Đặc Điểm Của Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Thực Hành Quyền Công Tố Ở Giai Đoạn Điều Tra Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân

tội. Nếu xác định có đầy đủ căn cứ để truy cứu TNHS đối với bị can thì VKS quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng theo quy định tại Điều 167 BLTTHS. Nội dung của bản cáo trạng phải ghi rò thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội; hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rò tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng.

Riêng đối với những vụ án được tiến hành theo thủ tục rút gọn thì việc truy tố bị can không phải làm bản cáo trạng. Trong trường hợp này, VKS sẽ truy tố bị can ra trước Tòa án bằng quyết định truy tố (Điều 323 BLTTHS).

- Đình chỉ vụ án:

Đình chỉ là quyết định chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự hoặc đối với từng bị can. Theo khoản 1 Điều 169 BLTTHS, VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ sau:

+ Khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố (khoản 1 Điều 105 BLTTHS). Cần chú ý, nếu họ rút yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, đe dọa, dụ dỗ, lừa phỉnh mà không phải do tự nguyện thì VKS vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

+ Khi xác định được một trong các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 107 BLHS.

+ Khi có căn cứ quy định tại Điều 19 BLHS (trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội). Cần chú ý là chỉ đình chỉ vụ án đối với tội phạm mà người đó định thực hiện nếu xét thấy hành vi thực tế của người đó có đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì VKS có thể trả hồ sơ để CQĐT điều tra bổ sung về tội đó.

+ Khi có căn cứ quy định tại Điều 25 BLHS: xét thấy do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc người phạm tội tự thú trước khi hành vi phạm tội của họ bị phát giác và người đó đã cố gắng tự mình

hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm đồng thời có thái độ thành khẩn khai báo rò sự việc phạm tội, giúp việc điều tra và phát hiện tội phạm được thuận lợi, nhanh chóng, hoặc người phạm tội được miễn TNHS khi có quyết định đại xá.

+ Khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS: người phạm tội là người chưa thành niên, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật TTHS, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, VKS luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm chính. Quá trình VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật TTHS quy định trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra VAHS chính là hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra.

Từ những vấn đề đã phân tích, có thể đưa ra khái niệm như sau:

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 5

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước do Viện kiểm sát tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự vào các trường hợp cụ thể.

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân

ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND là một hình thức ADPL nên chủ thể áp dụng phải tuân theo những nguyên tắc và quy trình chung. Bên cạnh đó, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND cũng có những đặc điểm riêng biệt. Tác giả tập trung làm rò các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là hoạt động của VKSND do những người có thẩm quyền (Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên) tiến hành.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, VKSND là cơ quan duy nhất có chức

năng thực hành quyền công tố. Thông qua việc thực hiện chức năng này, VKS góp phần thực hiện quyền lực Nhà nước, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích hợp pháp của công dân phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

VKSND được pháp luật trao cho một hệ thống các quyền năng pháp lý để thực hành quyền công tố và kiểm sát việc hoạt động điều tra VAHS, trong đó có những quyền chỉ VKS mới được thực hiện (như quyền truy tố bị can ra tòa án để xét xử). Tất cả các lệnh, quyết định của CQĐT liên quan đến vụ án, bị can đều phải đặt dưới sự kiểm sát của VKS, một số lệnh, quyết định phải có sự phê chuẩn của VKS thì mới có hiệu lực pháp luật như: quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam... VKSND có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong hoạt động thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự đúng luật định, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng chính sách pháp luật.

Thứ hai, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND phải tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

ADPL trong các lĩnh vực nói chung đều đòi hỏi phải tuân thủ những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Hoạt động thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn điều tra nhằm truy cứu TNHS đối với người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu hậu quả nghiêm khắc của chế tài pháp luật hình sự. Đây là chế tài nghiêm khắc nhất, có thể tước bỏ hoặc hạn chế các quyền về nhân thân, về tài sản của con người. Chính vì vậy, pháp luật TTHS hiện hành quy định rất chặt chẽ việc ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra về trình tự, thủ tục cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

Hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND phải được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quy phạm

pháp luật hình sự và TTHS vào các trường hợp cụ thể. Việc tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (quy phạm luật hình thức) là điều kiện bắt buộc và là tiền đề cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật nội dung (BLHS và các văn bản quy phạm pháp luật hình sự). Có như vậy mới đảm bảo việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội đúng pháp luật, không oan, sai.

Thứ ba, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND chỉ được tiến hành đối với vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra.

Như tác giả đã phân tích ở phần trước, quyền công tố và thực hành quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự. Đó là quyền mà Nhà nước giao cho VKSND nhằm truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Trong một số lĩnh vực như dân sự, hành chính, kinh tế..., VKS cũng được pháp luật trao cho một số quyền năng như khởi tố vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động vì lợi ích chung, nhưng không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự, do đó không thuộc nội dung quyền công tố và thực hành quyền công tố.

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra vụ án hình sự, VKS vừa có quyền nhưng cũng có nghĩa vụ thực hiện các quyền năng pháp lý thuộc nội dung công tố và kiểm sát hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc thu thập tài liệu, chứng cứ xác định tội phạm và người phạm tội. Những hoạt động đó bao gồm các nội dung: Có hay không có hành vi phạm tội xảy ra? Nếu có thì phạm tội gì, được quy định tại điều khoản nào của BLHS? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Họ có đủ khả năng chịu TNHS hay không?... Trên cơ sở đó truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử.

Thứ tư, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt của các chủ thể có thẩm quyền.

Hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố của VKS đối với từng vụ án cụ thể luôn mang sắc thái riêng, phù hợp với từng hành vi, hoàn cảnh và đặc điểm nhân thân của mỗi con người cụ thể. Sự đa dạng của thực tiễn ADPL không chỉ có ở từng vụ việc cụ thể, đối với những đối tượng cụ thể mà còn ở từng Kiểm sát viên.

Mặc dù quy phạm pháp luật luôn luôn mang tính khuôn mẫu chung, các tiêu chuẩn, quyền, trách nhiệm của Kiểm sát viên cũng là những quy định chung, thống nhất, nhưng trình độ, năng lực, kỹ năng ADPL ở mỗi Kiểm sát viên lại không giống nhau. Cùng một trường hợp phạm tội cụ thể nhưng cách nhìn nhận, đánh giá về nhân thân của bị can, về tính chất và mức độ của hành vi phạm tội ở mỗi Kiểm sát viên khác nhau, dẫn đến việc đề nghị áp dụng mức hình phạt cụ thể trong khung luật định có thể không giống nhau. Do đó, có thể khẳng định hoạt động thực hành quyền công tố mang dấu ấn chủ quan của Kiểm sát viên khá sâu sắc, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra, khi mà dấu hiệu của tội phạm, chứng cứ buộc tội mới được phát hiện và thu thập, đòi hỏi Kiểm sát viên phải thật sự nhạy bén, linh hoạt.

Thứ năm, quyết định ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng, các chủ thể có liên quan và được pháp luật bảo đảm thi hành.

Việc tổ chức thực hiện quyết định ADPL đã ban hành là giai đoạn cuối của quá trình ADPL. Các văn bản ADPL của VKS trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra thể hiện ý chí của Nhà nước, không chỉ tác động trực tiếp đến đối tượng bị áp dụng mà còn tác động đến cả cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các đối tượng liên quan. Các văn bản ADPL của VKS trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra buộc chủ thể bị áp dụng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do các chế tài pháp luật hình sự đặt ra. Đây là loại chế tài nghiêm khắc nhất trong hệ thống các chế tài của pháp luật vì nó tước bỏ hoặc hạn chế các quyền nhân thân và tài sản của người bị áp dụng.

Điều 115 BLTTHS quy định về trách nhiệm thực hiện quyết định và yêu cầu của CQĐT, VKS như sau: “Những quyết định, yêu cầu của CQĐT, VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được CQĐT, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành”. Theo Điều 114 BLTTHS, CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS, trong một số trường hợp (VKS quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ

và trái pháp luật của CQĐT; yêu cầu truy nã bị can; quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án), nếu không nhất trí, CQĐT có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành yêu cầu và quyết định của VKS cùng cấp.

Thứ sáu, hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời với hoạt động kiểm sát điều tra của VKSND.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014, trong lĩnh vực tư pháp hình sự, VKSND có hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Theo quy định tại Điều 6 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra VAHS. Trong giai đoạn điều tra, VKS thực hiện đồng thời hai hoạt động này. Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Tuy nhiên, nếu xem xét dưới góc độ độc lập thì đây vẫn là hai hoạt động riêng biệt của VKSND trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

- Xét về mục đích: Mục đích của hoạt động thực hành quyền công tố nhằm buộc tội, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, bảo đảm không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người và quyền công dân trái pháp luật. Mục đích của hoạt động kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS phát sinh trong giai đoạn điều tra, bảo đảm cho quá trình điều tra VAHS được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, bảo đảm những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh.

- Xét về đối tượng: Đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Đối tượng của hoạt động kiểm sát điều tra là việc chấp hành pháp luật của của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS phát sinh trong giai đoạn điều tra.

- Xét về phạm vi: Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra và kết thúc khi VKS quyết định truy tố bị can ra trước toà để xét xử hoặc khi vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật TTHS. Phạm vi kiểm sát điều tra bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố VAHS và kết thúc khi CQĐT kết thúc điều tra vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra cho VKS đề nghị truy tố hoặc khi vụ án được đinh chỉ điều tra.

- Xét về nội dung: Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thực chất là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố do pháp luật quy định để truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Nội dung của hoạt động kiểm sát điều tra là việc VKS trực tiếp giám sát mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra VAHS, nếu phát hiện các vi phạm pháp luật thì yêu cầu, kiến nghị CQĐT và các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra khắc phục.

Tác giả cho rằng xét cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra là những khái niệm có nội hàm khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ và làm tiền đề cho nhau. Theo đó, kiểm sát điều tra có hiệu quả, đúng pháp luật là điều kiện bảo đảm thực hành quyền công tố chính xác, khách quan và ngược lại; nếu có sai sót, vi phạm trong việc kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra sẽ kéo theo vi phạm pháp luật của hoạt động thực hành quyền công tố. Mặc khác, trong giai đoạn điều tra, khi hoạt động thực hành quyền công tố của VKS được thực hiện cũng sẽ làm tiền đề phát sinh hoạt động kiểm sát. Ví dụ, khi VKS phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của CQĐT thì làm phát sinh hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ người bị bắt của CQĐT nhằm bảo đảm việc tạm giữ người phải có lệnh và quyết định phê chuẩn của VKS, đồng thời bảo đảm thời hạn tạm giữ đúng theo quy định của pháp luật.

Trong thực tiễn, VKS các cấp luôn quán triệt đường lối của công tác kiểm sát là đấu tranh chống tội phạm gắn liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong

hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; không để lọt tội phạm đồng thời cũng không được làm oan người vô tội.

1.1.3. Vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân

Trong giai đoạn điều tra VAHS, VKS có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu hồ sơ một cách khách quan, toàn diện, trên cơ sở đó ra văn bản ADPL bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. VKSND các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình. Như vậy, có thể nói, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự của VKSND giữ vai trò chủ đạo và quyết định trong các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra VAHS.

Với tư cách là chủ thể được giao quyền lực nhà nước, vai trò của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra VAHS được thể hiện đầy đủ và cụ thể qua vị trí, chức năng của VKSND. Theo Hiến pháp (2013), BLTTHS (2003) và Luật tổ chức VKSND (2014), VKS có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Ở giai đoạn điều tra VAHS, VKS có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, quyết định việc truy tố người phạm tội trước Tòa án. VKS có trách nhiệm áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Các quy định pháp luật cho thấy VKS giữ vai trò chủ đạo, quyết định trong hoạt động điều tra VAHS.

Vai trò chủ đạo, quyết định của VKSND trong hoạt động điều tra VAHS được thể hiện cụ thể, rò nét và đầy đủ hơn ở các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan này. Theo quy định tại Điều 112 BLTTHS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022