Các Nhà Quản Lý Và Cơ Quan Báo Chí Cần Tạo Cơ Chế Như Thế Nào Để Các Cơ Quan Báo Chí Nâng Cao Chất Lượng Truyền Thông Tccnnn?


Để báo chí ĐBSCL thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong truyền thông TCCNNN trước hết phải nâng cao năng lực cho báo chí ĐBSCL. Đảng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách đặc thù để báo chí ĐBSCL tăng cường truyền thông và tập trung nhiều hơn, sâu hơn cho nội dung TCCNNN. Theo kết quả khảo sát, 27.6% công chúng được hỏi cho rằng các nhà quản lý, ngành chuyên môn cần có nguồn kinh phí dành riêng cho công tác truyền thông TCCNNN [biểu đồ 35; phụ lục 1]. Ông Lê Minh Hoan, nguyên bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng: “Lãnh đạo tỉnh cần nhận thức lại vai trò của truyền thông. Rò ràng thời gian qua chúng ta đầu tư cho truyền thông, báo chí như thế nào chúng ta sẽ nhận lại kết quả tương tự như thế. Tới đây tỉnh sẽ đầu tư cho các cơ quan báo chí nhiều hơn, để format lại chương trình TCCNNN chất lượng hơn, đầu tư ở mức độ cao hơn, xa hơn” [Phụ lục 4]. 20.5% người được hỏi cho rằng các nhà quản lý cần đầu tư nâng cấp các trang, thiết bị cho các cơ quan báo chí [biểu đồ 29; phụ lục 1]

Biểu đồ 27 Các nhà quản lý và cơ quan báo chí cần tạo cơ chế như thế nào 1

Biểu đồ 27: Các nhà quản lý và cơ quan báo chí cần tạo cơ chế như thế nào để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?


Nguồn: Kết quả khảo sát

Khi có đủ điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, nhân sự, cơ chế phù hợp báo chí ĐBSCL sẽ đa dạng hóa hình thức thể hiện, cải tiến nội dung, tăng thời lượng, dung lượng đăng phát làm cho các chương trình về


TCCNNN hấp dẫn hơn, thu hút công chúng nhiều hơn. Theo kết quả khảo sát công chúng, 16.3% người được hỏi mong muốn báo chí ĐBSCL đầu tư các trang, thiết bị, công nghệ số để thay đổi hình thức truyền thông TCCNNN [biểu đồ 28; phụ lục 1].

Biểu đồ 28: Báo chí ĐBSCL cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


Nguồn Kết quả khảo sát 21 6 người được hỏi cho rằng báo chí ĐBSCL cần 2


Nguồn: Kết quả khảo sát

21.6% người được hỏi cho rằng báo chí ĐBSCL cần bồi dưỡng, giáo dục nâng cao đạo đức, năng lực chuyên môn cho những người sản xuất các chương trình liên quan đến TCCNNN [biểu đồ 28; phụ lục 1]. Nhân lực của các cơ quan báo chí ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng trong truyền thông TCCNNN vì vậy muốn nâng cao chất lượng, nội dung truyền thông cần quan tâm nhiều hơn đối với công tác đào tạo, cử phóng viên, nhà báo theo học các lớp chuyên sâu về TCCNNN ở trong và ngoài nước để hiểu thêm về bức tranh toàn cảnh về NN của thế giới, cách làm của những nước đã có kinh nghiệm trong thực hiện TCCNNN như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Isreal để từ đó có những tin, bài về TCCNNN chuyên sâu, đa chiều, giúp nhà quản lý, các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn và nông dân có cái nhìn rộng hơn về TCCNNN của thế giới và có niềm tin vào đề án mới.


