phải xem xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý đã xảy ra, những công việc đã xử lý của cơ quan điều tra, yêu cầu và đề nghị của cơ quan điều tra đối với việc giải quyết vụ án. Có như vậy mới có thể xác định nội dung quy phạm được áp dụng, phạm vi vi phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động KSĐT của VKSND. Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thi hành, nghiên cứu việc giải thích chính thức và không chính thức quy phạm pháp luật có liên quan; làm sáng tỏ tư tưởng; nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn.
- Giai đoạn thứ ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là việc VKSND ra các quyết định áp dụng pháp luật, là giai đoạn trọng tâm, quan trọng nhất của cả quá trình KSĐT các vụ án hình sự. Quyết định, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn của VKS trong lĩnh vực này được ban hành sau khi đã xem xét, đối chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án. Vì quyết định của VKSND liên quan trực tiếp đến lợi ích của con người, lợi ích nhà nước và xã hội, trong đó có quyền tự do thân thể của công dân… nên đòi hỏi người có thẩm quyền ra văn bản áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục pháp luật và áp dụng đúng đắn quy định pháp luật cụ thể.
Văn bản áp dụng pháp luật của VKSND phải đảm bảo tính hợp pháp về pháp luật thủ tục và pháp luật về nội dung vật chất. Đồng thời văn bản áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự cần được thể hiện đúng văn phong, ngôn ngữ pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vai trò, uy tín của VKSND và đảm bảo sự thuận lợi trong việc thi hành.
- Giai đoạn thứ tư: tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
Xét một cách tổng thể, tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của hoạt động áp dụng pháp luật. Đối với hoạt động KSĐT của VKSND là quyết định, quyết định không phê chuẩn, quyết định phê chuẩn có hiệu lực bắt buộc cơ quan điều tra phải thi hành và tổ chức thực hiện nghiêm minh. Giám sát việc thực hiện các văn bản áp dụng pháp luật của VKS đối với toàn bộ hoạt động điều tra vừa là chức năng, vừa là nhiệm vụ của ngành kiểm sát đã được pháp luật
quy định chặt chẽ và đầy đủ. Nghĩa vụ thi hành nghiêm chỉnh các văn bản áp dụng pháp luật của VKSND trong hoạt động KSĐT đối với các cơ quan điều tra đã được quy định rò ràng trong BLTTHS và Luật tổ chức VKSND.
1.4.2. Nội dung áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án hình sự của Cơ quan điều tra
Trong hoạt động KSĐT vụ án hình sự, VKSND có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nội dung của hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT vụ án hình sự là VKSND kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan điều tra có thẩm quyền, kiểm sát tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định không khởi tố vụ án hình sự (điều 15 Luật tổ chức VKSND năm 2014, điều 113 BLTTHS năm 2003).
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Thức Chung Về Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
- Khái Niệm, Bản Chất Pháp Lý Của Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
- Một Số Yếu Tố Tác Động, Đảm Bảo Áp Dụng Pháp Luật Trong Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
- Tình Hình Tội Phạm Những Năm Gần Đây Ở Thành Phố Hải Phòng
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 9
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
VKSND căn cứ vào các quy định của BLTTHS để kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự. Điều 100 BLTTHS năm 2003 quy định: chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Mục đích của khởi tố vụ án hình sự là việc xác nhận về mặt pháp lý một vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật. Bản chất hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự của VKSND là kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tư pháp của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Kiểm sát điều tra vụ án hình sự được thực hiện bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi cơ quan tiến hành tố tụng kết thúc điều tra vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra cho VKS đề nghị truy tố hoặc vụ án được đinh chỉ điều tra. Nội dung của chức năng này chính là việc giám sát trực tiếp mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở như: tố giác của công dân, tin báo của các cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng vv… Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định:
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. VKSND ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các CQĐT và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS phải gửi CQĐT quyết định khởi tố vụ án hình sự kèm theo các tài liệu có liên quan để CQĐT tiến hành hoạt động điều tra. Quyết định khởi tố vụ án hình sự cùng các tài liệu có liên quan của các CQĐT khác như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới VKS để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan này.
