Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Về Cải Cách Hành Chính

ở Việt Nam từ góc nhìn các nhà khoa học” cung cấp cho người đọc bức tranh tổng thể về CCHCNN, đặc biệt là 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2001-2010. Theo đó, CCHCNN được khẳng định là một trong những nội dung cơ bản của khoa học hành chính và là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường tiềm lực về mọi mặt cho đất nước. Sau đó, năm 2015, Kỷ yếu Hội nghị “Hành chính công và quản trị công trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu” tiếp tục chia sẻ về thành tựu CCHCNN và quản trị đất nước nhằm thúc đẩy và phát triển CCHCNN công tại các quốc gia. Một số bài viết tiêu biểu nghiên cứu về khía cạnh của CCHCNN có thể kể đến như: “Từ hành chính truyền thống đến quản trị tốt: Thay đổi và thách thức đối với quản lý công chức ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng Hải và Hoàng Vĩnh Giang; “Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, dân chủ và CCHC” của Trương Quốc Chính và Trương Quỳnh Hoa; “CCHC ở Việt Nam với việc bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013” của Trương Hồ Hải; “Vốn xã hội cho hoạt động CC HC NN ở Việt Nam” của Hà Quang An, Nguyễn Hồng Nhung,…

Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến những khía cạnh khác của CCHCNN như: Thang Văn Phúc (2001), CCHCNN - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp [50]; Đoàn Duy Khương (2016) CCHC công phục vụ phát triển kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh”[41]; Nguyễn Thị Phương (2016) “Vấn đề minh bạch hóa hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”[51]. Có thể nói, nhóm công trình trên cung cấp luận cứ khoa học quan trọng, góp phần hình thành cách nhìn tổng thể, khách quan về nền hành chính nhà nước.

1.1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu về cải cách hành chính

nhà nước

Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về CCHCNN trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh nhận thấy CCHCNN là vấn đề mang tính toàn cầu, thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia luôn xem CCHCNN là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển các mặt đời sống xã hội. CCHCNN cũng là một nội dung cốt yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý NN. Lĩnh vực CCHCNN đã được nghiên cứu từ lâu, trong đó các nhà nghiên cứu

17

chủ yếu tập trung lý giải, phân tích từ các tiếp cận của khoa học quản lý nhà nước, CS công mà chưa có nghiên cứu một cách hệ thống từ góc nhìn truyền thông, báo chí. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cung cấp những kiến thức thiết thực làm cơ sở để nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài luận án. Đó là: tổng quan về CCHCNN từ lịch sử quá trình nghiên cứu đến những nội dung của CCHCNN; thực trạng, phương hướng, giải pháp cũng như những vấn đề đặt ra để đẩy mạnh hoạt động CCHCNN.

1.2. Những công trình nghiên cứu về truyền thông chính sách

1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

TTCS là lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm từ lâu trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã đề cập khá toàn diện về những vấn đề liên quan đến TTCS như: quy trình TTCS; vai trò, yếu tố tác động TTCS; mối liên hệ giữa TTCS với Chính phủ, cơ quan hoạch định CS; TTCS trong các giai đoạn CS. Cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu về quy trình TTCS:

Người đặt nền móng nghiên cứu TTCS có thể kể đến là Giáo sư Đại học Pittsburgh Hoa Kỳ William N. Dunn với việc xuất bản cuốn sách “Public policy analysis: An Integrated Approach” (Phân tích CS công: Phương pháp tiếp cận tổng hợp) năm 1994 và sau đó tái bản năm 2017. Ông đã cung cấp phương pháp phân tích CS công khá toàn diện. Từ việc xác định phân tích CS là một môn khoa học xã hội ứng dụng để giải quyết các vấn đề mà các tổ chức công cộng và phi lợi nhuận phải đối mặt, cuốn sách đã thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Cuốn sách cung cấp các kỹ năng thực tế để tiến hành phân tích CS và truyền đạt kết quả của CS. Cuốn sách gồm 3 phần, trong đó nội dung phần 3 tác giả đề cập đến lý thuyết TTCS bằng việc trình bày quy trình TTCS, thông tin CS.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 4

Liu B.F., Horsley J.S. (2007) viết bài “The Government Communication Decision Wheel: Toward a Public Relations Model for the Public Sector” (Chu trình truyền thông của chính phủ: Hướng tới mô hình quan hệ công chúng cho khu vực công) đăng trên Tạp chí nghiên cứu quan hệ công chúng, nghiên cứu về mối quan hệ của mô hình truyền thông và quan hệ công chúng với khu vực công. Thông qua nghiên cứu tài liệu về khu vực công, bài viết chỉ ra đặc điểm của TTCS và đề xuất mô hình TTCS của chính phủ. Đó là mô hình đa cấp, bên trong bao gồm các cơ quan chính phủ và bên ngoài là những bên liên quan cùng trong mối liên hệ đặc biệt với CS [135].

18

Trong một nghiên cứu khác, nhóm tác giả LeGreco, Marianne (2011) trong bài viết “Enacting Sustainable School-Based Health Initiatives: A Communication-Centered Approach to Policy and Practice” (Triển khai các sáng kiến y tế tại trường học: Cách tiếp cận tập trung vào CS và thực hành) đăng tạp chí Sức khỏe cộng đồng Mỹ, khẳng định truyền thông đóng một vai trò quan trọng trên các khía cạnh phát triển và sử dụng CS. Với đối tượng nghiên cứu là truyền thông về CS y tế công cộng, bài viết đưa ra 04 giai đoạn của truyền thông đó là: định hướng, khuyếch đại, thực hiện và hội nhập. Các ví dụ phân tích trên cơ sở thực tế cho thấy mỗi giai đoạn bao gồm các quy trình truyền thông khác nhau trong việc thực hiện CS y tế công cộng bền vững. Chúng cung cấp một cái nhìn toàn diện về khả năng đưa CS y tế công cộng vào trường học để thu hút sự quan tâm của thanh niên, cha mẹ và cộng đồng các bên liên quan rộng hơn. Trong khuôn khổ bài viết, các tác giả chủ yếu tập trung trình bày tầm quan trọng của truyền thông như một nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện các CS y tế công cộng.

Cuốn sách “Public Policy and the Mass Media: The Interplay of Mass Communication and political decision making” (CS công và các phương tiện thông tin đại chúng: Sự tương tác của truyền thông đại chúng và ra quyết định chính trị) của Sigrid Koch-Baumgarten và Katrin Voltmer (2010), NXB Routledge nghiên cứu phạm vi và bối cảnh các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến CS công, tác động của các phương tiện truyền thông đến việc ra quyết định chính trị; vai trò của các phương tiện truyền thông trong quy trình CS và ảnh hưởng của chúng là gì. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa khoa học chính trị và truyền thông, cuốn sách đã chỉ ra sự tương tác giữa truyền thông đại chúng và CS, đồng thời đề cập đến những nghiên cứu tiêu biểu từ Tây Âu, Hoa Kỳ và trên các lĩnh vực CS khác nhau [157].

- Nhóm nghiên cứu về vai trò, yếu tố tác động đến TTCS

Nghiên cứu về vai trò của TTCS, một số tác giả đã cung cấp những góc nhìn đa dạng về vấn đề này.

Lambeth, E. B. (1978) trong bài viết “Perceived influence of the press on energy policy making” (Nhận thức ảnh hưởng của báo chí đối với việc hoạch định CS năng lượng) đăng trên Tạp chí Hàng quý nghiên cứu ảnh hưởng của phóng viên đến TTCS. Ông đã cho thấy báo chí có ảnh hưởng đến giới quan chức và đưa ra 10 chức năng của truyền thông trong chu trình CS, đó là: (1) dự

19

đoán trước các vấn đề của các quan chức NN, (2) cảnh báo công chúng về các vấn đề trên cơ sở các cảnh báo chính thức, (3) thông báo cho công chúng về lợi ích của các nhóm cạnh tranh trong việc giải quyết vấn đề, (4) giữ cho các nhóm khác nhau và công chúng bám sát các đề xuất cạnh tranh, (5) góp phần vào nội dung của CS, (6) quyết định tiến độ ra quyết định, (7) giúp các nhà lập pháp quyết định cách thức bỏ phiếu, (8) cảnh báo công chúng về cách các CS được quản lý, (9) đánh giá hiệu quả của CS và (10) kích thích các đánh giá CS [132]. Cùng hướng nghiên cứu này, đến năm 1984, Fico trong nghiên cứu “How lawmakers use reporters: Differences in specialization and goals” (Cách các nhà lập pháp sử dụng phóng viên: Sự khác biệt về chuyên môn và mục tiêu) đăng trên Tạp chí Hàng quý đã thông qua khuôn khổ của Lambeth, thay thế các chức năng 4 và 5 bằng cách “thông báo cho các nhóm bị ảnh hưởng bởi chính sách mới” và “thông báo cho công chúng về nội dung CS mới”. Trong nghiên cứu của Fico, các phóng viên có ảnh hưởng đến việc truyền tải thông tin đến công chúng, hơn là cá nhân hoặc nghề nghiệp trong môi trường lập pháp [107].

Năm 1991, John R. Fischer trong bài viết “News Media Functions in Policy Making” (Chức năng của truyền thông đại chúng trong việc hoạch định CS) đăng trên Tạp chí Truyền thông Canada, trên cơ sở một số kết quả nghiên cứu của Lambeth và Fico phân tích các bài báo về CS giáo dục để mô tả chức năng của các phương tiện truyền thông tin tức trong quá trình hoạch định CS nhằm kiểm tra và sau đó sửa đổi các chức năng của hai nhà nghiên cứu đi trước. John R. Fischer đưa những kết luận quan trọng, có ý nghĩa trong nghiên cứu TTCS, đó là: số lượng các mục tin tức có tác động đến các quyết định CS là rất ít; phóng viên có ảnh hưởng nhiều hơn trong các chức năng liên quan đến việc truyền tải thông tin đến công chúng; tác động của báo chí đối với các quan chức được bầu là thấp đến trung bình. Một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất đối với hiệu quả truyền thông vào quá trình hoạch định CS là nội dung CS. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định truyền thông có tác động đến hoạch định CS; và sự hiểu biết về các phương tiện truyền thông cũng như tầm quan trọng của nó sẽ giúp cho việc đánh giá tác động của phương tiện truyền thông đại chúng và hoạch định CS tốt hơn.

Michael Howlett và M. Ramesh (1995) trong cuốn sách “Study Public Policy: Policy Cycles and Policy Subsystems” (Nghiên cứu CS công: Chu trình CS và hệ thống CS), NXB Đại học Oxford chủ yếu trình bày các vấn đề lý

20

thuyết về CS công. Tuy nhiên, ông có đề cập việc TTCS có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quy trình CS. Lý do được đưa ra là TTCS khi không được kiểm soát tốt sẽ làm lệch hướng dư luận và tính chân thực của CS [119].

Callaghan, K. and Schnell, F. (2001) viết bài “Assessing the democratic debate. How the news media frame elite policy discourse” (Đánh giá cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ: Cách thức TTCS) đã xem xét cách thức các phương tiện truyền thông đưa tin về CS công và mức độ ảnh hưởng của các nhóm chính trị khác nhau ảnh hưởng đến quá trình này. Vấn đề này tiếp tục năm 2011 khi nhóm tác giả đề cập trong bài viết “Assessing the Democratic Debate: How the News Media Frame Elite Policy Discourse” (Đánh giá cuộc tranh luận dân chủ; Cách thức TTCS mới) đăng trên Tạp chí Truyền thông chính trị. Nghiên cứu khẳng định TTCS không chỉ giới hạn cung cấp thông tin mà còn có chức năng giáo dục mọi người về các vấn đề CS quan trọng, liên quan đến cuộc sống người dân. Nó còn cho thấy vai trò tiềm năng của phương tiện truyền thông trong việc định hình các cuộc tranh luận CS [97].

Grunig J.E. (2001) trong cuốn “Two -way symmetrical public relations: Past, present and future” (Quan hệ công chúng đối xứng hai chiều: Quá khức, hiện tại và tương lai) đưa ra vai trò của TTCS trong việc làm trung gian đối thoại giữa chính phủ và các bên liên quan dựa trên sự đồng thuận và hài lòng lẫn nhau [115]. Cùng hướng nghiên cứu này, Wojcik K. (2011) với bài viết “Nurt krytyczny w teorii public relations” (Xu hướng tất yếu trong quan hệ công chúng) [167] nêu lên mô hình TTCS trước đây phi đối xứng và chỉ mang tính tuyên truyền cho lợi ích của chính phủ. Trong một số trường hợp, nó góp phần làm cho quyết định diễn ra nhanh hơn. Nghiên cứu đồng thời nêu lên mô hình truyền thông mới - mô hình đối xứng hai chiều.

