Thống Kê Mô Tả Mức Độ Tin Cậy Của Nguồn Thông Tin Từ Kinh Nghiệm Bản


Bảng 5.12. Kết quả kiểm định phương sai (2)



Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Between Groups

1.776

3

.592

3.661

.021

Within Groups

5.660

93

.162



Total

7.436

96




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hành vi của khách du lịch ở miếu bà chúa xứ - Châu Đốc - 9

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy mức ý nghĩa của kiểm định phương sai (2) là Sig. = 0,021 nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thiết (6). Do đó, trình độ có mối quan hệ với mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân của khách du lịch, ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, có sự khác biệt (tác động) về mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân giữa bốn nhóm trình độ của khách du lịch. Sau đây là bảng thống kê mô tả.

Bảng 5.13. Thống kê mô tả mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản

thân của khách du lịch


Nhóm trình độ

N

Mean

Std.

Deviation

Std. Error

Minimum

Maximum

≤ Tiểu học

15

1.8000

.4479

.0000

1.00

2.00

PTCS

38

1.3526

.3876

.1470

1.00

2.00

PTTH-THCN

42

1.2222

.4421

8.081E-02

1.00

2.00

CĐ, ĐH, Sau ĐH

5

1.1739

.4472

.2000

1.00

2.00

Total

100

1.3872

.4424

7.083E-02

1.00

2.00

Từ bảng 5.17, ta thấy trình độ của khách du lịch càng cao thì họ càng tin tưởng vào nguồn thông tin từ kinh nghiệm của bản thân mình. Tiếp theo là bảng kết quả kiểm định từng cặp của bốn nhóm trình độ.

Bảng 5.14. Kết quả kiểm định từng cặp giữa bốn nhóm trình độ


(I) Trình độ

(J) Trình độ

Mean Difference (I-J)

Std. Error

Sig.

≤ Tiểu học

PTCS

-.2222

.3144

.1000

PTTH-THCN

-.1739

.2965

.1000

CĐ, ĐH, Sau ĐH

-.6261*

.1984

.020

PTCS

≤ Tiểu học

.2222

.3144

.1000

PTTH-THCN

4.831E-02

.1581

.1000

CĐ, ĐH, Sau ĐH

-.5778

.2243

.086

PTTH-THCN

≤ Tiểu học

.1739

.2965

.1000

PTCS

-4.831E-02

.1581

.1000

CĐ, ĐH, Sau ĐH

-8000

.3364

.138

CĐ, ĐH, Sau ĐH

≤ Tiểu học

.6261*

.1984

.020

PTCS

.5778

.2243

.086

PTTH-THCN

.8000

.3364

.138


Ta thấy, chỉ có một sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm 1 (≤ Tiểu học) và nhóm 4

(CĐ, ĐH, Sau ĐH).

Qua đó cho thấy có sự tác động của trình độ khách du lịch tới mức độ tin của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân. Thể hiện ở sự khác biệt giữa nhóm khách du lịch có trình độ dưới hoặc bằng tiểu học và nhóm khách có trình độ CĐ, ĐH, Sau ĐH.

Tóm lại, trong mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch thì chỉ có quê quán, nghề nghiệp và độ tuổi ảnh hưởng đến xu hướng hành vi của họ. Trong đó, quê quán là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (ảnh hưởng đến phương tiện tham quan và số lần tham quan). Bên cạnh đó, về phân tích sự khác biệt thì chỉ có độ tuổi và trình độ là có sự khác biệt giữa các nhóm cấu thành nên các đặc tính này, thể hiện qua các hành vi sau: đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn các điểm tham quan ở Miếu và mức độ tin cậy của nguồn thông tin từ kinh nghiệm bản thân họ về Miếu Bà. Đây chính là những yếu tố mà Ban quản trị Miếu nói riêng và Sở du lịch An Giang nói chung cần phải quan tâm. Từ đó, tận dụng các thế mạnh ở các điểm tham quan để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch nhằm giữ chân khách ở lại các điểm tham quan lâu hơn cũng như thu hút thêm nhiều khách hơn nữa.

5.6. Tóm tắt

Như chúng ta đã biết Lễ Vía Bà diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, nên khách du lịch tham quan chủ yếu vào thời gian này. Có hai phương tiện mà khách du lịch dùng nhiều nhất để tham quan là ô tô thuê và xe máy, nên họ thường đi chung với gia đình, người thân.

Bên cạnh đó, các dịch vụ mà khách du lịch sử dụng nhiều nhất ở Miếu là ăn và uống. Bởi vì, đây là hai loại sản phẩm thiết yếu nhất. Các loại vật phẩm mà khách du lịch dùng để cúng Bà nhiều nhất là nhang, đèn, áo giấy và trái cây. Chỉ có 30% khách tham quan ở Miếu có mua quà lưu niệm (chủ yếu là sách viết về Miếu, tranh ảnh về Miếu và xâu chuỗi, nhẫn). Vì họ đã mua rồi hoặc các món quà ở đây không có gì mới.

Khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu chủ yếu để cúng bái và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Các tiêu chí mà khách du lịch dùng để đánh giá các điểm tham quan là phong cảnh đẹp; an ninh, trật tự và nhộn nhịp, đông vui. Đa số khách du lịch đều hài lòng sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà. Hầu hết khách du lịch đều có sở thích xem ti vi, đi du lịch và quê của khách du lịch càng xa thì họ có nhu cầu đi ôtô thuê càng nhiều. Khách du lịch làm nghề trồng trọt, chăn nuôi thường tham quan Miếu vào dịp Lễ Vía, còn khách là nhân viên, học sinh-sinh viên tham quan vào thời gian mà họ rảnh rỗi.

Cuối cùng là mối quan hệ giữa các đặc điểm và hành vi của khách du lịch, cụ thể là mối quan hệ giữa quê quán và phương tiện tham quan; giữa nghề nghiệp và thời điểm tham quan; giữa độ tuổi và số lần tham quan; giữa quê quán và số lần tham quan. Ngoài ra, còn có một sự khác biệt giữa các nhóm tuổi của khách du lịch; một sự khác biệt giữa các nhóm trình độ của khách du lịch.

Phần tiếp theo sẽ trình bày tóm lược nội dung của đề tài, những kiến nghị từ kết

quả nghiên cứu và hạn chế của đề tài.



6.1. Giới thiệu

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 5 đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài, gồm ba phần: (1) Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà; (2) Quá trình ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu Bà của khách du lịch; (3) Tìm hiểu các đặc tính và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của khách du lịch. Kế tiếp, chương 6 sẽ tóm lược nội dung của đề tài như khẳng định lại tầm quan trọng của đề tài, tóm tắt về phương pháp nghiên cứu của đề tài và kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đối với Ban quản trị Miếu Bà và Sở du lịch An Giang. Bên cạnh đó, cũng nêu lên một số hạn chế của đề tài.

6.2. Kết luận

6.2.1. Tầm quan trọng và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Có thể nói, việc nghiên cứu hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc nhằm đạt được mục tiêu chính là “mô tả hành vi của khách du lịch” như thời gian tham quan; tham quan với ai và bằng phương tiện nào; các sản phẩm và dịch vụ nào mà khách du lịch sử dụng ở Miếu Bà; các vật phẩm nào khách dùng để cúng ở Miếu;…. Do đó, đây là tài liệu rất bổ ích cho Ban quản trị Miếu Bà tham khảo nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp cho các điểm tham quan ở Miếu để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp những thông tin chi tiết cho Sở du lịch An Giang về hành vi của khách du lịch khi đến tham quan An Giang. Từ đó, Sở du lịch sẽ đưa ra những chiến lược áp dụng chung cho các địa điểm du lịch khác của An Giang.

Đề tài được tiến hành theo ba bước: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Trong đó, bước nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính nhằm tìm hiểu các biến có liên quan đến đề tài để thiết lập bảng câu hỏi. Kế tiếp, bước nghiên cứu thăm dò được thực hiện bằng phương pháp định lượng với bảng câu hỏi chưa chỉnh sửa để xem xét cấu trúc, tính logic của bảng câu hỏi. Cuối cùng là bước nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng dựa trên bảng câu hỏi hoàn chỉnh. Trong bước này tác giả dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp cá nhân với 100 khách du lịch đã tham quan ở Miếu để thu thập dữ liệu.

6.2.2. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm ba phần: mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà, tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn các điểm tham quan ở Miếu, tìm hiểu các đặc tính của khách du lịch và mối quan hệ giữa các đặc tính này với hành vi của họ.

Mô tả hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà

Đa số khách du lịch tham quan các địa điểm ở Miếu Bà từ bốn lần trở lên và khoảng một năm là họ đi một lần vào đúng thời gian diễn ra Lễ Vía. Bởi vì lúc này rất đông vui và nhộn nhịp, có nhiều hình thức vui chơi giải trí kèm theo. Ta thấy, chỉ có 20% khách du lịch tham quan trên 24 giờ. Bởi vì, họ muốn tham quan các địa điểm khác ở xa và muốn chiêm ngưỡng Miếu Bà khi về đêm. Trong số đó, có đến 80% khách du lịch ở nhà trọ xung quanh Miếu vì giá phòng ở đây tương đối thấp.

Bên cạnh đó, phương tiện mà khách du lịch dùng nhiều nhất để tham quan là ôtô thuê và xe gắn máy. Hầu hết khách du lịch đến tham quan các địa điểm ở Miếu là để cúng bái, nên những nguời đi cùng với khách du lịch chủ yếu là người thân trong gia đình. Do đó, tượng Bà đặt giữa Chánh điện được xem là địa điểm có mức hấp dẫn cao


nhất (mean =1,63). Các dịch vụ mà khách du lịch sử dụng nhiều nhất khi tham quan ở Miếu Bà là ăn 67% và uống 71%, vì đây là nhu cầu thiết yếu. Số khách du lịch còn lại không sử dụng là do họ tự mang theo để cho hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh. Đa số các dịch vụ ở Miếu như ăn, uống, ở, chụp hình,…được khách du lịch đánh giá chất lượng tốt và có thể chấp nhận được.

Có đến 90% khách mua vật phẩm để cúng khi tham quan các địa điểm ở Miếu; chủ yếu là nhang, đèn, áo giấy và trái cây. Vì đây là các loại vật phẩm bắt buộc phải có đối với các nghi thức cúng bái. Hầu hết các vật phẩm được mua tại Miếu (ngoại trừ tiền, vàng, đô la) nên chất lượng chỉ ở mức bình thường, trừ heo quay (TB =2,00) vì 50% heo quay dùng để cúng do khách tự mang theo.

Mặc dù Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc là điểm tham quan rất nổi tiếng. Nhưng các món quà lưu niệm được bày bán ở đây rất ít về chủng loại và mẫu mã, nên chỉ có 30% khách có mua quà lưu niệm (chủ yếu là sách, tranh ảnh về Miếu, xâu chuỗi, nhẫn). Nhìn chung, khách du lịch tiêu tiền cho các sản phẩm và dịch vụ ở Miếu Bà (ăn, uống, ở, chụp hình, vật phẩm) rất thấp: dưới 100.000 đ. Ngoại trừ đi lại và mua sắm thì khách chi cao hơn (từ 100.000 -150.000 đ).

Quá trình ra quyết định chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà

Quá trình ra quyết định có năm giai đoạn: phát hiện nhu cầu, tìm kiếm thông tin, lựa chọn các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

Theo kết quả phỏng vấn, có đến 81% khách du lịch đến tham quan ở Miếu Bà nhằm mục đích cúng bái. Do đó, có thể nói nhu cầu của khách du lịch xuất phát từ bên trong (sự tín ngưỡng, tôn sùng) của họ. Từ đó, khách du lịch tìm kiếm các thông tin về các điểm tham quan ở Miếu chủ yếu từ bạn bè, đồng nghiệp; gia đình, người thân và ti

vi. Bởi vì đây là những nguồn thông tin rất quen thuộc và gần gủi với khách du lịch, nên mức tin cậy được đánh giá cao.

Có nhiều tiêu chí để khách du lịch chọn các địa điểm tham quan ở Miếu Bà nhưng chỉ có ba tiêu chí được khách chọn nhiều nhất là phong cảnh đẹp, chiếm 82%; an ninh, trật tự tốt chiếm 72% và nhộn nhịp, đông vui chiếm 67%. Để có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi người trong quá trình tham quan ở Miếu Bà thì người ra quyết định chọn các địa điểm tham quan đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì lý do này mà có đến 58% bản thân khách du lịch chọn địa điểm tham quan. Sau khi tham quan các địa điểm ở Miếu Bà thì hầu hết khách du lịch đều hài lòng. Cụ thể là 77% khách hài lòng và 14% khách rất hài lòng.

Mối quan hệ giữa các đặc điểm hành vi của khách du lịch

Đầu tiên là mối quan hệ giữa quê quán và phương tiện tham quan của khách du lịch. Kết quả cho thấy khách du lịch càng xa thì hầu hết họ tham quan bằng ô tô thuê và ngược lại khách du lịch ở gần Miếu tham quan chủ yếu bằng xe máy. Giữa nghề nghiệp và thời gian tham quan của khách du lịch cũng có mối quan hệ với nhau, cụ thể là khách du lịch làm nghề trồng trọt, chăn nuôi tham quan vào thời gian diễn ra Lễ Vía. Còn khách du lịch là công nhân, nhân viên-văn phòng hay học sinh-sinh viên tham quan vào lúc rảnh rỗi. Kế đến là mối quan hệ giữa số lần tham quan và độ tuổi của khách du lịch. Cụ thể là khách du lịch càng lớn tuổi thì số lần tham quan của họ càng tăng. Điều này dễ hiểu vì khách du lịch mỗi năm đi ít nhất là một lần. Ngoài ra, số lần tham quan cũng có quan hệ với quê quán của khách du lịch và kết quả là khách du lịch có quê quán càng gần Miếu thì số lần tham quan càng tăng.


Phần tiếp theo là phân tích mối quan hệ giữa các đặc tính và hành vi của khách du lịch nhưng ở mức cụ thể hơn là sự khác biệt giữa các nhóm (đối tượng) cấu thành đặc tính của khách du lịch. Cụ thể là, mối quan hệ giữa độ tuổi với mức độ hấp dẫn của nhà lưu niệm, nhưng chỉ có một sự khác biệt duy nhất là giữa nhóm tuổi thanh niên (từ 25-40) và nhóm tuổi trung niên (từ 40-55). Mối quan hệ thứ hai, giữa trình độ với mức độ tin cậy nguồn thông tin từ kinh nghiệm của thân khách du lịch. Kết quả cho thấy chỉ có một sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm khách dưới tiểu học với nhóm khách CĐ, ĐH, Sau ĐH.

6.3. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả có một số đề xuất đối với Ban quản trị Miếu Bà nói riêng và Sở du lịch An Giang nói chung.

6.3.1. Đối với Ban quản trị Miếu Bà

Miếu Bà là một nơi rất nhộn nhịp và đông vui nên rất khó mà yên tĩnh và không khí trong lành. Do đó, Ban quản trị Miếu cần phát huy tích cực yếu tố đông đúc kết hợp với nhiều lễ hội và hoạt động giải trí khác vào mùa không có Lễ Vía Bà.

Cần phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng lôi kéo khách du lịch mua vé số, nhang, đèn, gạo muối,…của những người bán dạo trước các cổng vào Miếu; nhất là các cổng ở phía trước và sau Miếu. Ngoài ra, Ban quản trị phải thường xuyên nhắc nhở các thợ chụp ảnh không được lôi kéo khách du lịch.

Tăng cường nhân viên hướng dẫn khách du lịch sắp xếp các vật phẩm cúng Bà nhằm tránh tình trạng “mạnh ai nấy để vật phẩm” làm mất vẻ mỹ quan cũng như trang nghiêm của Chánh điện.

Ngoài việc cấm chụp ảnh tại tượng Bà thì Ban quản trị cần quy định thêm cách ăn mặc (ví dụ: khách du lịch không được mặc áo hai dây hoặc áo không có tay,…) của khách du lịch khi cúng bái hay tham quan tại tượng Bà.

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nhân viên quét dọn, khử mùi các phòng tắm, vệ sinh sạch sẽ để thu hút khách du lịch.

6.3.2. Đối với Sở du lịch An Giang

Cần phải có biện pháp khuyến khích, động viên các hộ kinh doanh mua bán quà lưu niệm vừa nâng cao chất lượng sản phẩm; vừa đa dạng mẫu mã, chủng loại để thu hút khách du lịch.

Thường xuyên kiểm tra giá của các bãi giữ xe tại các địa điểm du lịch, nhất là những nơi đông khách như Miếu Bà,…. Ngoài ra, còn xem xét khoảng cách giữa bãi giữ xe với các điểm tham quan cho phù hợp (vì bãi giữ xe của khách tham quan ở Miếu Bà tại trung tâm thương mại Núi Sam cách Miếu khoảng 1 km làm khách du lịch rất chán).

Cần hỗ trợ các địa phương có các điểm du lịch tạo thêm nhiều hình thức vui chơi, giải trí kèm theo để có thể vừa thu hút khách du lịch, vừa kéo dài thời gian ở lại các điểm du lịch lâu hơn.

6.4. Hạn chế của đề tài

Theo tác giả có hai hạn chế sau:

Thứ nhất, về phía đáp viên (khách du lịch) đa số là người sống ở vùng ĐBSCL nên vẫn còn rụt rè, e ngại khi được phỏng vấn. Ngoài ra, thời gian khách du lịch tham quan ở Miếu rất nhanh nên khi được phỏng vấn thì họ cũng muốn trả lời qua loa cho xong.


Từ đó làm cho mẫu thu thập còn nhiều hạn chế về thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến tín ngưỡng hay bản thân khách du lịch.

Thứ hai, về phía tác giả còn nhiều hạn chế về thời gian và kinh phí nên không thể phỏng vấn khách ở Miếu Bà vào nhiều thời gian và không gian khác nhau. Từ đó làm cho mẫu thu thập mang tính khái quát chưa cao. Do phỏng vấn viên cũng chính là tác giả nên trong lúc thiết kế bảng câu hỏi cũng như phỏng vấn chính thức còn mang tính chủ quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Châu Bích Thủy. 2000. Bí ẩn về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. An Giang: NXB Mũi Cà Mau.

David J, Luck/ Ronald S, Rubin. 1998. Nghiên cứu Marketing. Hà Nội: NXB Thống Kê

Diệu Thuý, 17/05/2003, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ - đến hẹn lại lên [trực tuyến]. Tin nhanh Việt Nam. Đọc từ: http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2003/5/12028/ (đọc ngày 20/03/2007).

Dương Vân, 31/05/2005, Tưng bừng Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ [trực tuyến]. Tin nhanh Việt Nam. Đọc từ: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2005/05/3B9DEB6D/ (đọc ngày 14/03/2007).

Huỳnh Thị Anh Thảo. 2006. Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết thương hiệu Petrolimex. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh nông nghiệp. Khoa kinh tế, Đại học An Giang.

Hoàng Trọng. 2002. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS For Windows. Hà Nội: NXB

Thống Kê.

Lưu Thanh Đức Hải. 2003. Nghiên cứu Marketing. Đại Học Cần Thơ. Lưu hành nội bộ Lưu Thanh Dức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. Công cụ hoạch định chiến lược Marketing

ở doanh nghiệp. Thành phố Cần Thơ: NXB Giáo dục.

Lê Thông & Nguyễn Minh Tuệ. 1998. Tổ chức lãnh thổ du lịch. Hà Nội: NXB Giáo dục

Nguyễn Ngọc Thạch (Biên soạn). 1995. Marketing (Điều hành tiếp thị). Hà Nội: NXB

Hà Nội.

Philip Kotler. 2005. Marketing căn bản (Marketing Essentials). Thành phố Hồ Chí

Minh: NXB Giao thông vận tải.

Philip Kotler. 2000. Những nguyên lý tiếp thị. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Song Linh, 14/11/2006, Bình quân thu nhập theo đầu người đạt 715USD [trực tuyến]. Tin nhanh Viet Nam. Đọc từ: http://vnexpress.net/Vietnam/Kinhdoanh/2006/11/3B9F053D/ (đọc ngày 7/5/2007).

Trần Minh Đạo (Chủ biên). 2003. Marketing. Hà Nội: NXB Thống Kê. Trần Ngọc Nam. 2000. Marketing du lịch. Đồng Nai: NXB Đồng Nai.

Trần Thị Ngọc Trang (Chủ biên). 2006. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Vương Hoàng Phủ. 2006. Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Quản trị kinh doanh nông nghiệp. Khoa kinh tế, Đại học An Giang.

PHỤ LỤC 1


TỔNG HỢP THỐNG KÊ MÔ TẢ HÀNH VI CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ-CHÂU ĐỐC


Đây là lần thứ mấy anh/chị tham quan ở Miếu Bà?

Frequency Percent Valid Percent

Valid

Lần đầu tiên

20

20

20


Lần thứ hai, thứ ba

31

31

31


Từ bốn lần trở lên

49

49

49


Total

100

100

100


Bao lâu một lần thì anh/chị tham quan ở Miếu Bà?

Frequency Percent Valid Percent

Valid

Ba tháng

10

10

12


Sáu tháng

3

3

4


Một năm

61

61

73


Khác

9

9

11


Total

83

83

100

Missing

System

17

17


Total


100

100



Anh/chị tham quan Miếu Bà vào dịp (thời gian) nào?



Frequency

Percent

Valid Percent

Valid

Trước Lễ Vía Bà

25

25

25


Lễ Vía Bà

55

55

55


Sau Lễ Vía Bà

9

9

9


Khác

11

11

11


Total

100

100

100


Thời gian mà anh/chị tham quan ở Miếu Bà là bao lâu?



Frequency

Percent

Valid Percent

Valid

Dưới 24 giờ

80

80

80


Trên 24 giờ

20

20

20


Total

100

100

100

Nếu ở qua

đêm thì anh/chị sẽ ở đâu?





Valid


Nhà trọ

Frequency

16

Percent 16

Valid Percent

80


Khách sạn

1

1

5


Tại khuôn viên Miếu Bà

1

1

5


Ở nhà bà con

2

2

10


Total

20

20

100

Missing

System

80

80


Total


100

100



Lý do nào khiến anh/chị ở qua đêm?

Frequency Percent Valid Percent

Valid Chiêm ngưỡng Miếu khi về đêm 9 45 45

8


40

40

Tham quan các địa điểm khác

12


60

60

Khác

2


10

10

Valid case 20

Missing

80




Anh/chị tham quan ở Miếu Bà vào thời điểm nào trong ngày?



Frequency

Percent

Valid Percent

Valid

Buổi sáng

56

56

56


Buổi chiều

12

12

12


Buổi tối

11

11

11


Khác

21

21

21


Total

100

100

100

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023