Thứ ba, Đảng, Nhà nước có chính sách về tài chính và tạo điều kiện thuận lợi để báo chí truyền thông về nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đảng, Nhà nước cần có chính sách về tài chính theo cơ chế đặt hàng cho các cơ quan báo chí truyền thông về các chủ trương mới nói chung và TCCNNN nói riêng. Vì theo quy hoạch báo chí toàn quốc từ năm 2020 các cơ quan báo chí phải tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Có thêm nguồn kinh phí, báo chí thuận lợi hơn trong việc truyền thông TCCNNN ngay từ khi hoạch định ban đầu và xuyên suốt quá trình thực hiện đề án TCCNNN.

Các cơ quan quản lý và ngành chuyên môn cần đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của báo chí ĐBSCL trong truyền thông TCCNNN và cơ cấu các cơ quan báo chí là thành viên chính thức của ban chỉ đạo đề án TCCNNN từ Trung ương đến các địa phương để báo chí tham gia ngay từ khâu hoạch định chủ trương, chính sách ban đầu và xuyên suốt quá trình triển khai đề án TCCNNN. Xem báo chí là kênh truyền thông quan trọng trong phổ biến những chủ trương, chính sách về TCCNNN, định hướng, tuyên truyền TCCNNN. Các cơ quan quản lý, ngành chuyên môn chủ động chủ động phối hợp, cung cấp thông tin cho báo chí, tạo mọi điều kiện để báo chí truyền thông nhanh chóng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TCCNNN đến với người dân, đồng thời tiếp thu và giải quyết kịp thời những phản ánh, vướng mắc của người dân về chủ trương TCCNNN.

4.2.2. Nhóm giải pháp, kiến nghị, đề xuất các bộ, ban, ngành, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo trong truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp

4.2.2.1. Các bộ, ban, ngành

Chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện để báo chí thuận lợi hơn khi tiếp cận các nguồn thông tin về TCCNNN


TCCNNN là đề án mới, chưa có mô hình mẫu mà chủ yếu là dựa vào thực tiễn nên từng địa phương có cách làm riêng. Vì thế các Bộ, Ban Ngành cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí: về chủ trương, chính sách của TCCNNN, kế hoạch từng giai đoạn, nhất là những mô hình, cách làm mới về TCCNNN, xu hướng sản xuất NN hiện đại của thế giới. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học, chuyên gia NN giới thiệu những kiến thức về khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại…để báo chí nắm bắt thông tin, có thêm tư liệu để thực hiện những sản phẩm truyền thông chất lượng, đi vào chiều sâu, đúng định hướng, góp phần tạo niềm tin của doanh nghiệp, người dân về chủ trương TCCNNN.

Phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức chiến dịch truyền thông TCCNNN

Các bộ, ban, ngành cần tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí để thực hiện những chiến dịch truyền thông về TCCNNN tập trung với quy mô cấp vùng, cấp khu vực và quốc gia. Từ những chiến dịch này, báo chí sẽ tập trung tuyên truyền và sẽ có nhiều tin, bài truyền thông về TCCNNN, thu hút sự chú ý của người dân và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về sản xuất NN theo đề án TCCNNN. Cũng từ những chiến dịch này phong trào sản xuất theo TCCNNN sẽ được lan tỏa, nhiều mô hình sản xuất NN hiện đại, xây dựng chuỗi ngành hàng khép kín sẽ được phát hiện và nhân rộng.

Tổ chức giải báo chí về NN,TCCNNN theo định kỳ hàng năm để khuyến khích các cơ quan báo chí sản xuất nhiều chương trình, sản phẩm truyền thông về TCCNNN.

Đối với cơ quan báo chí thì xét giải đơn vị có các chương trình mới, nội dung hay tuyên truyền về TCCNNN hiệu quả và được công chúng đánh giá cao. Còn các phóng viên, nhà báo thì xét giải về cá nhân có những tác phẩm xuất sắc tuyên truyền về TCCNNN, gây hiệu ứng xã hội và tác động mạnh mẽ đến công chúng về nâng cao nhận thức, tham gia tích cực trong việc thực hiện TCCNNN. Giải báo chí về NN, TCCNNN sẽ giúp cho các cơ


quan báo chí và phóng viên, nhà báo giao lưu, cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất các chương trình và các tác phẩm báo chí về TCCNNN; Đồng thời động viên, khen thưởng các phóng viên, nhà báo sáng tác nhiều tác phẩm báo chí về TCCNNN. Song song đó, các ngành chức năng quản lý nhà nước về báo chí xử lý nghiêm khắc những cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo thực hiện những sản phẩm truyền thông TCCNNN chưa được kiểm chứng, thiếu khách quan, trung thực, phản ánh chưa đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước về TCCNNN.

4.2.2.2. Cơ quan quản lý báo chí

Định hướng nội dung thông tin kịp thời cho báo chí

TCCNNN là chủ trương mới nên trong quá trình triển khai một số chính sách về TCCNNN sẽ có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, vì thế các cơ quan quản lý báo chí cần định hướng nội dung thông tin kịp thời cho báo chí. Nhất là khi phát sinh những mô hình, cách làm khác nhau, ý kiến trái chiều về các vấn đề của TCCNNN thì cơ quan quản lý báo chí cũng nhanh chóng có những chỉ đạo, giải thích theo quan điểm của Đảng, Nhà nước để báo chí có cơ sở để sản xuất những tin, bài tuyên truyền TCCNNN đúng định hướng và dẫn đắt dư luận hiểu đúng bản chất của TCCNNN; thường xuyên đưa ra dự báo, định hướng kế hoạch truyền thông về TCCNNN ngắn hạn và dài hạn để các cơ quan báo chí chủ động sản xuất các nội dung, chương trình truyền thông TCCNNN vừa đúng chủ trương vừa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm các quy định, quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp trong truyền thông TCCNNN

Các cơ quan quản lý báo chí tăng cường giám sát công tác truyền thông về TCCNNN của các cơ quan báo chí nhằm phát hiện, chấn chỉnh những quan điểm, sản phẩm truyền thông chưa đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước về TCCNNN. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời đối với


cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo truyền thông TCCNNN vì lợi ích nhóm, vì mục đích thương mại vi phạm các nguyên tắc, đạo đức của nghề, tuyên truyền sai lệch mục đích, ý nghĩa của chủ trương TCCNNN.

4.2.2.3. Cơ quan báo chí

Định hướng phát triển truyền thông về TCCNNN, nâng cao năng lực cho phóng viên, nhà báo

Lãnh đạo các cơ quan báo chí ĐBSCL nhận thức rò về tầm quan trọng của đề án TCCNNN, có sự quan tâm nhiều hơn cho công tác truyền thông về mảng đề tài được nhiều người quan tâm. Trong chỉ đạo, điều hành, định hướng nội dung tuyên truyền cần tập trung cho mảng đề tài TCCNNN, đầu tư mở thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, chương trình về TCCNNN, thường xuyên đổi mới và đa dạng hình thức thể hiện để thu hút công chúng. Phân công phóng viên, nhà báo phụ trách mãng đề tài TCCNNN vừa có kỹ năng về báo chí, vừa có kiến thức sâu, am hiểu về lĩnh vực TCCNNN để có những tin, bài đi vào chiều sâu, với góc nhìn đa chiều và mang tính thuyết phục cao.

Cơ quan báo chí cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, nhà báo. Cán bộ làm công tác quản lý trong các cơ quan báo chí là những người đề ra kế hoạch, định hướng, kiểm duyệt nội dung nói chung và truyền thông về TCCNNN nói riêng vì thế các cơ quan báo chí cần thường xuyên nâng cao bản lĩnh và trình độ chính trị. Có bản lĩnh và trình độ chính trị vững dàng thì đội ngũ này sẽ lãnh đạo, đề ra những nội dung truyền thông bám sát với chủ trương của Đảng, Nhà nước về TCCNNN. Đồng thời, cán bộ quản lý báo chí nắm vững quá trình thực hiện đề án TCCNNN của các ngành, các cấp cũng như những vấn đề phát sinh từ đó phân công phóng viên, nhà báo thực hiện những tin, bài phản ánh những vướng mắc phát sinh giúp các ngành chức năng có những chủ trương, chính sách phù hợp. Ngoài ra khi có bản lĩnh và trình độ chính trị vững dàng, cán bộ quản lý cũng sẽ kịp thời phát hiện và chỉnh sửa lỗi, hạn chế của những tác phẩm báo chí truyền thông về TCCNNN chưa đúng hoặc sai với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.