Gelders, Dave (2005) trong bài viết “Communicatie over nog niet aanvaard beleid: een uitdaging voor de overheid?” (TTCS chưa được chấp nhận: Một thách thức đối với chính phủ) phân tích tính minh bạch thông tin CS của chính phủ. Các tác giả nêu lên 3 lợi ích của TTCS: (a) chính phủ có thể giải thích với thông tin sai lệch hoặc không chính xác từ phe đối lập; (b) TTCS có thể làm giảm hoặc tránh cho công chúng bất ngờ, hiểu lầm, phản kháng, thất vọng, suy đoán và gia tăng hiệu quả CS; (c) công dân được thông báo về một số quan điểm CS, góp phần nâng cao tính dân chủ trong xã hội. Bên cạnh lợi ích nêu trên, các nhà nghiên cứu còn nêu lên một số nhược điểm của tính minh

21

bạch như: (a) tiền công có thể được sử dụng để truyền thông; (b) tăng nguy cơ nhầm lẫn giữa ý định CS và quyết định CS thực tế; (c) Nghị viện không phải là cơ quan đầu tiên được thông báo về ý định CS. Bài viết đồng thời phát triển và thử nghiệm mô hình truyền thông trong khu vực công. Mô hình này có ý nghĩa thống kê và giải thích sự thay đổi trong hiệu suất truyền thông giữa các cá nhân, bên ngoài và nội bộ; chỉ ra những hiệu tố tác động đến hiệu suất truyền thông đó là: mục tiêu rõ ràng, văn hóa tổ chức, quy mô tổ chức. Đây được xem là nghiên cứu thực nghiệm lớn nhất về truyền thông trong khu vực công đến thời điểm được công bố [122].

Pallas, Josef & Fredriksson, Magnus (2016) với nghiên cứu “Characteristics of Public Sectors and Their Consequences for Strategic Communication” (Đặc điểm của khu vực công và sự tác động tới chiến lược truyền thông) [148] đã chỉ ra một số đặc điểm tiêu biểu của TTCS trong khu vực công mang tính chính trị, thiếu tự chủ và nhiệm vụ chủ yếu là xử lý các vấn đề thay vì tận dụng cơ hội. Cùng trong năm 2016, Pallas và các cộng sự công bố nghiên cứu mang tên “Translating Institutional Logics: When the Media Logic Meets Professions” (Sự phù hợp thể chế: Khi các phương tiện truyền thông phù hợp với tổ chức) [147]. Bài viết nghiên cứu về các hoạt động truyền thông của cơ quan chính phủ Thụy Điển để đưa ra nhận định tính địa phương, mô hình thể chế, lý tưởng và thực tiễn tác động đến TTCS.

Cuốn sách “What Is Changing in Public Sector Communication?” (Điều gì đang thay đổi trong truyền thông khu vực công) của Canel, M.‐J. and Luoma‐aho, V. (2018) đã nêu lên sự quan liêu, chậm chạp, kém hiệu quả và tham những trong khu vực công đã ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa tổ chức này với người dân. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là do TTCS chưa có kế hoạch và chiến lược. Để đối phó với bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và sự gia tăng của các phương tiện truyền thông mới, cuốn sách tập trung vào cách thức truyền thông có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các tổ chức khu vực công và công dân.

Maor, Moshe. (2018) với bài viết “Rhetoric and doctrines of policy over- and underreactions in times of crisis” (Các học thuyết về CS thừa và thiếu trong thời kỳ khủng hoảng) [137] chỉ rõ TTCS là yếu tố bảo đảm duy trì danh tiếng, sự tin tưởng và tính hợp pháp của tổ chức công. Kết luận dựa trên minh chứng trong lĩnh vực quân sự, tài chính và môi trường ở Mỹ, Anh, Israel, Úc,

22

Singapore và Liên minh Châu Âu.

Cùng hướng nghiên cứu về vai trò của các phương tiện truyền thông trong thực hiện các đánh giá, giám sát CS và định hình dư luận là một số công trình như:

Cuốn sách “Public opinion, the press and public policy” (Dư luận, báo chí và CS công) của học giả người Anh J. David Kennamar (1994), Nxb Greenwood xem xét ảnh hưởng của dư luận đến CS công thông qua các phương tiện truyền thông. Ông khẳng định ở một mức độ nào đó, các phương tiện truyền thông đại diện hoặc thể hiện tiếng nói của công chúng đối với các vấn đề CS. Truyền thông truyền đạt có thể chính xác hoặc không chính xác ý kiến dư luận về CS nào đó đối với các nhà hoạch định. Công trình là sự nghiên cứu ban đầu về vai trò của báo chí trong việc hình thành CS công trong mối quan hệ liên ngành giữa báo chí, truyền thông đại chúng và khoa học chính trị.

