Những Công Trình Nghiên Cứu Về Cải Cách Hành Chính Nhà Nước


Tỉnh Lâm Đồng Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm:


STT

Quận/Huyện

Đặc điểm

Xã/Phường

1

Thành phố Đà Lạt

Đà Lạt là thành phố của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, sau thành

phố Buôn Ma Thuột.

Phường 9

2

Huyện Bảo Lâm

Trung tâm huyện cách thành phố Hồ Chí Minh 210 km về phía đông bắc, cách thành phố Đà Lạt 140 km về phía tây nam. Huyện gồm thị

trấn Lộc Thắng và 13 xã.

Thị trấn Lộc Thắng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 3

Tỉnh Quảng Nam: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm:


STT

Quận/Huyện

Đặc điểm

Xã/Phường

1

Thành phố Tam Kỳ

Thành phố Tam Kỳ là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, cách Đà Nẵng 70km và cách sân bay Chu

Lai 30km

Phường An Mỹ (phường hành chính loại I của thành phố Tam

Kỳ)

2

Thị xã Điện Bàn

Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Nam, hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển từ đô thị vệ tinh trở thành đô thị kết nối với các đô thị lớn, thành phố du lịch trong khu vực như Đà Nẵng, Hội An, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với trọng tâm là

công nghiệp, dịch vụ và du lịch

Phường Điện Ngọc (nằm ở phía bắc thị xã Điện Bàn)

Thành phố Cần Thơ: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm:


STT

Quận/Huyện

Đặc điểm

Xã/Phường

1

Quận Ninh Kiều

Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, là nơi tập trung nhiều cơ quan Đảng, hành chính, đoàn thể, cơ sở thương mại,

dịch vụ, tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, giáo dục, y tế, văn hoá

Phường Cái Khế

9


- xã hội, an ninh, quốc phòng… của trung ương và thành phố Cần Thơ; là đầu mối giao thông quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với toàn Vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long.


2

Huyện Vĩnh Thạnh

Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, một huyện ngoại thành xa xôi nhất của thành phố Cần Thơ về phía Tây Bắc, giáp với hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Huyện được thành lập ngày 02/01/2004. Huyện gồm thị trấn Vĩnh

Thạnh và 7 xã.

Thị trấn Vĩnh Thạnh (thủ phủ của huyện Vĩnh Thạnh)


+ Phương pháp thảo luận nhóm: Để có được kết quả khách quan, nghiên cứu sinh tiến hành thảo luận nhóm công chúng... về các vấn đề chính liên quan đến thực trạng báo chí TTCS CCHCNN. Quy mô thảo luận nhóm: Nghiên cứu sinh đã thực hiện 18 cuộc trao đổi với 06 nhà báo, 10 nhà quản lý và nhà khoa học có kinh nghiệm, 2 lãnh đạo cơ quan truyền thông; 03 cuộc thảo luận nhóm với người dân, chủ doanh nghiệm ở thành phố Hà Nội và thành phố Cần Thơ.

- Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc phỏng

vấn sâu những nhà quản lý, chuyên gia, nhà báo, người có uy tín liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án, nhằm có cái nhìn về thực trạng báo chí TTCS CCHCNN. Tổng số có 05 phỏng vấn sâu chuyên gia, nhà nghiên cứu.

5.2.2. Kĩ thuật xử lý thông tin và số liệu điều tra

Dữ kiện thu thập được từ việc điều tra bằng bảng hỏi, bảng mã phân tích, thảo luận nhóm, phiếu thực nghiệm và phỏng vấn sâu được tổng hợp và phân tích theo các hướng sau:

- Phân tích định tính:

Dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu tổng hợp từ 1318 tác phẩm báo chí trong 2 năm (2018-2019).

Dữ liệu thứ cấp được thu tập trực tiếp từ bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên ý kiến các chuyên và và có sự điều chỉnh cho phù hợp gồm hai phần. Phần thông tin nhân khẩu gồm: tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp. Phần thông tin chung gồm 3 mục (16 biến đo lường). Phần khảo sát đánh giá tác động khảo sát thực trạng gồm 8 mục (31 biến đo lường) và nội dung các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu được ghi chép, phân tích theo nhóm để

10

thấy được những hướng nổi trội, đồng thời cùng được sử dụng làm ví dụ để phân tích trong một số trường hợp cần viện dẫn.

- Phân tích định lượng:

Dữ liệu trả lời của công chúng được cộng sự mã hoá, nhập liệu và xử lý với phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Bên cạnh những phân tích mô tả dưới dạng tần suất và tỉ lệ để thuận tiện cho việc đo lường, so sánh và khái quát hoá. Kỹ thuật phân tích thống kê chuyên sâu được áp dụng như kỹ thuật phân tích độ tin cậy của thang đo, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, kỹ thuật phần tích phương trình cấu trúc song song và kỹ thuật kiểm định Chi bình phương.

6. Đóng góp khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:

- Xây dựng những vấn đề lý luận liên quan đến báo chí TTCS CCHCNN, vai trò và nhiệm vụ của báo chí trong TTCS CCHCNN, mô hình nghiên cứu và tiêu chí báo chí TTCS CCHCNN.

- Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam, cùng việc nghiên cứu lý thuyết khẳng định thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế của báo chí trong TTCS CCHCNN.

- Trên cơ sở nghiên cứu và thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án luận giải một số vấn đề có căn cứ khoa học và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp phát triển báo chí TTCS CCHCNN. Luận án là sự tổng hợp đầu tiên trong nghiên cứu về báo chí TTCS CCHCNN, đáng chú ý là đã đưa ra được mô hình nghiên cứu, tiêu chí phân tích báo chí TTCS CCHCNN.

- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu, cập nhật kiến thức về báo chí TTCS CCHCNN.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận:

+ Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam. Từ đó rút ra những thành công, hạn chế và đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí TTCS nói chung và TTCS CCHCNN nói riêng trong tương lai, đưa ra mô hình nghiên cứu, tiêu chí phân tích báo chí TTCS CCHCNN. Đây là điểm mới chưa được bàn đến trong hầu hết các nghiên cứu trong nước.

11

+ Luận án góp phần làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực tiễn về báo chí TTCS và TTCS CCHCNN, một vấn đề đang được chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước, nhà nghiên cứu và nhà làm truyền thông quan tâm.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, tin cậy trong việc giảng dạy cũng như nghiên cứu lý luận về TTCS ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là tài liệu tham khảo đối với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến báo chí, CS, TTCS, CCHCNN.

+ Luận án cơ sở tham khảo cho những nhà quản lý về lĩnh vực thông tin, truyền thông về CS nhằm thực hiện có hiệu quả công tác báo chí vào quá trình hoạch định và thực thi CS.

+ Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên quan tâm.

+ Kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng, áp dụng vào giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác TTCS, truyền thông về CS CCHCNN trong bối cảnh hiện nay.

+ Đóng góp số liệu, thông tin cho hệ thống thư viện, phòng lưu trữ, nhà văn hóa cũng như cho báo chí khu vực,…

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có Tổng quan và 03 chương, cụ thể:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

- Chương 3: Dự báo và giải pháp báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam.


12

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


1.1. Những công trình nghiên cứu về cải cách hành chính nhà nước

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

CCHCNN là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học trên thế giới, trong đó một số tác giả cùng ấn phẩm tiêu biểu có thể đến như:

Giáo sư Quản trị Công tại Đại học Florida Atlantic Ali Farazmand (2001), trong cuốn sách “Administrative Reform in Developing Nations” (CCHCNN ở những quốc gia đang phát triển) đã làm sáng tỏ giá trị về CCHCNN ở các quốc gia phát triển và đưa ra những bài học cho hành động CS trong tương lai. CCHCNN đã trở thành một thách thức phổ biến rộng rãi cho chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Các nước đang phát triển phải đối mặt với vấn đề cấp bách trên một cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hàng ngày, làm cho CCHCNN thành một chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước [108].

Frank Louis Kwaku Ohemeng (2005) trong nghiên cứu “Getting the state right: think tanks and the dissemination of New Public Management ideas in Ghana“ (Làm cho Nhà nước đúng: các cơ quan tư vấn và phổ biến các ý tưởng Quản lý công mới ở Ghana) đăng trên trên Tạp chí Châu Phi hiện đại đã đưa ra những ý tưởng liên quan đến CCHCNN. Tác giả cho rằng khi xây dựng CCHCNN, các quốc gia phải quan tâm đến các biến số là: (1) thể chế; (2) lịch sử, (3) mức độ phát triển kinh tế-xã hội và chính trị; (4) hệ thống quản trị; (5) mức độ ảnh hưởng bên ngoài, và (6) văn hoá - yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của CS phát triển để thay đổi trạng thái HC [109].

Amita Singh (Ed.) (2006) trong cuốn sách “Administrative Reforms: Towards Sustainable Practices(CCHCNN: Hướng tới thực hành bền vững) đề cập đến các nghiên cứu điển hình về CCHCNN ở Ấn Độ. Ba lĩnh vực được đề cập trong cuốn sách này đó là: quản trị đô thị; quản trị năng lượng và môi trường; hệ thống cung cấp dịch vụ. Theo đó, một số vấn đề về lý luận và thực tiễn CCHCNN được thử nghiệm ở cấp vĩ mô [80].

Khai Leong Ho (2006) trong cuốn “Re-Thinking Administrative Reforms in Southeast Asia(Tư duy lại về Quản lý hành chính ở Đông Nam Á) tập trung

13

vào các xu hướng và thực tiễn trong CCHCNN thông qua khảo sát toàn diện về quản lý khu vực công ở một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Myanmar. Theo đó, những vấn đề chung liên quan đến cơ cấu hành chính và vị trí việc làm cũng như nỗ lực của mỗi chính phủ Đông Nam Á nhằm CCHCNN. Cuốn sách đồng thời đưa ra một số phương hướng CCHCNN ở các nước này trong tương lai [125].

Jerri Killian, Niklas Eklund (2008) viết cuốn “Handbook of Administrative Reform: An International Perspective” (Cẩm nang về CCHC: một cái nhìn quốc tế). Nội dung cuốn sách đề cập đến các lĩnh vực hành chính công hiện đang thiếu đủ nguồn lực để tìm hiểu lý do, ý nghĩa, và thông lệ vốn có của CCHCNN trên thế giới. Cẩm nang này đã phân tích các quá trình hợp lý và chiến lược can thiệp trung tâm để thực hiện CCHCNN tại chín quốc gia ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Mỹ La tinh, từ đó rút ra cái nhìn quốc tế rằng hiện nay trên thế giới đang thiếu nguồn lực có hiểu biết thực tiễn trong lĩnh vực CCHCNN [120].

David Osborne và Ted Gaebler (1993) trong cuốn sách “Reinventing Government: How the Entrepreneurial Spirit is Transforming the Public Sector(Tái tạo chính phủ: Tinh thần doanh nhân đang chuyển đổi khu vực công như thế nào) ủng hộ chuyển đổi từ mô hình các cơ quan hành chính tập quyền, thứ bậc sang mô hình các tổ chức phân quyền, hoạt động theo sứ mệnh thúc đẩy và mang tinh thần doanh nghiệp để đối diện với những thay đổi lớn, ngày càng khó lường. Cuốn sách đề cập đến vấn đề CCHCNN với một số thông tin không mới nhưng vẫn có giá trị tham khảo với các nhà nghiên cứu về CS [100].

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Vấn đề CCHCNN được đề cập trong một số sách chuyên khảo của Việt Nam như: Nguyễn Duy Gia (1998) “Cải các nền hành chính quốc gia ở nước ta”, NXB Chính trị quốc gia và “Nâng cao quyền lực, năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước”, NXB Chính trị quốc gia [21]; Vũ Huy Từ, Nguyễn Khắc Hùng (1998), “Hành chính học và CCHC” NXB Chính trị quốc gia [71]; Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia [32]; Diệp Văn Sơn (2006), “CC HC - Những vấn đề cần biết” NXB Lao động; Hồ Bá Thâm (2008), Lực cản và động lực CCHC ở thành phố Hồ Chí Minh” NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đưa ra cơ sở lí

14

luận của nền hành chính quốc gia, các vấn đề của CCHC và những khó khăn, bất cập hiện nay trong các thủ tục hành chính đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các khuyến nghị về cải cách nền hành chính quốc gia [62].

Năm 2001, cuốn sách “CCHC và cải cách kinh tế” được xuất bản đã đánh giá khá chân thực mối quan hệ giữa CCHCNN và cải cách kinh tế là một quá trình lâu dài với nhiều vấn đề mới và phức tạp, tác động một cách biện chứng với nhau. Tác giả cũng tập trung trình bày vị trí, vai trò của CCHCNN và cải cách kinh tế trong giai đoạn hiện nay cũng như chiến lược và những vấn đề thực thi của CCHCNN trong những năm trước mắt.

Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (2003), trong cuốn “CCHC vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước” đã tập hợp những bài viết, ý kiến lãnh đạo của các cơ quan Trung ương, nhà nghiên cứu về CCHCNN. Nội dung cuốn sách đã hệ thống quan điểm, lý luận và thực tiễn về công tác CCHCNN của Đảng và NN ta từ sau đổi mới đến nay, với việc tập trung nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng về CCHCNN; phân tích về thực trạng, giải pháp và những vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình tiến hành CCHCNN [68].

Đào Trọng Truyến (2006) trong cuốn sách “CCHC và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã tổng hợp, bàn luận về nhà nước pháp quyền và nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giá sâu sắc về nền hành chính từ thời kỳ phong kiến Việt Nam. Tác giả có cách nhìn độc lập về nền hành chính nước ta, thẳng thắn đánh giá thực trạng của nền hành chính ở từng thời điểm, đồng thời đề xuất mô hình một nền hành chính tương lai; đồng thời nghiên cứu về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương, hướng cơ bản của công cuộc CCHCNN ở địa phương [69].

Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Lan Phương (2006) với cuốn sách “Hành chính công” đã tiếp cận một cách khoa học về HC công [67]. Hai tác giả đã đề cập đến các khái niệm về hành chính nhà nước, công vụ, công chức, các quyết định hành chính và thủ tục hành chính và nhất là vấn đề cải cách nền hành chính nhà nước. Cuốn sách đã nêu lên sự cần thiết khách quan của CCHCNN ở Việt Nam cũng như việc quán triệt quan điểm chỉ đạo CC nền HC NN, đề cập đến nội dung và giải pháp đẩy mạnh CCHCNN ở Việt Nam hiện nay. Đây là

15

nguồn tư liệu có giá trị tổng quan, cung cấp vấn đề cơ sở lý luận về sự lãnh đạo công tác CCHCNN Việt Nam hiện nay.

Trần Đình Thắng (2011) với cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam với việc cải cách nền HCNN” đã phân tích, luận giải trên cả phương diện lý luận và thực tiễn yêu cầu tất yếu của Đảng lãnh đạo cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong công cuộc đổi mới; phân tích, khái quát và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cải cách, xây dựng nền hành chính trong thời kỳ mới [63].

Nguyễn Hữu Hải (2013) với cuốn sách “Tìm hiểu hành chính công Hoa Kỳ lý thuyết và thực tiễn” cung cấp cách nhìn tổng quan về lịch sử phát triển của khoa học hành chính công Hoa Kỳ qua các thời kỳ. Nội dung được đề cập là các chủ đề về lý thuyết hành chính công, mối quan hệ giữa hành chính và chính trị, lý thuyết về tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, quá trình ngân sách công, quản lý công... Cuốn sách đã mô tả lý thuyết khá sâu sắc về một nền hành chính công tiên tiến nhất thế giới hiện nay, có thể được vận dụng vào thực tiễn công cuộc CCHCNN ở Việt Nam [28]. Đến năm 2014, trong cuốn sách “Cơ sở lý luận và thực tiễn về HC NN” tác giả trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng, học thuyết về HC đang được phổ biến rộng rãi ở trong và ngoài nước đã và cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học hành chính nói chung và hành chính nhà nước nói riêng. Trên cơ sở đó, đến năm 2016, tác giả tiếp tục xuất bản cuốn sách “CCHCNN lý luận và thực tiễn” đã trình bày một cách khái quát các cách tiếp cận về HC NN, các mô hình HC nhà nước và xu hướng CCHCNN trên thế giới, nhất là đã tập trung phân tích sâu sắc các vấn đề CCHCNN nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 tới nay. Luận giải của tác giả đã góp phần giúp các nhà hoạch định CS nghiên cứu về chương trình cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước.

Tại Việt Nam, Học viện Hành chính quốc gia là cơ quan có nhiều nghiên cứu về CCHCNN. Năm 2006, học viện xuất bản cuốn sách“Hành chính công” cung cấp khá đầy đủ những quy luật vận hành khách quan trong hoạt động quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, trong đó nội dung CCHCNN được đề cập dưới góc độ tổng kết, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp cho công tác CCHCNN Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu hội thảo năm 2011 “CCHCNN

16

Xem tất cả 340 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí