Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 2

+ Các công trình về thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, có các công trình khoa học của các tác giả sau đây:

GS. TSKH. Đào Trí Úc, Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 7, 2011

GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc gia Hà nội, 2005

GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế, Thực hiện pháp luật của cá nhân, công dân trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số /2015;

PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật ở Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2009

+ Các công trình khoa học về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

- Đề tài cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Phó viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát làm chủ biên, 2005.

- Bùi Mạnh Cường: Áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án ma túy ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, 2006.

- Vũ Viết Tuấn: Nâng cao Chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.

- Lê Minh Tuấn: Quyền và trách nhiệm của kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, Tạp chí Kiểm sát, tháng 10/2007.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Nguyễn Văn Chiến: Áp dụng căn cứ không khởi tố vụ án hình sự và phạm vi áp dụng quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát, tháng 12/2002.

- Nguyễn Duy Giảng: Thủ tục rút gọn trong các giai đoạn tố tụng, Tạp chí Kiểm sát, tháng 9/2003.

Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 2

- Nguyễn Văn Nhật: Khám nghiệm hiện trường trong hoạt động điều tra hình sự, Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005.

- Nguyễn Văn Thượng: Quy định tách vụ án trong pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Kiểm sát, tháng 6/2005.

- Nguyễn Thái Phúc: Viện Kiểm sát hay Viện Công tố?, Tạp chí KHPL số 2 (39)/2007.

- Phạm Thanh Bình- Nguyễn Văn Yên: Những điều cần hiểu về bắt người, tạm giữ, tạm giam… đúng pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1990.

- Phạm Mạnh Hùng: Hoàn thiện một số quy định của pháp luật có liên quan tới phân loại tội phạm, Tạp chí Kiểm sát, tháng 12/2002.

- Trần Văn Thuận: Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tạp chí Kiểm sát, tháng 9/2003.

- Trần Quang Tiệp: Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005.

- Vũ Gia Lâm: Bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.

Các công trình khoa học nêu trên là nguồn tài liệu quý để tác giả luận văn tham khảo, kế thừa. Riêng về nghiên cứu chuyên sâu đề tài áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự từ cách tiếp cận của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, liên hệ vào thực tiễn VKSND thành phố Hải phòng đặt trong bối cảnh thi hành Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi bổ sung bộ luật tố tụng hình sự thì đến nay chưa có công trình ở cấp độ luận văn, luận án luật học.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Luận văn có mục đích chính là lý giải đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. nghiên cứu làm rò những đặc điểm cơ bản và yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ kiểm sát viên chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức nhân văn, bảo vệ quyền lợi ích của các cá nhân tổ chức.

3.2. Nhiệm vụ

- Phân tích cơ sở lý luận của áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói riêng.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND trên địa bàn thành phố Hải phòng những năm gần đây.

- Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

- Các quan điểm, giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đề tài trên từ góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản của áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự trên cơ sở lý luận chung về áp dụng pháp luật và chức năng hiến định của VKSND. Về thực tiễn, luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự ở VKSND thành phố Hải phòng.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn tiếp cận trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bộ máy nhà nước, về vai trò của VKSND bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, so sánh vv….

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND ở thành phố Hải phòng nói riêng và ở các địa phương khác nói chung.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.

Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN


1.1. Áp dụng pháp luật - khái niệm, đặc điểm cơ bản

1.1.1. Áp dụng pháp luật – một trong những hình thức thực hiện pháp luật

Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là một trong những loại hình áp dụng pháp luật nói chung. Do vậy, áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự cũng có những đặc điểm chung như ở các loại hình áp dụng pháp luật khác. Đồng thời, tất cả các loại hình áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện luôn có mỗi quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau vì đều có chung mục đích, nhiệm vụ là thi hành pháp luật.

Xét trong phạm trù rộng lớn về thực hiện pháp luật thì áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật và có nhiều đặc trưng riêng.

Xây dựng pháp luật là hoạt động rất khó khăn phức tạp để phù hợp cuộc sống. Song có thể nói, thực hiện các quy định pháp luật còn phức tạp hơn bởi chịu nhiều yếu tố tác động đến cả về khách quan và chủ quan. Ví dụ, đôi khi, việc áp dụng pháp luật có sai sót có thể bắt nguồn từ sự sai sót trong chính bản thân các quy định pháp luật.

Trong Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật được nhận thức là: "Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [21].

Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, phù hợp lợi ích xã hội và của con người, phù hợp đạo đức xã hội. Cơ sở của những hành vi hợp pháp là sự tự giác của con người, cũng có khi là dưới áp lực của các chế tài pháp luật, của dư luận xã hội, ảnh hưởng của những người xung quanh.

Thực hiện pháp luật có vai trò to lớn, bởi đây chính là tính hiện thực của

pháp luật trong đời sống xã hội, trong hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước. Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát huy được vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, quản lý, đưa xã hội phát triển. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước ta thông qua, đặc biệt thu hút sự quan tâm của toàn xã hội về việc tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013, để các quy định của Hiến pháp nhất là các quy định ở chương 2 “Quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân” trở thành hiện thực trong cuộc sống. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân có vai trò và trách nhiệm vô cùng to lớn.

Pháp luật là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước hiểu theo nghĩa là phòng chống sự can thiệp độc đoán, lạm quyền của nhà nước vào cuộc sống cá nhân, hoạt động kinh doanh. Pháp luật ràng buộc Nhà nước, tránh cho Nhà nước khỏi tình trạng hoạt động tuỳ tiện, vi phạm quyền và tự do của công dân. Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc sống.

Nhưng hiệu lực thực tế của pháp luật lại nằm ở chính việc các quy định pháp luật có được thực hiện hay không. Pháp luật chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi các quy định của pháp luật do Nhà nước đặt ra được chính các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện một cách chính xác, nghiêm minh và tự giác.

Mục đích của việc ban hành văn bản pháp luật chỉ có thể đạt được khi các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Đối với hoạt động tố tụng hình sự điều này lại càng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó tạo lập niềm tin cho con người vào công lý. Trong nhà nước pháp quyền, “các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con người, không được tuỳ tiện hoặc ngẫu nhiên, mà phải tuân theo các tiêu chuẩn đã định” [5].

Pháp luật phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở đạo đức tiến bộ của nhân loại và đạo đức truyền thống của dân tộc. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật đối với đạo đức và ngược lại ngày càng gia tăng. Xã

hội ngày càng quan tâm đến cả đạo đức và pháp luật trong hành vi của con người, kể cả của các cán bộ, công chức nhà nước. Xử sự theo pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội đã trở thành nguyên tắc pháp luật.

Xét về quy luật phát triển xã hội, xu hướng hiện nay là pháp luật ngày càng ghi nhận nhiều hơn các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ. Quy phạm đạo đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hoá hay phi tội phạm hoá các hành vi [46]. Pháp luật của nhà nước ta là một trong những hình thức bảo vệ, phát huy đạo đức, tạo điều kiện cho sự hình thành những quan niệm mới những chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ loại bỏ dần những quan niệm đạo đức cũ tiêu cực.

Cá nhân, cơ quan công quyền hay tất cả các chủ thể pháp luật khác đều có thể thực hiện pháp luật bằng nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào từng loại công việc, quan hệ xã hộ mà họ có liên quan. Pháp được thực hiện đầy đủ, đúng đắn thì các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định mới đi vào cuộc sống, đảm bảo trật tự, an toàn cho mọi hoạt động xã hội.

Trong nhà nước pháp quyền, thực hiện pháp luật không chỉ nhằm bảo vệ pháp luật mà điều đặc biệt quan trọng là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhất là đối với những lĩnh vực dễ có khả năng vi phạm, chẳng hạn trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế đã nhấn mạnh vai trò của thực hiện pháp luật trong nhà nước pháp quyền:

Nhà nước pháp quyền không chỉ cần một hệ thống pháp luật tốt mà điều quan trọng hơn nữa là pháp luật phải được thực hiện trong đời sống xã hội... Nhiều quy định pháp luật vì những lý do khác nhau không được thực hiện trong thực tế. Có thể nhận thấy rằng, tình trạng không bị xử lý hay xử lý không đúng, không công bằng đối với các hành vi vi phạm pháp luật là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật [20].

Nhiệm vụ của nhà nước không chỉ là phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện mà điều vô cùng quan trọng nhưng lại rất phức tạp, khó khăn đó là đảm bảo

cho quy định pháp luật được thực hiện. Muốn vậy, các quy định pháp luật phải rò ràng, minh bạch, thể hiện được quyền, lợi ích và nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, thẩm quyền cụ thể của các cơ quan nhà nước.trong dân chủ hoá các lĩnh vực hoạt động của cá nhân và xã hội.

Theo GS. TSKH. Đào Trí Úc, thực hiện pháp luật còn được hiểu là:

Một quá trình thực hiện các quy định pháp luật, biến những quy định ấy thành hành vi tuân theo pháp luật. Ở nghĩa đó, thực hiện pháp luật cần được xem xét, đánh giá qua lăng kính của sự tương tác giữa nhiều tác nhân thuộc nhiều nhóm hoạt động khác nhau nhưng trên cùng một véc-tơ tác động vào ý thức và hành vi của chủ thể thực hiện pháp luật hoặc hỗ trợ, xúc tác cho quá trình này [29].

- Các hình thức thực hiện pháp luật

Việc thực hiện pháp luật cũng rất đa dạng bởi có sự khác nhau về chủ thể, về điều kiện, về lĩnh vực hoạt động xã hội. Khoa học pháp lý dựa vào tiêu chí phân loại các loại quy phạm xã hội đã phân thành bốn hình thức thực hiện pháp luật [8]. Cụ thể là:

- Tuân thủ pháp luật, còn gọi là tuân theo pháp luật (xử sự thụ động), là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.

Điều cấm của pháp luật là những điều mà nếu thực hiện sẽ gây ra những hậu quả xấu, xâm phạm quyền, lợi ích của con người và xã hội. Ở đây, các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi bị cấm về mặt pháp luật. Bằng việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể pháp luật, các qui phạm pháp luật ngăn cấm được tôn trọng và thực hiện trên thực tế. Không chỉ có các cá nhân mà tất cả mọi chủ thể pháp luật, tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ chức, cá nhân và mọi công dân trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật.

- Thi hành pháp luật, còn gọi là chấp hành pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực trên cơ sở quy định pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022