ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ BÍCH THỦY
¸P DôNG PH¸P LUËT TRONG
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ, QUA THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
LÊ THỊ BÍCH THỦY
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 7
1.1. Áp dụng pháp luật - khái niệm, đặc điểm cơ bản 7
1.1.1. Áp dụng pháp luật – một trong những hình thức thực hiện pháp luật 7
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật 13
1.2. Nhận thức chung về hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình
sự của Viện kiểm sát nhân dân17
1.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lý của điều tra vụ án hình sự 17
1.2.2. Khái niệm, bản chất pháp lý của kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 20
1.3. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 26
1.3.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 26
1.3.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra
các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 27
1.4. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong hoạt động
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 32
1.4.1. Các giai đoạn của quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm
sát điều tra các vụ án hình sự 32
1.4.2. Nội dung áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự 36
1.5. Các yếu tố tác động đến và đảm bảo áp dụng pháp luật trong
hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 42
1.5.1. Khái quát chung về các yếu tố tác động đến và đảm bảo áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhân dân 42
1.5.2. Một số yếu tố tác động, đảm bảo áp dụng pháp luật trong hoạt động
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 49
2.1. Đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Hải phòng 49
2.2. Tình hình tội phạm những năm gần đây ở thành phố Hải Phòng 53
2.3. Kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng 58
2.3.1. Kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố 58
2.3.2. Kết quả áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố
giác, tin báo tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng 67
2.3.3. Kết quả áp dụng pháp luật đối với các biện pháp ngăn chặn của Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng 69
2.4. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của chúng về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng 71
2.4.1. Đánh giá những ưu điểm và nguyên nhân chủ yếu của ưu điểm về áp
dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 71
2.4.2. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện
kiểm sát nhân 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 76
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 77
3.1. Quan điểm đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt
động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 77
3.1.1. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, chiến lược cải cách tư pháp, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân 77
3.1.2. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu các cơ quan
khắc phục, sửa chữa 79
3.1.3. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tư pháp dân chủ, pháp quyền đã được Hiến pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các
cơ quan tố tụng có căn cứ và đúng pháp luật 79
3.1.4. Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình
sự phải đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng 79
3.2. Giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 80
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật hình sự 81
3.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát 94
3.2.3. Nhóm giải pháp về giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người cho
đội ngũ kiểm sát viên, xây dựng văn hóa pháp luật kiểm sát viên 97
3.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường trách nhiệm lãnh đạo của các tổ chức đảng, giám sát nhà nước và xã hội đối với hoạt động áp dụng pháp
luật của viện kiểm sát về kiểm sát điều tra các vụ án hình sự 100
3.2.5. Nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động của viện kiểm sát 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 105
KẾT LUẬN LUẬN VĂN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Áp dụng pháp luật | |
BLHS: | Bộ luật hình sự |
BLTTHS: | Bộ luật tố tụng hình sự |
KSĐTR: | Kiểm sát điều tra |
TAND: | Toà án nhân dân |
VKSND: | Viện kiểm sát nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng - 2
- Nhận Thức Chung Về Hoạt Động Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
- Khái Niệm, Bản Chất Pháp Lý Của Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân có vị trí, vai trò và trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước cũng như trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự nói riêng. Điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Kiểm sát điều tra là hoạt động thuộc chức năng hiến định của VKSND, vừa có đặc điểm chung như các hình thức giám sát khác của nhà nước, vừa lại có những đặc thù riêng.
Áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự là một trong những hình thức thực hiện pháp luật nói chung và trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng. ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra là một trong những phương thức giám sát quyền lực nhà nước để đảm bảo sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trật tự, an toàn xã hội.
ADPL trong hoạt động kiểm sát điều tra không chỉ có mục đích phát hiện vi phạm pháp luật, mà còn có mục đích quan trọng hơn là qua đó xác định những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự.
Năm 2014 là năm đầu tiên thi hành Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực. Trong Hiến pháp có nhiều nội dung mới và có những nguyên tắc về tư pháp rất tiến bộ, rất mới. Hiến pháp cũng quy định phải kiểm sát chặt chẽ hơn những biện pháp cưỡng chế tố tụng liên quan đến việc hạn chế quyền con người theo tinh thần đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
VKSND bằng hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm mọi hành vi tội phạm đều phải được xử lý kịp thời, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và của bị can, bị cáo nói riêng được tôn trọng ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự.
Trong thời gian, hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của ngành kiểm sát ở cả nước nói chung và ở thành phố Hải phòng nói riêng đã đạt nhiều thành tích, ưu điểm quan trọng, góp phần đặc lực vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, bảo vệ công lý.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và để thi hành hiến pháp năm 2013. Nhất là trong bối cảnh nhà nước ta đang triển khai việc sửa đổi, bổ sung vào các bộ luật lớn như bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự và tiến hành công tác tổ chức ngành kiểm sát theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Đề tài áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự tuy đã được quan tâm nghiên cứu về lý luận song cũng còn nhiều vấn đề đặt ra nhất là trong điều kiện Hiến pháp năm 2013 cũng như yêu cầu cải cách tư pháp. Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn để tím ra những giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động này.
Là một cán bộ công tác trong ngành kiểm sát ở thành phố Hải phòng, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình là "Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng “với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất quan điểm giải pháp đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trên phạm vi cả nước nói chung, ở Hải phòng nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về lý luận, đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến chức năng của VKSND nói chung và về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói riêng dưới các hình thức như bài báo khoa học, giáo trình, tài liệu tham khảo vv….
Có thể nêu một số công trình như sau: