Đây là trường hợp thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc, những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện, thực hiện các hành vi tích cực nhất định để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích của con người.
So với tuân thủ pháp luật nêu trên thì ở hình thức chấp hành pháp luật, các chủ thể bằng hành vi tích cực thực hiện quy định bắt buộc của pháp luật. Chủ thể thực hiện pháp luật này là tất cả các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
- Sử dụng pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể đối với những hành vi mà pháp luật cho phép.
So với hai hình thức thực hiện pháp luật trên thì hình thức sử dụng pháp luật có sự khác biệt, bởi vì ở đây, các chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện những quy định pháp luật, sử dụng hay không sử dụng quyền mà pháp luật quy định. Ví dụ như quyền khiếu nại, quyền kết hôn vv... Chủ thể pháp luật sẽ cân nhắc để lựa chọn theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
Đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể pháp luật. Trong hình thức thực hiện pháp luật này, chủ thể pháp luật còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, là việc sử dụng các quyền năng pháp lý được pháp luật trao quyền. Nên về nguyên tắc họ có quyền thực hiện hoặc không thực hiện các quyền của mình, pháp luật không bắt buộc các chủ thể phải thực hiện như hai hình thức tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật.
Tuy vậy, xét theo yêu cầu nhà nước pháp quyền,bảo vệ quyền con người thì chúng ta cần đảm bảo điều kiện cần thiết để cho các cá nhân sử dụng quyền một cách đúng pháp luật. Trong tâm lý người dân, về mặt truyền thống thì có sự e ngại, thậm chí còn có quan niệm trong dân gian" vô phúc đáo tụng đình". Ngày nay, trong xã hội dân chủ, việc sử dụng quyền để bảo vệ lợi ích chính đáng hay để kiến nghị nhà nước sửa đổi pháp luật, phòng chống tham nhũng là điều cần thiết. Chủ thể thực hiện hình thức sử dụng pháp luật là tất cả các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và mọi công dân trong xã hội.
- Áp dụng pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể, làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể của đời sống xã hội.
Đây là một hình thức thực hiện pháp luật có tính chất đặc biệt về chủ thể tiến hành, về quy trình thủ tục, về cơ chế đảm bảo so với ba hình thức nêu trên. Đồng thời cũng là hoạt động của các cơ quan nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ: nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức phổ biến mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì ADPL là hình thức đặc thù bởi luôn có sự tham gia của Nhà nước, thông qua các cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
Vai trò của áp dụng pháp luật rất quan trọng, bằng hoạt động này mà các cơ quan nhà nước có thể thực hiện được các chức năng của mình. ADPL là hình thức thực hiện pháp luật, là phương thức thực thi hoạt động của các cơ quan nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đơn cử như áp dụng pháp luật trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, xuất bản sách, trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án.
- Mối quan hệ giữa các hình thức thực hiện pháp luật:
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 1
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 2
- Khái Niệm, Bản Chất Pháp Lý Của Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
- Nội Dung Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Tuy phân chia thành bốn hình thức pháp luật nêu trên, song trên thực tiễn giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại. ngay trong ADPL, cũng có sự tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật. Trong hoạt động thực hiện pháp luật, sự phân biệt giữa hoạt động áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật cũng mang tính tương đối. Các chủ thể chấp hành pháp luật và áp dụng pháp luật cũng đều có trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ pháp lý. Giữa các hình thức thực hiện pháp luật luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thấy rò mối quan hệ này chúng ta có các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật đạt hiệu quả [16].
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật
Là một trong nhưng hình thức thực hiện pháp luật, cho nên áp dụng pháp luật cũng có chung những đặc điểm của tất cả các hình thức thực hiện pháp luật. Đồng thời ADPL lại có nhiều đặc điểm riêng. ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật, bảo đảm hiện thực hóa các quy định pháp luật, các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong cuộc sống.
- ADPL thể hiện tính quyền lực Nhà nước, tính tổ chức và sự tuân thủ những thủ tục pháp luật nhất định
Tính chất quyền lực nhà nước của áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, chủ thể của áp dụng pháp luật chỉ có thể là các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền nhằm thực thi quyền lực nhà nước. Từng cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền được tiến hành những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân có các quyền năng pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự: quyết định khởi tố vụ án hình sự (Điều 104); thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự (Điều 106); quyết định không khởi tố vụ án hình sự (Điều 108); quyền hạn truy tố bị can vv…. Còn thẩm quyền xét xử thì duy nhất là thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp. Với tính chất này, ADPL khác so với các hình thức thực hiện pháp luật ở trên.
ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật thể hiện vai trò, trách nhiệm của nhà nước, thông qua đó pháp luật được trở thành hiện thực, Nhà nước thực hiện được chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, kết hợp với trật tự xã hội, bảo đảm cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, các công chức Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Điều này có lý do bởi trong nhiều trường hợp, các quy định của pháp luật không thể thực hiện nếu chỉ bằng các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật hoặc sử dụng pháp luật.
- ADPL là hoạt động có tính sáng tạo
Tính sáng tạo trong ADPL phải nằm trong giới hạn của pháp luật, ví dụ trong việc xác định mức xử phạt, giữa mức tối đa và tối thiểu, người cán bộ áp
dụng pháp luật cần cân nhắc tất cả các tình tiết vụ việc để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý và nhân văn nhất. Trong ADPL, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước phải xem xét, phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan mọi khía cạnh tình tiết của sự việc, sau đó căn cứ vào các yêu cầu của quy phạm pháp luật thực định để ra quyết định áp dụng pháp luật cụ thể.
Hoạt động áp dụng pháp luật có thể bị ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người áp dụng pháp luật, nhưng kết quả của các quyết định ADPL mà họ đưa ra phải trong khuôn khổ của căn cứ pháp luật làm họ áp dụng. Người cán bộ áp dụng pháp luật phải lựa chọn những xử sự theo yêu cầu luật định chứ không phải ý muốn của mình. Chủ thể áp dụng pháp luật không chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật thực định mà còn căn cứ vào tình hình thực tế, vào lẽ phải để có thể đưa ra quyết định đúng đắn,sáng suốt nhất, hợp lý nhất nhưng vẫn trong giới hạn của pháp luật mà họ phải áp dụng.
Điều này đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ và văn hóa pháp luật của chủ thể áp dụng pháp luật. ADPL thể hiện sự khác biệt so với các hình thức thực hiện pháp luật khác qua việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cá nhân hay nhóm cá nhân được Nhà nước trao quyền luôn luôn chủ động trong việc ADPL, nghĩa là việc thực hiện ADPL là nghĩa vụ của chủ thể có quyền. Yêu cầu đối với chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật là phải nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện sự việc, làm sáng tỏ các cấu thành pháp lý của nó để lựa chọn các quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Ví dụ, khi xét xử một vụ án hình sự, đòi hỏi người thẩm phán phải nghiên cứu vụ án một cách toàn diện, đánh giá các chứng cứ, đảm bảo sự tranh tụng khách quan, để từ đó làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm, thuộc tội danh nào theo quy định của BLHS và ra bản án phù hợp đối với người phạm tội.
ADPL là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, người có thẩm quyền, là việc thi hành pháp luật của các cơ quan người có thẩm quyền trong thực hiện quyền lực Nhà nước nói chung. Bản thân ADPL cũng chứa đựng dấu hiệu, đặc điểm của các hình thức thực hiện pháp luật khác là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.
- ADPL phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định
Tuân thủ quy trình thủ tục pháp lý đó là yêu cầu, là đặc điểm quan trọng của áp dụng pháp luật. Không chỉ trong xét xử, điều tra, hay xử phạt hành chính, mà cả trong việc giải quyết công việc, áp dụng pháp luật đối với cá nhân, tổ chức nói chung. Bởi có như vậy thì mới hạn chế dược sai sót, và mới đảm bảo được sự công bằng, khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật. Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật, nên các văn bản pháp luật phải quy định đầy đủ, rò ràng quy trình, thủ tục thực hiện quy định pháp luật về nội dung, về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật.
GS. TSKH. Đào Trí Úc đã khẳng định yêu cầu tuân thủ quy trình, thủ tục trong áp dụng pháp luật như sau:
Áp dụng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền đòi hỏi bảo đảm tính công khai, minh bạch. Do vậy, thủ tục chặt chẽ, trình tự nghiêm ngặt (thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính v.v…) là đặc trưng quan trọng của hình thức thực hiện pháp luật này so với các hình thức đã nêu trên, trong số đó, tính chặt chẽ cao nhất thuốc về quá trình áp dụng pháp luật trong hoạt động tư pháp [29].
Thủ tục đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào tính chất, mức độ quan trọng của việc áp dụng pháp luật. Trong lĩnh vực hành chính, thủ tục pháp lý đơn giản hơn so với trong lĩnh vực hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đơn cử, cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, thì thủ tục xử phạt hành chính rất đơn giản, trong khi đó, xử phạt đối người phạm tội thì trình tự thủ tục tố tụng rất chặt chẽ, phải qua các khâu điều tra, truy tố, xét xử, với sự tham gia của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm cho việc áp dụng pháp luật chính xác hơn.
Tính sáng tạo trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt thủ tục pháp lý, đó là đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật [8]. Khi có sự kiện pháp luật hình sự sẽ phát sinh quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, khi đó hoạt động giải quyết án hình sự được bắt đầu bằng việc khởi tố vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động điều tra, thông qua kết quả của hoạt động điều tra, Viện kiểm sát tiến hành hoạt động truy
tố, sau khi Viện kiểm sát truy tố, Toà án tiến hành hoạt động xét xử. Các cơ quan trên khi thực hiện nhiệm vụ theo chức năng của mình và theo trình tự, phạm vi thẩm quyền nhất định trong giải quyết vụ án hình sự phải tuân theo quy định của BLTTHS.
- ADPL hoạt động điều chỉnh có tính chất cá biệt
Đối tượng của ADPL là những cá nhân, tổ chức cụ thể trong những vụ việc cụ thể. ADPL được tiến hành dựa trên các quy phạm pháp luật nhất định để giải quyết vụ việc cụ thể, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội. Kết quả của ADPL là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật, văn bản pháp luật cá biệt dưới dạng các quyết định, bản án....Chẳng hạn, một người phạm tội, cố ý gây thương tích cho một người khác, khi đó cần áp dụng pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử. Cơ quan xét xử phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật trong bộ luật hình sự đề đưa ra bản án xác định tội danh và hình phạt tương ứng đối với chủ thể phạm tội.
- Các trường hợp cần tiến hành áp dụng pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong những trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Khi cần áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, chỉ có tòa án mới có thẩm quyền xét xử, quyết định tội danh và hình phạt đối với người phạm tội theo quy định của BLHS. Cơ quan công an có thẩm quyền xử phạt người không đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định vv....
Trường hợp thứ hai, áp dụng pháp luật cần thiết khi các những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn, cơ quan hành chính áp dụng các quy định pháp luật về cấp giấy phép kinh doanh theo quy định, cơ quan lao động, thương binh và xã hội áp dụng pháp luật về chính sách đối với người có công vv...
Kết quả áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước được thể hiện ở văn bản
pháp luật cá biệt, xác định cụ thể quyền, nghĩa vụ đối với các chủ thể. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bằng quyết định đăng ký kết hơn của các cơ quan hộ tịch trên cơ sở áp dụng pháp luật sẽ dẫn đến phát sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể liên quan. Thiếu hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan hộ tịch, rò ràng là không làm phát sinh quan hệ pháp lý vợ chồng đối với các chủ thể cụ thể mặc dù đã có pháp luật quy định về quyền kết hôn.
Trong trường hợp thứ ba, khi xẩy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể quan hệ pháp luật nhất định mà các bên đó không tự giải quyết được. Cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
Trường hợp thứ tư, áp dụng pháp luật cần thiết để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong xã hội, hoặc xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó [15]. Ví dụ, các công chứng viên của phòng công chứng nhà nước chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của các hợp đồng giao dịch.
1.2. Nhận thức chung về hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
1.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của điều tra vụ án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân có vai trò và trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước nói chung, trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự nói riêng. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Đáp ứng yêu cầu thi hành Hiến pháp năm 2013, tiếp tục công cuộc cải cách tư pháp, Luật tổ chức VKSND năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014 gồm 6 chương, 101 điều với những bổ sung, sửa đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của VKSND, khẳng định rò nét hơn về hai chức năng hiến định của VKSND. VKSND thực hành quyền công tố để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Đồng thời, VKSND có chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp nói chung, trong điều tra vụ án hình sự nói riêng.
Để làm rò đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, trước hết cần đề cập đến khái niệm điều tra hình sự.
Khái niệm điều tra vụ án hình sự
Điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm.Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm [13].
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, có nội dung là cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện tội phạm, người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên, trên cơ sở đó quyết định: đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc, chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.
Theo GS. TSKH. Lê Cảm thì:
Bản chất pháp lý của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rò những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm [2].
Điều tra các vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự do Cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự để tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp sau của giai đoạn khởi tố được tiến hành trên cơ sở quyết định khởi tố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với tư cách là một giai đoạn của tố tụng hình sự, điều tra hình sự là hoạt