VKSND xem xét việc tuân thủ pháp luật của cơ quan điều tra đối với các quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp phát hiện các quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Cơ sở pháp lý để VKSND kiểm sát việc tuân thủ pháp luật là điều 107 của BTTHS năm 2003 quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự: không có sự việc phạm tội, không có hành vi cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật ….
- VKSND thực hiện kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành các hoạt động điều tra. BLTTHS năm 2003 còn quy định một số tội chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại. Yêu cầu của người bị hại là những đề nghị, mong muốn xử lý bằng hình sự
VKS thực hiện hoạt động kiểm sát việc khởi tố đối với các quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, dựa trên các quy phạm pháp luật trực tiếp như điều 106 BLTTHS năm 2003 quy định: khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì CQĐT, VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, phải gửi cho VKS để thực hiện chức năng kiểm sát việc khởi tố. Trường hợp VKS quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra theo thủ tục chung.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can
Điều 126 của BLTTHS năm 2003 thì: Khởi tố bị can là việc CQĐT, VKS xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể bằng một quyết định để bắt đầu tiến hành TTHS về người đó với tư cách là bị can. Quyết định khởi tố bị can phải ghi rò thời gian cụ thể, địa điểm ra quyết định, họ tên chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày tháng, năm sinh, chỗ ở hoặc nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác; nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau, phải ghi rò từng tội danh và điều khoản tương ứng được áp dụng. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu có liên quan đến VKS cùng cấp xem xét, phê chuẩn. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can,
VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Theo quy định của BLTTHS sự năm 2003, kể từ khi VKS ra quyết định phê chuẩn thì quyết định khởi tố bị can của CQĐT mới có hiệu lực pháp luật. Ý nghĩa của quy định này là để đảm bảo cho VKS tiến hành KSĐT ngay từ giai đoạn đầu, hạn chế đến mức thấp nhất việc khởi tố oan sai; đảm bảo khởi tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Ngoài ra, quá trình KSĐT vụ án hình sự hoặc trường hợp vụ án đã được kết thúc điều tra, nếu phát hiện có người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị khởi tố, VKS có quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặc tự ra quyết định khởi tố bị can và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra theo thủ tục chung. Quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác chưa bị khởi tố, CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và đề nghị VKS phê chuẩn.
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc hỏi cung bị can
VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hỏi cung bị can căn cứ vào các quy định của BLTTHS nhằm đảm bảo cho việc hỏi cung bị can đúng pháp luật, đảm bảo cho việc hỏi cung được khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Theo quy định pháp luật, việc hỏi cung bị can phải được tiến hành trực tiếp bằng lời nói và ghi lại bằng biên bản và phải tiến hành bằng các phương pháp theo quy định của pháp luật, không được mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình; không được hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trừ hoãn được nhưng phải ghi rò lý do vào biên bản hỏi cung; mỗi lần hỏi cung, điều tra viên phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất và đảm bảo đúng quy định tại Điều 95 và Điều 125 của BLTTHS năm 2003; kết thúc việc hỏi cung, điều tra viên phải đọc lại hoặc cho bị can tự đọc biên bản; trường hợp bị can không biết chữ hoặc hạn chế khả năng nhận thức thì cần có sự chứng kiến của người khác nhằm đảm bảo tính khách quan ….
Kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án. Vì vậy, lấy lời khai của họ nhằm thu thập
thêm những người thông tin mà họ biết được có liên quan đến vụ án để phục vụ công tác điều tra. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải được lập thành biên bản và tuân thủ đúng quy định tại các Điều 95, Điều 125; Điều 135 và Điều 136 của BLTTHS năm 2003.
Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường: khám nghiệm hiện trường do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định tại Điều 150 của BLTTHS năm 2003. Khi khám nghiệm hiện trường, phải có người chứng kiến, điều tra viên phải chụp bản ảnh, vẽ sơ đồ, đo đạc hoặc dựng mô hình hiện trường; thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan và ghi rò kết quả vào biên bản khám nghiệm hiện trường.
Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi: việc khám nghiệm tử thi do điều tra viên chủ trì, có sự tham gia của Giám định viên pháp y; người chứng kiến và buộc mọi trường hợp phải có kiểm sát viên tham gia giám sát. Khi khám nghiệm tử thi, tùy thuộc vào kết quả mà Giám định viên pháp y có thể quyết định việc khám nghiệm bên ngoài hay bên trong hoặc khám nghiệm tổng thể đối với tử thi.
Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự
BLTTHS quy định trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể được tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra các vụ án hình sự. Trường hợp đã xác định được bị can, nhưng bị can bỏ trốn hoặc không biết rò bị can đang ở đâu thì khi hết thời hạn điều tra, CQĐT phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra và quyết định truy nã đối với bị can.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Đó là trường hợp hành vi phạm tội của từng bị can đã được xác định rò, đủ cơ sở để truy tố, xét xử nhưng khi có căn cứ thì CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ đối với bị can đó. Quyết định tạm đình chỉ của CQĐT phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp để thực hiện chức năng giám sát và phải gửi ngay cho bị can, người bị hại để họ biết và thực hiện.
- Kiểm sát việc đình chỉ điều tra vụ án hình sự
VKSND kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan điều tra về quyết định đình chỉ vụ án hình của cơ quan điều tra. Khi hết thời hạn điều tra vụ án hình sự mà tài liệu thu thập được xác định không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc kết luận không phải là tội phạm được quy định trong BLHS năm 1999, CQĐT phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Bản kết luận phải nêu rò nội dung của quá trình điều tra, lý do và các căn cứ đình chỉ điều tra theo các quy định cụ thể của BLTTHS và BLHS. Nếu xét thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ hoặc trái pháp luật, VKS phải hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra vụ án. Nếu thấy bị can đã đủ căn cứ để truy tố, VKS hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố.
Quyết định truy tố (Điều 166, Điều 167 của BLTTHS năm 2003).
Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, VKS tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can ra trước Tòa án bằng một bản Cáo trạng hoặc Quyết định truy tố khác (Quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn). Bản Cáo trạng của VKS là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm, thái độ của cơ quan kiểm sát đối với người phạm tội trong vụ án hình sự. Nội dung bản Cáo trạng phải thể hiện rò những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 167 của BLTTHS năm 2003. Điều 166 của BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong thời hạn hai mươi ngày, đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng và trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong các quyết định sau: truy tố bị can trước Tòa án bằng bản Cáo trạng; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hình sự.
Theo quy định pháp luật, ngoài các hoạt động nêu trên, VKSND còn thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng khác như: kiểm sát việc lấy lời khai người bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; kiểm sát việc đối chất, nhận dạng (Điều 136, Điều 137, Điều 138 của BLTTHS năm 2003); kiểm sát việc xem xét dấu vết trên thân
thể; thực nghiệm điều tra, giám định (Điều 152, Điều 153, Điều 155 của BLTTHS năm 2003)…
1.5. Các yếu tố tác động đến và đảm bảo áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
1.5.1. Khái quát chung về các yếu tố tác động đến và đảm bảo áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân chịu sự tác động ở những mức độ khác nhau bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều thiết chế và cơ chế khác nhau. Tìm hiểu để nhận diện các yếu tố này có ý nghĩa vo cùng quan trọng để đánh giá đúng thực trạng về ưu điểm, về hạn chế, yếu kém, bất cập của ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự do VKSND thực hiện và từ đó việc đưa ra các giải pháp mới có tính đúng đắn, khả thi, thuyết phục.
Xét một cách chung nhất, ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân chịu sự tác động ở những mức độ khác nhau bởi những yếu tố cơ bản như sau:
- Yếu tố pháp luật
- Yếu tố tổ chức bộ máy, công tác cán bộ
- Yếu tố nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngành kiểm sát
- Yếu tố về chính sách, chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ, bảo vệ từ phía nhà nước, sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của xã hội đối với cán bộ ngành kiểm sát
- Yếu tố về chính sách, chế độ, điều kiện làm việc của đội ngũ kiểm sát viên
- Yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, thông tin tổ chức
- Yếu tố về mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp, các cơ quan nhà nước khác trong điều tra và kiểm sát điều tra vụ án hình sự
- Yếu tố về kiểm tra, giám sát nhà nước và xã hội đối với hoạt động KSĐT các vụ án hình sự và hoạt động điều tra vụ án hình sự