Trong cuốn “Mediated Politics: communication in the future of Democrac” (Chính trị trung gian: truyền thông trong tương lai của dân chủ) của Bennet, Palet (1994) cho rằng TTCS có vai trò trung gian bảo vệ các quyền công dân đối với việc xây dựng CS công bằng và có lợi. Kết luận được đưa ra dựa trên nghiên cứu sự chuyển biến của nền dân chủ trước những thay đổi mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, đó là internet với sự suy giảm của tin tức truyền hình và nhật báo; xu hướng ngày càng tăng của việc sử dụng truyền thông trong bầu cử; ranh giới giữa tin tức, quảng cáo và giải trí. Mục đích nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: internet có giúp người dân tìm kiếm thông tin chính trị dễ dàng hơn? Các phương tiện thông tin đại chúng cũ và mới có tính cạnh tranh cao phục vụ nhu cầu dân chủ của công dân không? Môi trường truyền thông mới có bị thao túng hoặc thao túng theo cách nào?

Trong một nghiên cứu khác mang tên “Taken by Storm: The Media, Public Opinion, and U.S. Foreign Policy in the Gulf War” (Chiến thắng vũ bão: Truyền thông, Dư luận và CS Đối ngoại của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Vùng Vịnh) 162], Bennett cùng cộng sự (1994) trên cơ sở phân tích vai trò của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đối với sự phát triển CS đối ngoại của Hoa Kỳ trong chiến tranh vùng vịnh; xem xét các cuộc tranh luận trên phương tiện truyền thông trước, trong và sau chiến tranh đã chỉ ra truyền thông là yếu tố quan trọng trong quy trình CS đối ngoại, ảnh hưởng tới dư luận xã hội và nhà hoạch định CS. Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét các mô hình tổng quát

23

hơn trong báo chí và CS đối ngoại sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là cách báo chí đương đại xác định tiếng nói của ai và quan điểm nào có tác động đến CS đối ngoại. Đây là cuốn sách đầu tiên tích hợp đầy đủ sự hiểu biết về kinh doanh tin tức, dư luận xã hội và hành động của chính phủ, làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa truyền thông, công chúng và CS đối ngoại của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XX.

- Nhóm nghiên cứu về mối liên hệ giữa TTCS đối với chính phủ và cơ quan hoạch định CS:

Frank R. Baumgartner và Bryan D. Jones trong cuốn sách mang tên “Agendas and Instability in American Politics(Chương trình nghị sự và sự bất ổn trong chính trị Hoa Kỳ) xuất bản lần đầu tiên năm 1993 và tái bản năm 2007 trình bày cách các vấn đề CS được đưa ra trong chương trình nghị sự quốc gia. Họ cho rằng TTCS có thể tạo dựng sự tranh luận đối với quy trình CS bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần và làm nổi bật các khía cạnh của luồng thông tin liên quan đến CS [110]. Đến năm 2000, trong bài viết “The Evolution of Legislative Jurisdictions” (Sự phát triển của cơ quan lập pháp), các tác giả cho rằng truyền thông là diễn đàn để giải quyết xung đột các vấn đề CS. Vấn đề này trùng lặp với nghiên cứu của John W. Kingdon đề cập trong cuốn “Agendas, Alternatives, and Public Policies” (Chương trình nghị sự, giải pháp thay thế và CS công) tái bản năm 2020 [83].

Walsh K. (1994) viết bài “Marketing and Public Sector Management(Tiếp thị và quản lý khu vực công) đăng trên Tạp chí Tiếp thị Châu Âu thông qua phân tích về sự phát triển của hoạt động truyền thông trong khu vực công cho rằng quản lý của khu vực công là quản lý chính trị và truyền thông, nếu muốn tạo được hiệu quả thì cần phải được thông tin về mặt chính trị, trong đó có TTCS. Bởi nó góp phần làm cho hoạt động của chính phủ ngày càng dân chủ. Thông qua truyền thông, người dân sẽ gây áp lực buộc chính phủ phải có những CC làm tăng phân bổ nguồn lực trong khu vực công [163]. Vấn đề trên trùng với nghiên cứu của Seydel, Erwin, Van Ruler, Betteke và Otto Scholten (2002) trong bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học truyền thông mang tên “Over heids communicatie: De Burger als Medesubject en Handelende Partij” (Truyền thông của chính phủ: công dân với tư cách là đồng chủ thể và hành động).

Cuốn sách “Communication and Democracy” (Truyền thông và dân chủ) xuất bản năm 1997 của các học giả trẻ McCombs, Maxwell E., Donald L. Shaw và David Weaver đã nêu lên những vấn đề quan trọng về sự phát triển liên tục

24

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí