Một Số Khái Niệm Cần Thiết Cho Cơ Sở Lý Luận

những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực điều hành của chính phủ, hiện đại hóa nền HC, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và tinh thần Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 phê duyệt Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ.

Trong bối cảnh CCHCNN, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tính minh bạch thông tin, tăng cường sự tham gia của người dân đối với các hoạt động của Chính phủ để tạo ra đồng thuận xã hội đang được đặt ra hơn bao giờ hết. Chính phủ đồng thời có nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời đối với việc tăng cường thông tin, tuyên truyền về CCHCNN, trong đó có CS CCHCNN theo từng giai đoạn. Mặc dù vậy, nghiên cứu chuyên sâu, khoa học về công tác báo chí TTCS CCHCNN vẫn còn là câu hỏi mở cần được đặt ra. Nếu vấn đề này được giải quyết, các cơ quan báo chí và cơ quan ban hành chính sách công sẽ cùng có chiến lược TTCS rõ ràng, hiệu quả.

Trên cơ sở các công trình đã nghiên cứu, luận án tiếp tục đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất: Nghiên cứu và khái quát hóa lý thuyết về báo chí TTCS làm căn cứ đánh giá thực trạng báo chí TTCS CCHCNN ở Việt Nam.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá vai trò của báo chí trong TTCS CCHCNN Việt Nam hiện nay để khẳng định vị trí quan trọng của báo chí đối với tiến trình thực hiện thành công công cuộc CCHCNN của đất nước.

Thứ ba: Phân tích, đánh giá thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam và tác động của nó tới các đối tượng liên quan CS để từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể và lộ trình từng bước áp dụng để chuyên nghiệp hóa công tác báo chí TTCS CCHC nói riêng và CS công nói chung.

Thứ tư: Xây dựng mô hình TTCS, báo chí TTCS CCHC NN Việt Nam để ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án vào thực tiễn.


41

Chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 340 trang tài liệu này.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH‌

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - 7


1.1. Một số khái niệm cần thiết cho cơ sở lý luận

1.1.1. Truyền thông chính sách

1.1.1.1. Truyền thông

Truyền thông và truyền thông đại chúng được nghiên cứu khá rộng rãi cả ở trong và ngoài nước. Trên thế giới, nghiên cứu truyền thông có Trường phái Marxist Frankfurt; Bốn nhà tiên phong - những người cha sáng lập - Kurt Lewin, Carl Hovland, Harold Lasswel, Lazarsfeld; Bảng phả hệ (gennelogy credits) (1963) của Wilbur Schramm; nghiên cứu của Philip Breton, Serge Proulx (1996), Mc.Quail D (1994). Tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu có thể kể đến như Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Dững, Lê Thanh Bình, Mai Quỳnh Nam... Lịch sử của truyền thông, có thể tạm chia thành bốn giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất (đầu thập niêm 1920 đến thập niên 1940): Giai đoạn này phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu là báo in và phát thanh và mô hình truyền thông theo một chiều thẳng đứng do Harolf Lasswell đưa ra.

Giai đoạn thứ hai (thập niên 1940 đến đầu thập niên 1960): Giai đoạn này truyền thông đại chúng được coi là chỉ tác động hạn chế đến công chúng. Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson và Hazel Gaudet đưa ra mô hình “dòng chảy hai bước” (two-step flow of communication), đề cao sức mạnh của phương tiện truyền thông tác động đến công chúng.

Giai đoạn thứ ba (thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980): Giai đoạn này xuất hiện nhiều dòng nghiên cứu nhằm dung hòa các cách nhìn truyền thông ở hai giai đoạn trước. Giới nghiên cứu chuyển từ việc nghiên cứu hiệu quả tác động của truyền thông sang nghiên cứu về công dụng của truyền thông. Tiêu biểu là lý thuyết Sử dụng và hài lòng (Uses and gratification theory) (1970) của Elihu Kats và các đồng nghiệp Gurevitch, Hass.

Giai đoạn thứ tư (giữa thập niên 1980 đến nay), tác động của truyền thông có ảnh hưởng qua lại, hai chiều xuôi - ngược, trong trạng thái cân bằng mềm dẻo (negotiates effect). Giai đoạn này các nhà nghiên cứu hết sức coi trọng ý kiến phản hồi của công chúng. Đặc biệt, do tác động của kỷ nguyên số, công chúng trở

42

thành khách hàng/ “đồng tác giả”/ đối tác/ ông chủ/ đối thủ… của các đơn vị/ doanh nghiệp BC-TT. Một số nhà nghiên cứu truyền thông Châu Âu cho rằng: tương lai sẽ chỉ có hai loại là truyền thông chuyên nghiệp và truyền thông nghiệp dư, điển hình như lý thuyết truyền thông nhân dân (Media people) của Jay Rosen, hay nghiên cứu truyền thông liên ngành, liên toàn cầu của Thomas A. Bauer và các đồng nghiệp, lý thuyết đô thị truyền thông (Mediapolis) của Roger Silvertone…

Qua một số công trình nghiên cứu, truyền thông được định nghĩa và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi luận án này, truyền thông được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng xã hội, bảo đảm phát triển bền vững. [15]

Báo chí được nhìn nhận như một bộ phận của truyền thông đại chúng với vai trò trung tâm, nền tảng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, báo chí dùng để chỉ truyền thông đại chúng hay thông tin đại chúng và ngược lại.

TTCS được nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây tại một số quốc gia và gắn với các giai đoạn lịch sử của truyền thông. Luận án sẽ vận dụng/ soi chiếu một số lý thuyết truyền thông trên vào quá trình phân tích báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam.

1.1.1.2. Chính sách công và chu trình chính sách Chính sách công

CS được phân loại tùy theo mục đích, yêu cầu của chủ thể quản lý. Theo chủ thể ban hành gồm có CS của NN (gọi là CS công - public policy) và CS của các doanh nghiệp, CS của các tổ chức phi chính phủ khác (gọi là CS tư - private policy). Theo cách phân loại này, CS công là nền tảng cho chính các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ nên tính ổn định, tính bao hàm của CS công thường cao hơn.

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến CS công. Cụm từ “CS” khi gắn bó với vai trò, chức năng của “khu vực công” được gọi là CS công. Đây không chỉ đơn giản là sự ghép từ thuần túy mà đã có sự thay đổi cơ bản về nghĩa, bởi nó có sự khác biệt về chủ thể ban hành CS, về mục đích tác động của CS và vấn đề mà CS hướng tới giải quyết.

43

Có nhiều quan niệm về CS công, song tựu chung lại gồm:

- Trước hết, là CS của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc CS kinh tế và CS nói chung của mỗi nước.

- Thứ hai, về mặt kinh tế, CS công phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế.

- Thứ ba, là công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để:

(i) Khuyến khích sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế (cả với khu vực công và khu vực tư); (ii) Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Nói cách khác CS công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định CS, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước.

Trong quản lý nhà nước, CS công là những quy định về ứng xử của nhà nước với những hiện tượng nảy sinh trong đời sống xã hội, được thể hiện dưới hình thức khác nhau một cách ổn định nhằm đạt được mục tiêu định hướng. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, CS công là những quy định về ứng xử mang tính định hướng của cơ quan quản lý hành chính nhà nước với những hiện tượng nảy sinh trong quá trình vận động của các chủ thể xã hội mà các cơ quan đó quản lý.

Do đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam, thuật ngữ CS công (sau đây gọi là CS) thường được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, CS bao hàm cả quan điểm, đường lối của Đảng và CS, pháp luật của nhà nước. Theo nghĩa hẹp, CS chỉ bao hàm các CS của Chính phủ. Điều này khác với quan niệm của các nước phương Tây vì họ cho rằng quan điểm, đường lối của các đảng chính trị là CS tư vì chỉ phục vụ lợi ích cho các thành viên của Đảng đó.

Tại Việt Nam, hệ thống chính trị duy nhất do Đảng cộng sản Việt Nam tồn tại hợp hiến và hợp pháp, lãnh đạo và cầm quyền. Mọi chủ trương, đường lối chiến lược, ưu tiên lớn của Đảng được thể chế hóa, cụ thể hóa thành CS của nhà nước. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc. Vì vậy, quan điểm, đường lối của Đảng cũng nhằm phục vụ cho lợi ích chung. CS của nhà nước là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng. Đó là lý do ở Việt Nam,

44

CS công không chỉ là CS của NN mà còn bao gồm các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Theo nghĩa hẹp, CS chỉ đề cập đến các chủ trương cụ thể trong một lĩnh vực cụ thể nào đó do nhà nước không chỉ có Chính phủ mà còn nhiều bộ phận hợp thành khác ban hành. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ với nghĩa hẹp, tức là chỉ đề cập đến các CS của nhà nước và như thế giới thường gọi là CS công. Theo đó, báo chí TTCS được đề cập đến thực chất là báo chí TTCS công.

Chu trình chính sách

Chu trình CS được hiểu là vòng luân chuyển các bước từ khởi sự CS đến khi xác định được hiệu quả của CS trong đời sống xã hội. Mỗi CS có một đời sống riêng và nối tiếp nhau theo những chu trình nhất định với những giai đoạn có sự tham gia, tác động đan xen của nhiều chủ thể. Từ góc độ nghiên cứu truyền thông, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận chu trình CS theo ba giai đoạn, cụ thể:

Thứ nhất: Hoạch định CS, là bước đề xuất thái độ ứng xử của chủ thể với vấn đề CS. Nếu bước này làm đúng yêu cầu sẽ cho ra đời một CS tốt.

Thứ hai: Tổ chức thực thi CS, là bước đưa CS vào thực hiện trong đời sống. Bước này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu chỉnh CS cùng các biện pháp tổ chức thực thi để CS phát huy tác dụng trong cuộc sống. Có thể nói bước này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một CS.

Thứ ba: Đánh giá CS, là bước đo lường kết quả và hiệu quả của một CS trong thực tế sau khi đã đưa CS vào thực thi. Đánh giá CS có thể tiến hành thường xuyên hay định kỳ tùy theo mục đích, yêu cầu quản lý của chủ thể. CS sau khi đánh giá sẽ có những mâu thuẫn nảy sinh từ việc giải quyết các mâu thuẫn cũ. Nếu những mâu thuẫn mới nảy sinh cần được giải quyết bằng CS thì chủ thể lại tiếp tục xem xét để cho ra đời một CS mới. Cứ như thế, chu trình CS được lặp lại với mức độ hoàn thiện hơn.

1.1.1.3. Truyền thông chính sách Khái niệm

Khái niệm về TTCS được một số nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đề cập đến. Một số định nghĩa được đưa ra có thể kể đến như:

Beckman (1975) định nghĩa: TTCS là quá trình trong đó người dân hiểu, ủng hộ và hợp tác với các CS nhất định [84].

45

Walsh (1994), TTCS là các kỹ thuật lập kế hoạch và tiếp thị chiến lược giúp đỡ trong việc thông tin CS của chính phủ cho người dân. TTCS được coi là hữu ích vì nó phản ảnh mối quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế (người dân và doanh nghiệp). Các tổ chức công cộng đã hỗ trợ đáng kể để thực hiện các CS công từ TTCS [163].

Burma (2001) cho rằng TTCS là một phần hành động của chính phủ để thực hiện một CS cụ thể. TTCS là quá trình giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các vấn đề mà nhà nước đang đối diện, thuyết phục công chúng thay đổi nhận thức và hành động đúng pháp luật. Nhà nước cũng thông qua TTCS để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi xây dựng CS mới, điều chỉnh các CS đã có và tạo sự đồng thuận cao trong dân chúng. Ông đồng thời cũng chỉ ra rằng, nhu cầu của người dân về thông tin CS ngày càng lớn hơn các lĩnh vực truyền thông khác vì người dân chỉ hành động khi họ muốn tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ từ nhà nước [91].

Chuyên gia người Hàn Quốc Uhm Seung-Yong Uhm (2017) cho rằng TTCS là những hoạt động trung tâm của các công chức chính phủ trong tổng thể quy trình CS từ xây dựng chương trình nghị sự, xây dựng CS, thực thi CS, đánh giá CS, trong đó chính quyền trung ương và địa phương xây dựng tốt các mối quan hệ với công chúng và các nhóm lợi ích, khuyến khích họ tham gia vào quy trình CS [23]. TTCS chỉ hoạt động truyền thông của chính phủ về những CS cụ thể.

Trương Ngọc Nam (2017) cho rằng TTCS là quá trình quảng bá, phổ biến, thông tin về CS đến người dân thông qua các phương tiện truyền thông [23].

Nguyễn Huy Phòng (2017) cho rằng TTCS là quá trình tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin về CS giữa các cơ quan truyền thông với đông đảo quần chúng nhằm tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, CS pháp luật của nhà nước, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của toàn xã hội [23].

Đỗ Phú Hải (2018) trong bài viết “TTCS trong các khâu của chu trình CS công” đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 3/2018 cho rằng: TTCS là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng bằng một hệ thống ký hiệu, quy ước nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức về CS. Hay nói cách

46

khác, TTCS là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu thông tin chung về CS. Với cách tiếp cận này, TTCS là quá trình chia sẻ, tương tác xã hội để thông tin CS từ chủ thể hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá CS đến các chủ thể CS khác nhằm tăng cường sự hiểu biết, nhận thức và thay đổi hành vi của các chủ thể CS để đạt mục tiêu CS [26].

Tóm lại, từ một số góc nhìn và quan niệm khác nhau như trình bày ở trên cho thấy định nghĩa về TTCS đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Định nghĩa khái niệm từ trước đến nay là việc làm vô cùng khó khăn, vì đối tượng định nghĩa luôn vận động theo thời gian cùng với sự thay đổi tư duy của nhân loại. Nhưng với tư cách là khái niệm công cụ để phục vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh quan niệm TTCS là quá trình truyền tải thông tin CS tới công chúng thông qua các phương tiện truyền thông nhằm thu hút người dân tham gia vào các chu trình CS và tạo đồng thuận xã hội.

Theo Tạ Ngọc Tấn, tại Việt Nam, TTCS thực chất và chủ yếu là một cách gọi tên mới hay là sự thay đổi cái vỏ khái niệm của một công việc mà báo chí - truyền thông vẫn đang làm là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước [34, tr23]

Đặc điểm của TTCS:

Có nhiều quan điểm khác nhau về đặc điểm của TTCS. Pallas, Josef & Fredriksson, Magnus (2016) cho rằng TTCS mang tính chính trị, thiếu tự chủ, nhiệm vụ chủ yếu là xử lý các vấn đề thay vì tận dụng cơ hội, mâu thuẫn vốn có giữa các nguyên tắc chung theo quy định, giữa các nhóm lợi ích và lợi ích của các bên liên quan cũng như yêu cầu minh bạch rộng rãi [148]. TTCS chịu tác động của môi trường phức tạp của tổ chức công bao gồm một loạt các kỳ vọng trái ngược của các bên liên quan (Fredriksson & Pallas, 2016). Những kỳ vọng này bao gồm các vấn đề pháp lý, lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau nên TTCS từ đó cũng phức tạp.

Theo Jones, Baumgartner & de la Mare (2005); Liu, Lindquist, & Vedlitz (2006), TTCS có thể tạo dựng sự tranh luận chín muồi đối với quy trình CS bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần và làm nổi bật các khía cạnh cụ thể của luồng thông tin liên quan đến CS [123].

Tóm lại, đặc điểm của TTCS do đặc điểm của các tổ chức công quyết định. Các nhà khoa học căn cứ vào sự khác biệt giữa yếu tố thị trường, xã hội

47

dân sự và NN để nhận diện các tổ chức công cũng như các hoạt động của họ qua TTCS.

Mục tiêu của TTCS:

Các tổ chức khu vực công có trách nhiệm sử dụng truyền thông để cung cấp cho công chúng thông tin hoặc sử dụng truyền thông như một phương tiện quản trị. Thay vì cung cấp thông tin theo yêu cầu, các tổ chức khu vực công sử dụng truyền thông để tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng hoặc các nhóm nhất định để đạt được mục đích chính trị. Mục tiêu chính của TTCS là thu hút người dân và các bên liên quan khác vào các quy trình CS, tạo đồng thuận xã hội.

1.1.2. Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước

1.1.2.1. Báo chí Khái niệm

Hiện nay, định nghĩa hay quan điểm của các cuốn sách lý luận về báo chí ở Việt Nam chưa thống nhất:

Đại Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Báo chí là “các loại báo và tạp chí” [76].

Luật Báo chí 2016 định nghĩa: Báo chí là “sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” [53].

Dương Xuân Sơn (1995) trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội định nghĩa “Báo chí xuất phát từ chữ information có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng” [57].

Nguyễn Văn Dững (2013) trong cuốn “Cơ sở Lý luận Báo chí”, NXB Lao động, Hà Nội định nghĩa về báo chí như sau: Báo chí là thiết chế xã hội đặc thù, là tiểu hệ thống gồm các loại hình đa dạng phong phú (báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, các hãng thông tấn và dịch vụ thông tin, các trung tâm đào tạo, cơ quan nghiên cứu, các trạm liên lạc mặt đất - vũ trụ,...). Báo chí gồm chỉnh thể các hình thức hoạt động đồng bộ tạo hiệu quả của sự vận hành. Đó là hoạt động chính trị - xã hội thiết lập quan hệ với các tổ chức xã hội; nghiên cứu

48

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022