xã hội của báo chí và dư luận xã hội” của Nguyễn Văn Dững nhìn nhận vấn đề TTCS tiếp cận từ góc độ vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí và dư luận xã hội. Đây là nội dung từng được tác giả nói đến khi viết về chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí trong cuốn giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí”. Trên cơ sở trình bày những khái niệm công cụ về CS; truyền thông đại chúng; giám sát, phản biện xã hội, tác giả trình bày thực tiễn TTCS Việt Nam và đặt ra một số vấn đề cần quan tâm để phát triển hoạt động TTCS trong thời gian tới. Đó là duy trì mối quan hệ giữa cơ quan TTCS với công chúng; tăng hàm lượng thông tin khoa học và thông tin dự báo trong các tác phẩm; khả năng kết nối xã hội của cơ quan truyền thông nói chung và nhà báo nói riêng; TTCS cần quan tâm đến mối quan hệ CS và lợi ích công chúng; đào tạo, tập huấn đội ngũ TTCS. Vấn đề này đồng thời được đề cập đến trong bài viết “Vai trò của báo chí Việt Nam trong TTCS” của Nguyễn Thị Trường Giang.
32