Lý Luận Và Thực Tiễn Về Báo Chí - Truyền Thông


+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket): dùng đo lường sự tiếp nhận của công chúng đối với các sản phẩm báo chí liên quan đến TCCNNN, qua đó đánh giá được chất lượng của các sản phẩm báo chí. Các đối tượng chính phát phiếu thu thập thông tin là: Nông dân, các thành viên hợp tác xã, doanh nghiệp. Đây là những đối tượng trực tiếp thực hiện chuỗi ngành hàng theo đề án TCCNNN.

Trong 3 tỉnh đặc trưng của ĐBSCL được chọn khảo sát, mỗi tỉnh nghiên cứu sinh phát 150 phiếu thu thập thông tin (nông dân, cán bộ viên chức, giám đốc, thành viên hợp tác xã, đã và đang tham gia chuỗi ngành hàng trong TCCNNN, và doanh nghiệp (doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi ngành hàng trong đề án TCCNNN).

Ngoài ra, để tìm hiểu về quy trình sản xuất cũng như hoạt động tác nghiệp báo chí trong truyền thông TCCNNN, tác giả cũng đã phát 50 phiếu/tỉnh khảo sát phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên đang công tác tại tại các cơ quan báo chí ở 3 tỉnh.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Báo chí đóng vai trò như thế nào trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện đề án TCCNNN?

- Nội dung và hình thức truyền thông của báo chí ĐBSCL có ý nghĩa như thế nào đối với TCCNNN?

- Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với công tác truyền thông TCCNNN của báo chí ĐBSCL?

5.2. Giả thuyết nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

- Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về báo chí ĐBSCL truyền thông TCCNNN.

- Báo chí đóng vai trò quan trọng trong truyền thông TCCNNN.

Báo chí đồng bằng sông Cửu Long truyền thông về vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay - 3


- Nội dung và hình thức truyền thông về TCCNNN của báo chí ĐBSCL góp phần vào thành công của TCCNNN.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án là công trình khoa học đầu tiên tổng kết một cách hệ thống, rút ra các luận điểm, các kết luận có tính lý luận về báo chí ĐBSCL truyền thông về TCCNNN. Luận án góp phần làm phong phú thêm tri thức về báo chí, vấn đề tổ chức sản xuất của các cơ quan báo chí ĐBSCL về truyền thông TCCNNN.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách; những người đang trực tiếp hoạt động, tham gia vào lĩnh vực báo chí; là tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo, cán bộ làm báo chí và tất cả những ai quan tâm đến đề tài.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương.


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI


1. Lý luận và thực tiễn về báo chí - truyền thông

1.1. Của nước ngoài

Sách “Media economics: theory and practice” của các tác giả Alison Alexader, James Owers, RodneyA.Carveth, C.Ann Hollifield, Albert N.Greco (2003). Sách này phân tích sâu về các nguyên tắc cơ bản của kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh và áp dụng chúng vào ngành công nghiệp truyền thông hiện đại, với góc nhìn sâu sắc vào quá trình tái tạo xu hướng hiện đại trong nền kinh tế truyền thông. Ở chương 1, tác giả đã đưa ra phương pháp luận xem xét kinh tế truyền thông là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ đó các tác giả phân tích làm rò khái niệm về kinh tế truyền thông, những qui định về kinh tế và truyền thông, các kỹ thuật phân tích kinh tế và kinh doanh…Trong chương 2, các tác giả đi sâu vào phân tích các hoạt động kinh doanh hiện đại trên các phương tiện truyền thông: báo in, tạp chí, truyền hình, truyền hình cáp, phim, quảng cáo phát thanh, âm nhạc, và báo điện tử [105].

Sách “Báo chí truyền hình, của các tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L. Xvich, A.la. Iurốpxki, nhà xuất bản Thông tấn in năm 2004. Sách này đề phân tích sâu về kỹ năng của Người dẫn chương trình tin tức, đây là những tri thức quý báu khi tác giả chỉ dùng 5 trang để diễn đạt được những đặc tính quý báu của người dẫn chương trình, như: gương mặt ăn hình, sự hiểu biết và lòng cảm thông của người dẫn chương trình, ngữ điệu truyền cảm [101].

Sách “Báo chí truyền hình” của G.v Cudơnhetxốp, .Ala. Lurốpxki, X.l.Xvích, Đào Tấn Anh (Biên dịch) (2005), Nxb Thông Tấn. Sách này đã hệ thống hóa về lĩnh vực báo chí truyền hình và đề cập đến tầm quan trọng của truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, nêu rò tính đặc thù của báo chí truyền hình. Trong tập 2, gồm 5 chương, tập trung trình bày các thể loại báo chí truyền hình; các nghiệp vụ nhà báo trong truyền


hình; các phương pháp nghiên cứu học về khán giả truyền hình; nhà báo với chiếc camera ghi hình [102].

Sách “Sức cạnh tranh của truyền thông” của tác giả người Trung Quốc Đinh Hòa Căn, Nxb Đại học Phúc Đán, 2005. Sách này nêu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông. Tác giả đã tập trung nghiên cứu phần lý luận về cạnh tranh trong truyền thông, đưa ra mô hình kinh tế học của việc nghiên cứu tính cạnh tranh của truyền thông khi phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của truyền thông; tiêu chí khi khảo sát tính cạnh tranh của truyền thông và phương pháp cơ bản để đánh giá tính cạnh tranh của truyền thông và các hệ thống tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của truyền thông [99].

Sách “Lập chương trình truyền thông - chiến lược và thực tiễn” (2009) của hai tác giả Susan Tyler Eastman và Douglas A.Ferguson. Các tác giả đã đi sâu phân tích các chiến lược sắp xếp chương trình cho các kênh truyền hình, phát thanh, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp và trực tuyến (online); nghiên cứu công chúng…Đáng chú ý trong các nghiên cứu này là hiện tượng Zapping: “Kết quả trong các cuộc điều tra của hai nhà khoa học: Chaltal de Gournay và Pierre - Alain Mercies, đây là hiện tượng người xem liên tục chuyển các kênh truyền hình, nó thể hiện thái độ mới của người xem với truyền hình-thái độ xem truyền hình với cặp mắt phê phán, khuynh hướng không cần tìm ý nghĩa gì trong các thông điệp mà truyền hình đem lại; một trạng thái tâm lý của người xem đặc biệt bất lợi cho truyền đạt thông tin” [123, tr 169].

Khi bạn trở thành tâm điểm của Truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông(2016), Nxb Thông Tấn, hai tác giả: Jeff Ansell và Jeffrey Leeson. Sách này nêu khái niệm về thông điệp, đồng thời phân loại thông điệp truyền thông, bao gồm: thông điệp tin trong cuộc, thông điệp lược thuật, thông điệp đối tác, thông điệp dữ liệu, thông điệp sắc thái, thông điệp thúc


giục hành động và thông điệp dự phòng. Ngoài ra, tác giả còn phân tích cách soạn thông điệp thuyết phục và phương pháp truyền đạt thông điệp hiệu quả bằng nhiều tình huống có thật trong thực tế để thấu hiểu hơn về cơ chế hoạt động của ngành truyền thông; phân tích các nguyên tắc và chiến lược này được phân thành từng bước theo đúng quy trình chuẩn bị cho một cuộc đối phó với giới truyền thông [100].

1.2. Trong nước

“Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới” năm 2005 của Nguyễn Vũ Tiến, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả phân tích và làm rò vai trò quan trọng của Đảng trong lãnh đạo đối với hoạt động báo chí. Đây được coi là giải pháp có tính nguyên tắc để báo chí nói chung, báo Đảng nói riêng đổi mới và phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế [85].

“Toàn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với báo chí, truyền thông đại chúng Việt Nam” năm 2008 của Đức Dũng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Nội dung sách này phân tích những thời cơ, cơ hội, điều kiện, đó là thuận lợi cho báo chí, truyền thông đại chúng ở Việt Nam phát triển và những thách thức, những khó khăn để báo chí, truyền thông đại chúng lường trước, để khắc phục để phát triển [22].

“Báo chí truyền thông hiện đại” (từ hàn lâm đến học đường) (2011), Nguyễn Văn Dững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề mới về truyền thông đại chúng; về báo chí, một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí; đặc điểm của báo chí hiện đại [26].

“Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn” năm 2013 của Nguyễn Thế Kỷ, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Nội dung của quyển sách này gồm 2 phần: Phần 1: Báo chí - Những góc nhìn, khắc họa bức tranh toàn cảnh nền báo chí nước nhà; những vấn đề then chốt trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Phần 2: Những câu chuyện văn hóa. Là những ghi chép, những cảm


xúc chân thành, đằm thắm về đất nước, về con người, về những vùng đất mà tác giả đã đi, đã viết, đã lắng thành những kỷ niệm khó quên [54].

“Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại” năm 2016 của nhóm tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội đã đề cập đến một số xu hướng của báo chí truyền thông hiện nay, với mong muốn đem đến cái nhìn xuyên suốt và đa chiều về những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông. Dù chưa bao quát hết được tất cả các lĩnh vực của báo chí và truyền thông hiện đại, nhưng ở mỗi góc nhìn, các tác giả đã cố gắng vừa bao quát được những đặc điểm chung về xu hướng của loại hình, vừa có những kiến giải riêng vào từng góc độ tiếp cận. Đặc biệt, cuốn sách đã giới thiệu những xu hướng báo chí (báo chí dữ liệu, báo chí di động, siêu tác phẩm báo chí) trước bối cảnh cuộc “chạy đua thông tin” với mạng xã hội [52].

Báo chí và Truyền thông đa phương tiện” (2017), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên trình bày và lý giải những vấn đề căn bản về lý thuyết và thực tiễn của báo chí và truyền thông đa phương tiện. Có thể kể đến như đặc trưng của báo chí đa phương tiện, truyền thông đa phương tiện và ảnh hưởng của xã hội của chúng; xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong kỷ nguyên số. Tác giả cũng nêu rò các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí đa phương tiện, từ việc xác định đề tài, hình thành ý tưởng; thu thập, khai thác và xử lý thông tin đến việc xây dựng kịch bản thô cho “câu chuyện” đa phương tiện, sản xuất và truyền tải thông tin qua các phương tiên như: ảnh, video, audio, thông tin đồ họa, các chương trình tương tác [40].

“Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” năm 2019 của Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Cuốn này nêu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ đang được


nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông; cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại [56].

“Báo chí, truyền thông hiện đại - thực tiễn, vấn đề, nhận định”, năm 2020 của Tạ Ngọc Tấn, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nội dung sách tổng hợp các bài viết về báo chí, truyền thông từ thuở sơ khai đến hiện đại, đồng thời gắn báo chí, truyền thông với các vấn đề về kinh tế-xã hội, chính trị, đời sống xã hội, với trách nhiệm và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của người làm báo. Quyển sách được chia thành 5 phần với 35 bài viết: Hồ Chí Minh- Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam; Sự phát triển báo chí, truyền thông hiện đại; Báo chí truyền thông và chính trị; Báo chí, truyền thông và đời sống xã hội; Nhà báo và nghề nghiệp. Những nội dung có tính phương pháp luận, những khái niệm, những quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu [81].

Sách, công trình nghiên cứu, bài báo cáo khoa học trong nước và nước ngoài đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí như các khái niệm cơ bản về báo chí, truyền thông, các thể loại báo chí truyền hình, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong truyền thông và đề cập vấn đề thực tiễn truyền thông về NN…giúp cho nghiên cứu sinh có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng khung lý thuyết và phân tích những vấn đề về thực tiễn của đề tài.

2. Nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp

2.1. Tài liệu nước ngoài

“Restructuring agriculture in advanced societies: transformation, crisis and responses” năm 1990 của Commins [108] đề cập tới điều kiện, động lực


và kết quả của chuyển dịch cơ cấu NN ở xã hội phương Tây hiện đại. Tài liệu này phân tích thực tiễn các đặc điểm chính của quá trình và hậu quả của việc chuyển đổi NN và đưa ra kết luận chung: các chính sách hiện nay đối phó với những vấn đề TCCNNN sẽ củng cố sự khác biệt giữa các trang trại sản xuất lương thực có hiệu quả và trang trại phục vụ các chức năng khác cho xã hội hiện đại... Nghiên cứu này phân tích vấn đề TCCNNN theo nhiều quan điểm khác nhau và cũng chưa đi sâu phân tích những thành công, thất bại về những cách làm này và chưa đề cập gì đến công tác truyền thông TCCNNN.

“Agricultural restructuring and rural social change in Australia” năm 1990 của Lawrence, G, Trung tâm nghiên cứu phúc lợi nông thôn, Đại học Charles-Sturt, Riverina Wagga-Wagga, New South Wales, Úc [116]. Sách này đề cập đến vấn đề tìm cách xác định những thay đổi cơ cấu xảy ra ở Úc, bao gồm cả cách thức thay đổi công nghệ và bãi bỏ quy định kết hợp để giảm số lượng các nhà sản xuất gián tiếp ở nông thôn, gây ra sự phân tán kinh tế ở các thị trấn nhỏ. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này chỉ ra sự cố gắng liên kết động lực công nghệ của NN Úc, hoạt động của doanh nghiệp Quốc tế, vai trò thay đổi của nhà nước và tác động xã hội thay đổi kinh tế ở vùng nông thôn Australia.

“Rural restructuring: global processes and their responses” năm 1990 của Marsden, T. Lowe, P. Whatmore,S., Bộ Kế hoạch, Nhà ở và Phát triển, South Bank Polytechnic London, Wandsworth Road, London SW8 2JZ, UK [117]. Cuốn sách này chỉ ra lý thuyết nghiên cứu về nông thôn theo hai hướng riêng biệt: một hướng đối với nền kinh tế chính trị NN và một hướng đối với tái cơ cấu nông thôn. Tác giả đề cập đến TCCNNN và thay đổi xã hội nông thôn ở Úc, nhưng cũng chỉ nhắc đến và nêu lên thực trạng, chớ chưa phân tích sâu, chưa đưa ra được quan điểm về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề TCCNNN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022