Phóng viên, nhà báo là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, các tác phẩm báo chí của họ đều mang tính khuynh hướng. Do đó để tính khuynh hướng của phóng viên, nhà báo theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước thì các cơ quan báo chí cần tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị họ bằng cách trang bị thêm kiến thức và đào tạo trình độ lý luận chính trị; tạo điều kiện cho phóng viên, nhà báo tham gia vào các hội thảo về TCCNNN, những chuyến tham quan các mô hình sản xuất NN ở trong và ngoài nước để những phóng viên, nhà báo nâng cao kiến thức, mở rộng hiểu biết về TCCNNN từ đó khi tác nghiệp, sáng tác các tác phẩm báo chí sẽ nhận định rò hơn, đúng hơn về những vấn đề, sự kiện đang diễn ra. Và phóng viên, nhà báo có kiến thức chuyên môn sâu thì viết tin, bài về TCCNNN mới có sức thuyết phục công chúng cao.

Theo kết quả khảo sát, 27.2% nhà báo được hỏi cho rằng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông TCCNNN là thường xuyên tổ chức, cập nhật kiến thức về TCCNNN cho nhà báo [biểu đồ 22; phụ lục 1].

Biểu đồ 29: Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông tái cơ cấu ngành nông nghiệp?


Nguồn Kết quả khảo sát Các cơ quan báo chí cần đa dạng hóa phương thức 3

Nguồn: Kết quả khảo sát

Các cơ quan báo chí cần đa dạng hóa phương thức truyền thông về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngoài việc truyền thông trên kênh chính cần phải đa nền tảng, mở thêm các tài khoản trên các hạ tầng khác, như:


Website, Facebook, Youtube, Zalo... Hiện chỉ có một vài cơ quan báo chí ở ĐBSCL đã thiết lập kênh trên các nền tảng mạng xã hội nhưng cũng chưa phát huy hết hiệu quả của các phương thức truyền thông này. Các cơ quan báo chí cần phân công phóng viên, biên tập viên thường xuyên theo dòi, cập nhật thông tin, vừa kết nối, tương tác, tiếp cận thêm nhiều đối tượng công chúng vừa thu thập được nhiều nguồn tin khác nhau từ đó làm phong phú thêm nội dung truyền thông về TCCNNN, phản biện, định hướng kịp thời những vấn đề liên quan đến TCCNNN khi có nhiều luồng ý kiến, dư luận, quan điểm khác nhau.

Phát huy ưu thế của từng loại hình báo chí trong truyền thông TCCNNN

+ Báo in:

Trong thời đại thông tin như hiện nay, nhu cầu công chúng cập nhật thông tin được tính bằng phút, trong khi phần lớn các tờ báo in ở ĐBSCL còn phát hành theo định kỳ 3 lần/tuần (báo in Đồng Tháp, báo in Trà Vinh 3 kỳ/ tuần), ĐBSCL có Cần Thơ và Cà Mau là phát hành được nhật báo. Việc phát hành chậm là một bất lợi của báo in so với các loại hình báo chí khác. Bởi dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thói quen đọc báo của độc giả ngày nay cũng đã giảm rất nhiều. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 19% công chúng tiếp cận báo in, trong khi truyền hình là 42%, báo điện tử 23,4% [biểu đồ 7; phụ lục 1].

Biểu đồ 30: Loại hình báo chí nào quý vị thường tiếp cận?


Nguồn Kết quả khảo sát 4

Nguồn: Kết quả khảo sát

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí