Kết Quả Áp Dụng Pháp Luật Trong Thực Hành Quyền Công Tố Ở Giai Đoạn Điều Tra Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Yên Bái Từ 2011 - 2015 Và Nguyên Nhân

tư pháp là yêu cầu khách quan vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác tư pháp nói chung và hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tốgiai đoạn điều tra của VKSND nói riêng, cũng tại Nghị quyết số 08-NQ/TW đã nêu tám nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó nhiệm vụ thứ tư là:

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý với cán bộ tư pháp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hoá các cơ quan tư phá... Có chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ tư pháp… [5].

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

* Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, KSV làm công tác này tại VKSND

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rò:“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc có thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nghị quyết số 08-NQ/TW xác định: “Việc đổi mới công tác tổ chức và cán bộ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để VKS có thể làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” [5]. Toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt sâu sắc tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn rèn luyện ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, ra sức phấn đấu “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay, việc nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, Kiểm sát viên ngành kiểm sát nói chung và khi ADPL trong thực hành quyền công ở giai đoạn điều tra các VAHS nói riêng là vấn đề cấp bách. Do đó cần phải quán triệt sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó cụ thể hóa bằng nhiệm vụ phù hợp với điều kiện của đơn vị mình; tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, KSV làm công tác này. Mỗi cán bộ, KSV

ngành kiểm sát phải nắm vững, nhận thức và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành, như vậy sẽ giúp cho cán bộ, KSV xác định được mối liên hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; buộc cán bộ, KSV phải gắn trách nhiệm của ngành, của cá nhân mình với công việc đang thực hiện. Có được những yếu tố trên sẽ giúp cho người cán bộ, KSV khi thực hiện nhiệm vụ sẽ có những đề xuất, quyết định ADPL đúng đắn.

* Bảo đảm luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể

Thực hành quyền công tố phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, KSV cần quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng để đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ và các lợi ích hợp pháp của công dân một cách có hiệu quả. Phải luôn luôn bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch công tác của ngành, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

* Bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của Viện trưởng VKSND đối với cán bộ, KSV

Phải đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, lãnh đạo thống nhất trong ngành kiểm sát. Chức năng của VKSND bao trùm trên phạm vi rộng, vì thế cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát của Viện trưởng đối với cán bộ, KSV trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS và Quy chế về công tác thực hành quyền công tố. Qua đó kịp thời phát hiện những tiêu cực, sai phạm, những thiếu sót, bất hợp lý trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành để có biện pháp xử lý khắc phục hoặc kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố tích cực.

* Bảo đảm chú trọng về tổ chức, con người, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của VKSND theo phương châm tinh gọn, hiệu quả

Trước yêu cầu và nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay, VKSND cần phải được kiện toàn một cách toàn diện về cả chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế. Về tổ chức cần có sự kiện toàn theo hướng tinh gọn và phù hợp với các cơ quan tư pháp khác. Cần nâng cao năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của

cán bộ, KSV để đáp ứng yêu cầu của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Về chức năng của ngành kiểm sát, Hiến pháp (2013) quy định rò tại Khoản 1 Điều 107: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [30].

Về mô hình VKSND, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, VKS và CQĐT theo Nghị quyết 49 đã xác định tổ chức hệ thống Tòa án và VKS theo cấp xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (2014) đã đổi mới hệ thống VKSND, thiết lập bốn cấp theo thẩm quyền xét xử của Toà án gồm VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng tổ chức bộ máy VKSND các cấp theo hướng chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu mở rộng thẩm quyền.

Như vậy, việc kiện toàn tổ chức bộ máy VKSND phải dựa trên cơ sở tiếp tục thực hiện các nội dung cải cách tư pháp mà nhà nước ta đang tiến hành, nhằm xây dựng nền tư pháp dân chủ, minh bạch. Phải giải quyết tốt các yêu cầu trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm đó là không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Chương 1 của luận văn được trình bày trong 3 tiết gồm 38 trang. Tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về hoạt động ADPL nói chung như khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn ADPL và những vấn đề đó trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND nói riêng; phân tích những vấn đề cơ quan về quyền công tố, thực hành quyền công tố. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, làm rò khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, quy trình ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND. Tác giả cũng phân tích các yếu tố chủ quan cũng như khách quan để bảo đảm cho hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đạt kết quả cao.

Với những nhận thức chung trên đây sẽ là cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái trong 5 năm gần đây ở chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH

QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

(TỪ NĂM 2011 - 2015)


2.1. Kết quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái từ 2011 - 2015 và nguyên nhân đạt được

Hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ được giao, phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.

Theo thống kê của VKS tỉnh Yên Bái, những năm gần đây, số lượng tội phạm có chiều hướng gia tăng, số vụ án mới khởi tố năm sau tăng hơn năm trước và diễn biến phức tạp trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bảng 2.1: Số vụ án, bị can khởi tố mới (vụ/bị can)


NĂM

LOẠI TỘI

2011

2012

2013

2014

2015

Ma túy

178/255

177/254

205/320

182/254

148/222

Kinh tế - môi trường

0

7/17

7/09

2/2

3/7

Tham nhũng – chức vụ

01/03

04/09

03/6

0

1/3

Xâm phạm sở hữu

154/160

157/231

186/257

190/243

210/236

Trật tự an toàn xã hội

196/280

130/225

147/315

148/256

146/269

Xâm phạm hoạt động tư pháp

2/3

0

2/2

0

1/1

Tổng số

462/707

475/736

550/907

523/762

509/738

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 7

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái).

Bảng thống kê tội phạm hình sự mới khởi tố trên địa bàn tỉnh Yên Bái mà các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp phải giải quyết cho thấy, trong 5 năm qua, cơ quan điều tra đã khởi tố mới tổng số 2.519 vụ/3.850 bị can, cụ thể: Năm 2011 khởi tố mới 462 vụ/707 bị can; năm 2012 khởi tố mới 475 vụ/736 bị can (tăng 13 vụ/29 bị can); năm 2013 khởi tố mới 550 vụ/907 bị can (tăng 75 vụ/171 bị can); năm 2014 khởi tố mới 523 vụ/762 bị can (giảm 27 vụ/145 bị can); năm 2015 khởi tố mới 509 vụ/738 bị can (tăng 14 vụ/24 bị can). Mặc dù số vụ vi phạm và tội phạm xảy ra qua các năm có tăng giảm thất thường nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm tội phạm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động, trắng trợn hơn, có sự cấu kết hình thành các băng, nhóm hoạt động có sự câu kết với các đối tượng nước ngoài…

Theo nhận định của các cơ quan thi hành pháp luật ở tỉnh Yên Bái thì công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn, hành vi thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt, khi bị phát hiện bắt giữ có thái độ chống đối nhằm để tẩu tán, tiêu hủy vật chứng, quá trình điều tra khai báo quanh co gây khó khăn cho cơ quan điều trong việc mở rộng giải quyết vụ án. Chỉ xét riêng án ma túy, với số lượng gần 3.000 người nghiện ma túy trên địa bàn cho thấy số án về ma túy được phát hiện, khởi tố chưa phản ánh đúng tình hình tội phạm đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005, Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm và tội phạm, Nghị quyết số 63/2013/QH ngày 27/11/2013 về tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều biện pháp tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, thực hiện tốt chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động

điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, đảm bảo việc bắt, giữ, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND tỉnh Yên Bái những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái đã nâng cao trách nhiệm trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, yêu cầu điều tra, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.

Để nắm vững tình hình tội phạm, các đơn vị VKS cấp huyện đã đổi mới các biện pháp quản lý tố giác, tin báo về tội phạm; phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý nguồn tin về tội phạm, yêu cầu khẩn trương xác minh để có căn cứ quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố VAHS theo quy định tại Điều 103 BLTTHS. Thực tế cho thấy, ở nơi nào lãnh đạo VKS quan tâm sâu sát, có những quy định cụ thể, kể cả việc gắn chỉ tiêu kế hoạch công tác năm với khâu công tác này, đồng thời đề ra được các biện pháp cụ thể, thiết thực để tổ chức thực hiện và xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt với CQĐT thì ở đó, chất lượng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra được nâng lên rò rệt.

Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục tình trạng khởi tố, bắt giữ, tạm giam thiếu căn cứ, vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; đã thực hiện và quản lý tốt việc phê chuẩn bắt giữ, tạm giam, bảo đảm việc phê chuẩn bắt, giam có đủ căn cứ, đúng pháp luật. Tình trạng bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính đã giảm đáng kể. Nhờ phê chuẩn việc bắt giữ, tạm giam thận trọng, kiên quyết từ chối phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, bắt tạm giam trong những trường hợp không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết, VKS đã dần khắc phục được tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam không đúng pháp luật, bắt oan, sai; nâng cao tỷ lệ bắt giữ chuyển khởi tố hình sự.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã chủ động đề ra yêu cầu điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với CQĐT để thu thập đầy đủ chứng cứ vụ án, thận trọng trong đánh giá chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi kết

thúc điều tra, để bảo đảm việc truy tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, VKSND tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt Thông tư liên tịch về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Phần lớn các yêu cầu điều tra đều bám sát quá trình điều tra vụ án, có chất lượng và được CQĐT chấp nhận thực hiện.

Thứ hai, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, hai cấp VKS tỉnh Yên Bái luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng trong chính sách hình sự, phối hợp với CQĐT phân hóa khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm, tập trung đấu tranh với những tội phạm nguy hiểm, khoan hồng đối với những người lần đầu phạm tội, phạm tội ít nghiêm trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả công cuộc đổi mới.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, VKSND tỉnh Yên Bái đã tăng cường phối hợp với CQĐT trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra để xử lý nghiêm minh các loại tội phạm nguy hiểm, giải quyết được nhiều vụ án lớn, trọng điểm về an ninh quốc gia, kinh tế, chức vụ, tham nhũng, về trật tự an toàn xã hội, ma túy; tích cực đấu tranh phòng, chống các tội phạm mới phát sinh trong điều kiện kinh tế thị trường, phát triển khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế.

Để có đường lối xử lý tội phạm phù hợp, khắc phục tình trạng xử lý tràn lan, VKS hai cấp tỉnh Yên Bái đã phối hợp chặt chẽ với CQĐT để xử lý các vụ án hình sự đúng đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, khoan hồng đối với người phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.

Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, VKS đã chú ý phân hóa đối tượng khi xử lý, kiên quyết yêu cầu khởi tố, điều tra đối với những đối tượng phản cách mạng, có âm mưu và hành động chống phá nguy hiểm, quyết liệt hoặc vì mục đích phản cách mạng mà giết người, kích động quần chúng gây rối chính trị, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở; không khởi tố, xử lý hình sự đối với những người bị lôi kéo, mức độ phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự thú, khai ra đồng bọn hoặc ăn năn hối cải.

Đối với các vụ án kinh tế, chức vụ và tham nhũng, VKSND tỉnh Yên Bái đã chủ động yêu cầu CQĐT khởi tố, điều tra để xử lý nghiêm minh các tội phạm gây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022