Các Yếu Tố Đảm Bảo Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Thực Hành Quyền Công Tố Ở Giai Đoạn Điều Tra Các Tội Phạm Ma Tuý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Các


có liên quan để có đường lối xử lý vụ án. Trong trường hợp xét thấy đầy đủ chứng cứ, tài liệu để xác định hành vi phạm tội, người phạm tội, tội danh… thì VKS ra quyết định truy tố bị can phạm tội ma túy ra trước Toà án bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là văn bản pháp lý chính thức quyết định đưa một con người có hành vi vi phạm ma túy mà pháp luật hình sự coi là tội phạm ra trước Toà án để xét xử.

- Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đỡnh chỉ chỉ điều, phục hồi điều tra tra vụ án, bị can và truy nã bị can theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của BLTTHS, sau khi CQĐT kết thúc điều tra các vụ án ma tuý chuyển hồ sơ đề nghị VKS truy tố, nếu sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy, nếu vụ án có bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; hoặc nếu bị can bỏ trốn mà không biết bị can đang ở đâu, VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định tại khoản 2 điều 105 BLTTHS hoặc có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại điều 107 BLTTHS; hoặc khi có căn cứ được quy định tại Điều 19, Điều 25, khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự, VKS ra quyết định đình chỉ vụ án.

Cơ quan điều tra cũng có quyền đình chỉ điều tra vụ án, bị can nhưng phải luôn được đặt dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Qua kiểm sát, nếu Viện kiểm sát phát hiện việc đình chỉ đó không có căn cứ và trái pháp luật thỡ Viện kiểm sỏt cú quyền yờu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ để phục hồi điều tra hoặc ra quyết định hủy bỏ và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra.

Khi phát hiện bị can bỏ trốn hoặc không xác định được bị can đang ở đâu, VKS có quyền yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã.

Như vậy, với những nội dung ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý như đã trình bày ở trên cho thấy, theo quy định của pháp luật, trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma tuý thì VKS là cơ quan tiến


hành tố tụng có vai trò chủ đạo và quyết định đối với các vụ án hình sự nói chung và tội phạm ma tuý nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

1.3. Các yếu tố đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh nghệ an

Bảo bảm theo nghĩa chung nhất là “ làm cho chắc chắn thực hiện một việc gì đó’’. ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của VKSND các cấp ở tỉnh Nghệ An là hoạt động phức tạp, tác động trực tiếp đến các quyền của công dân. Việc bảo đảm ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của VKSND các cấp tỉnh Nghệ An, theo chúng tôi phải đáp ứng được các đảm bảo dưới đây.

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm soát nhân dân cấp tỉnh Nghệ An - 4

1.3.1. Bảo đảm về mặt pháp lý

ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của VKSND các cấp tỉnh Nghệ An là một hình thức thực hiện pháp luật giữa một bên là tội phạm và người phạm tội với một bên là cơ quan tiến hành Tố tụng được Nhà nước trao quyền xử lý TNHS đối với người phạm tội. Cơ sở pháp lý để ADPL trong thực hành quyền công tố là BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến các tội phạm ma tuý. Cơ sở pháp lý càng hoàn thiện thì ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND nói chung đối với các tội phạm ma tuý nói riêng càng được bảo đảm. Cơ sở quan trọng nhất cảu ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý là Bộ luật tố tụng Hình sự và BLTTHS.

Về Bộ luật Hình sự: Đây là văn bản láp luật duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt đối với tội phạm về ma tuý. Hoàn thiện các quy định của BLHS là yếu tố quan trọng hàng đầu về mặt cơ sở pháp lý cho hoạt động ADPL trong THQCT của VKS cũng như ADPL trong thực hành quyền công tố ở gia đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của VKSND các cấp tỉnh Nghệ An. ở nước ta ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nứớc đã quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự, bởi vậy, luật Hình sự luôn là ngành luật được pháp điển hoá


sớm hơn so với các ngành luật khác, BLHS năm 1985 là kết quả của quá trình đó. Thực hiện các quy định của bộ luật Hình sự năm 1985 đã góp phần chắn áp bọn tội phạm nói chung cũng như các tội phạm ma tuý, từ đó giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và của công dân. Song, trước yêu cầu của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, bộ luật năm 1985 không còn phù hợp, vì vậy bộ luật hình sự năm 1999 đã được ban hành thay thế bộ luật năm 1985. Tại chương XVII quy định các tội phạm ma tuý gồm 10 điều, Đây được coi là một bước tiến vượt bậc về trình độ lập pháp của Nhà nước ta. Các quy định của BLHS năm 1999 đã quy định rõ ràng và cụ thể hơn về các tội phạm cũng như các tội về ma tuý. Đây là cơ sở pháp lý quan trong cho việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung, ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm về ma tuý nói riêng.

Về Bộ luật Tố tụng hình sự. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quy định các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục ADPL hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý. Cũng giống như BLHS, BLTTHS luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm xây dựng, hoàn thiện. BLTTHS năm 1988 là Bộ luật đầu tiên quy định một cách toàn diện những vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng giải quyết một vụ án hình sự. Trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung cũng như các tội phạm ma tuý nói riêng, Bộ luật TTHS năm 1988 không còn phù hợp, có nhiều điểm hạn chế. Năm 2003 Quốc Hội đã thông qua BLTTHS mới, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Bộ luật được ban hành trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của BLTTHS năm 1988 và thể chế hoá các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, bảo đảm và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong TTHS.


Bên cạnh BLHS, BLTTHS, cơ sở pháp lý ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý còn có nhiều văn bản khác có liên quan đến phòng, chống vi phạm và tội phạm ma tuý như: Bộ luật Dân sự; Luật phòng chống ma tuý; pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và đặc bịêt là văn bản hướng dẩn thi hành việc ADPL các quy định tại chương về các tội phạm ma tuý, các văn bản hướng dẩn thi hành BLTTHS, nhất là các văn bản của các cơ quan Tư pháp ở Trung ương. Tuy là văn bản dưới luật nhưng những các văn bản này có vai trò quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý. Nhất là thực trạng hiện nay, BLHS và BLTTHS đang còn nhiều điều quy định chưa cụ thể, mang tính nguyên tắc chung rất khó thực hiện.

1.3.2. Bảo đảm về mặt tổ chức

Tổ chức là sự liên kết của nhiều người để cùng thực hiện những mục tiêu chung. Tổ chức mạnh đòi hỏi phải có con người mạnh. Ngược lại, con người trong tổ chức mạnh sẽ có điều kiện, môi trường phát huy được đầy đủ năng lực và do đó làm cho con người mạnh thêm.

Với quan điểm trên, bảo đảm về tổ chức là một trong những bảo đảm quan trọng nhất trong các bảo đảm để ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm nói chung, các tội phạm ma tuý nói riêng. Vai trò đảm bảo về mặt tổ chức ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý được thực hiện ở chổ:

- Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, trong thực tiễn chỉ đạo điều hành đã luôn chú ý xây dựng và hoàn thiện bộ máy trong đó xác định rõ, cụ thể cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các Cục, Vụ, Viện... thích ứng với từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với Hiến pháp và Luật Tổ chức VKSND mỗi khi Quốc hội, Nhà nước ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản đó. Đặc biệt, để bảo đảm nguyên tắc chỉ đạo tập trung thống nhất toàn ngành của Viện trưởng VKSND Tối cao, đồng thời bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò Uỷ ban Kiểm sát theo luật định,


VKSND Tối cao đã hết sức chú ý lựa chọn các thành viên của Uỷ ban, bảo đảm các Uỷ viên có năng lực chuyên môn và bản lĩnh chính trị.

Với vai trò quan trọng trên của VKSND Tối cao mà ngành luôn thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng thời bảo đảm toàn ngành hoạt động thống nhất, phối hợp với các cơ quan tư pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và các tội phạm về ma tuý có hiệu quả.

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của VKSND. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng VKSND Tối cao trước hết phải thông qua hoạt động của VKSND các cấp này. Vị trí, vai trò của VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bảo đảm về tổ chức, cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, trong đó có vai trò lãnh đạo viện, các phòng nghiệp vụ cũng như đội ngũ cán bộ, KSV có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, trong sáng thì VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành trong điều kiện đổi mới và hội nhập hiện nay, việc kịp thời hoàn thiện tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV có năng lực phẩm chất tốt sẽ phát huy được vai trò quan trọng bảo đảm việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra đối với các loại tội phạm, trong đó có các tội phạm ma tuý.

Trong cơ cấu tổ chức của VKSND. VKSND cấp huyện được coi là cấp cơ sở, vì lẽ đó tổ chức của VKSND cấp huyện rất chặt chẽ, đặc biệt là hiện nay theo TTHS rở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp huyện đến 15 năm, do đó phải bảo đảm về tổ chức để thực hiện chức năng của ngành, trong đó bảo đảm ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm, nhất là các tội phạm về ma tuý.

- Quan điểm của Đảng ta, coi nhân tố con người có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Vì lẽ đó, để bảo đảm chất lượng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý cần


phải xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn trong lĩnh vực này.

- Yếu tố bảo đảm về tổ chức trong ADPL THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý còn được thể hiện ở mức độ hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các CQTP khác, đặc biệt là CQĐT, Toà án các cấp cũng như cơ chế phối hợp của các cơ quan này.

Ngoài ra, trong giai quyết án hình sự về các tội phạm ma tuý còn có sự tham gia hết sức quan trọng của nhiều cơ quan khác như: Tổ chức Giám định, Luật sư, cơ quan Định giá...chất lượng tổ chức của cơ quan này cũng là yếu tố đảm bảo về tổ chức trong bảo đảm việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm ma tuý.

1.3.3. Các bảo đảm khác

- Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cũng như các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với hoạt động ADPL trong THQCT của VKSND.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm việc ADPL trong THQCT của VKSND, cũng như toàn bộ hệ thống các cơ quan tư pháp. Một mặt, nó thể hiện tính công khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, trong đó có VKS; mặt khác, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đại biểu dân cử và của toàn xã hội đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo mọi hành vi phạm tội xảy ra đều được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, đảm bảo giải quyết án đúng pháp luật, tránh oan, sai. Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, coi đây là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng công tác tư pháp ở nước ta. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của công dân đối với công tác tư pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành


án và giám sát của việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp...

Thể chế hoá Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ luật TTHS năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung điều 8 BLTTHS năm 1988 thành một điều (điều 23) về giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đây được coi là một nguyên tắc của hoạt động tố tụng hình sự. Nội dung của điều luật thể hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, quy định phạm vi, nội dung giám sát của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử khi thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo đó, các cơ quan Nhà nước, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

Thứ hai, quy định biện pháp pháp lý của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử khi thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đó là: Nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, thì các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận có quyền kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS năm 2003.

Thứ ba, quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xem xét giải quyết, trả lời các kiến nghị và yêu cầu các cơ quan, tổ chức đại biểu dân cử theo quy định của pháp luật.

- Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng như các tổ chức xã hội và nhân dân là những hình thức giám sát từ bên ngoài. Về mặt lý luận, đây là những hình thức đem lại hiệu quả lớn, song trên thực tế, những hình thức này chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Bởi lẽ: Thứ nhất, Chất lượng hoạt động của các cơ quan và đại biểu dân cử vẩn chưa đáp ứng yêu cầu. Trên thực tế, Quốc hội và Hội đồng


nhân dân chủ yếu thực hiện quyền giám sát thông qua xem xét các báo cáo của các cơ quan tư pháp, trong đó có VKS tại các kỳ họp của mình; thông qua chất vấn các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp của hai cơ quan này đối với người đứng đầu các cơ quan tư pháp. Trong điều kiện trình độ đa phần của các đại biểu dân cử chưa được nâng cao, còn nặng nề về cơ cấu thành phần, thì rõ ràng chất lượng giám sát của các cơ quan dân cử vẩn là một bài toán chưa có lời giải. Thứ hại, trình độ dân trí của nhân dân ta hiện nay nhìn chung còn thấp, hơn nữa ý thức chính trị, ý thức về trách nhiệm của công dân với xã hội chưa cao thì hoạt động giám sát của tổ chức xã hội và của nhân dân vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Chính vì vậy, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và công tác thanh tra- kiểm tra trong ngành Kiểm sát được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND. Nếu giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và của nhân dân được coi là hình thức giám sát từ bên ngoài, thì đây được coi là hình thức giám sát từ bên trong. Kết hợp tốt hai hình thức giám sát này sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm tốt việc ADPL trong HQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác đảm bảo việc ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND. Đó là tăng cường cơ sở vật chất và hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, KSV; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ngành Kiểm sát nói chung, hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra nói riêng; tăng cường mối quan hệ phối hợp liên ngành trong giải quyết án hình sự...


Kết luận chương 1


Với các nội dung mà tác giả trình bày trong 3 tiết của chương 1, tác giả đã tập trung phân tích, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất về chất ma túy, tội phạm ma túy, áp dụng pháp luật, như khái niện, đặc điểm của ADPL; phân tích các quan điểm khác nhau về quyền công tố, thực hành quyền công tố của VKSND ở giai đoạn điều tra nói chung và thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm ma tuý nói riêng, từ đó đưa ra quan điểm của người nghiên cứu về các khái niệm này. Những nhận thức chung về quyền công tố và thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là cơ sở để tác giả phân tích làm rỏ khái niệm, đặc điểm và các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm về ma tuý. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu phân tích các yếu tố đảm bảo việc ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND nói chung và các tội phạm về ma tuý của VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An nói riêng, đặc biệt là các đảm bảo pháp lý và đảm bảo về mặt tổ chức. Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với các tội phạm về ma tuý của VKSND hai cấp tỉnh Nghệ An.

Những nhận thức được trình bày ở chương 1 là cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm về ma tuý của VKSND hai cấp của tỉnh Nghệ An hiện nay.


Chương 2

Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh nghệ an

(từ năm 2004 đến 2008)


2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Nghệ an

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An có ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý

- Về điều kiện tự nhiên: Nghệ An nằm ở khu vực Bắc Trung bộ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam. Phía Đông giáp biển Đông, Tây giáp nước CHDCND Lào, biên giới dài 419,5km tiếp giáp với ba tỉnh bạn Lào đó là Xiêng khoảng, Hủa phăn, Pô Ly Khăm Xay, có 2 cửa khẩu (Nậm Cắn - Kỳ Sơn, Thanh Thuỷ - Thanh Chương). Có diện tích tự nhiên 16.487,29 km2(lớn nhất cả nước). Trong đó đất nông nghiệp 251.202ha, đất Lâm nghiệp: 1.178.182,2 ha. Riêng vùng miền núi của tỉnh có diện tích đất tự nhiên 13.743 km2(chiếm 83,4%). Nam giáp Hà Tĩnh, Bắc giáp Thanh Hoá, có hệ thông giao thông hết sức thuận lợi gồm tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên qua nối liền hai miền Băc-Nam, có sân bay, bến Cảng, cửa khẩu mở ra đại dương và sang nước bạn Lào hết sức thuận tiện.

Dân số Nghệ An có trên 3,1 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số 43 vạn, số người trong độ tuổi lao động: 1,5 triệu người. Nghệ An có 20 đơn vị hành chính (gồm 17 huyện, thành phố Vinh, thị xó Cửa Lũ và Thỏi Hoà), 478 xó, phường, thị trấn; 11 huyện, thị miền núi. Vinh là tỉnh lỵ của Nghệ An, là trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung bộ.

- Về phát triển kinh tế - xó hội: Nhỡn chung, trong những năm qua kinh tế-xó hội ở Nghệ An cú bước phát triển khá. Từ năm 2004 đến nay bỡnh quân hàng năm GDP tăn từ 9-10,6%, thu ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước


(năm 2008 thu ngân sách 2.400 tỷ đồng), trỡnh độ dân trí hàng năm được nâng lên, tuy vậy so với cả nước Nghệ An vẩn là một tỉnh nghèo, nền sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, sản xuất công nghiệp đang cũn nhỏ lẽ. Vỡ vậy, mức thu nhập bỡnh quan đầu người thấp, tỷ lệ người chưa có việc làm cao, tốc độ phân tầng xó hội và phõn hoỏ giàu nghốo trong tiến trỡnh đổi mới diễn ra nhanh, nhất là giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi, giữa đồng bằng và trung du, giữa nông nghiệp và công nghiệp…

Những vấn đề địa lý, thành phần, dân số vừa là những yếu tố thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế-xó hội, nhưng cũng vừa là yếu tố thuận lợi để bọn tội phạm ma tuý lợi dụng hoạt động làm phức tạp tỡnh hỡnh tệ nạn ma tuý trờn địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt là các hoạt động thẩm lậu ma tuý từ nước ngoài vào khu vực biên giới, trung chuyển ma tuý từ Nghệ An đến các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ

An

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An trực thuộc và chịu sự chỉ đạo thống

nhất của VKSND Tối cao; cơ cấu tổ chức gồm cú 20 VKSND cấp huyện, thị xó, thành phố và 12 phũng nghiệp vụ trực thuộc VKSND tỉnh. Toàn ngành VKSND tỉnh Nghệ an cú 275 biờn chế (cấp tỉnh 78, cấp huyện 197), trong đó cán bộ nữ là 78 đ/c(chiếm 28,3%), cán bộ nam là 197 (chiếm 71,6%), có 24 cán bộ là dân tộc thiểu số (chiếm 0,8%). Kiểm sát viên cấp tỉnh là 50, KSV cấp huyện là 140; KTV chính là 4; KTV là 32 (ở tỉnh 16, ở huyện 16); chuyên viên A1 là 17 (ở huyện 14, ở tỉnh 3); chuyên viên Ao là 19 (ở tỉnh 2, ở huyện 17); nhân viên 7 (ở tỉnh 6, ở huyện 1); kế toán 6 (ở tỉnh 2, ở huyện 4);

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Ngành Kiểm sát Nghệ An hiện có 5 đ/c thạc sỹ luật (cấp tỉnh 4, cấp huyện 1); cử nhân Luật 213 đ/c (tỉnh 59, huyện 154); CĐKS 34 đ/c (tỉnh 4, huyện 30); trung cấp 8; chuyên ngành khác 15 (đại học 4, cao đẳng 1, trung cấp 6, loại C là 4); hiện có 2 đ/c đang học thac sỹ luật.

Trình độ chính trị cử nhân và cao cấp chính trị là 29 đ/c (cấp tỉnh 10, huyện 19); tương đương trung cấp 185 đ/c.


Viện kiểm sỏt nhõn tỉnh Nghệ An cú 3 phũng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố-kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm ỏn hỡnh sự; 1 phũng thực hành quyền cụng tố, kiểm sỏt xột xử phỳc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm án hỡnh sự và cỏc phũng khỏc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Ở VKSND cấp huyện cơ cấu tổ chức có 3 bộ phận nghiệp vụ, đó là: Bộ phận thực hành quyền công tố-Kiểm sát điều tra, xét xử án hỡnh sự; bộ phận Kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự - Hành chính-Lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật và Kiểm sát thi hành án; bộ phận văn phũng và giải quyết đơn. Trong đó bộ phận kiểm sát án hỡnh sự cú từ 3 đến 6 đồng chí, riêng ở VKSND thành phố Vinh có thể tới 20 đồng chí, theo đặc thù và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ phận kiểm sỏt ỏn hỡnh sự cú thể đảm nhiệm giải quyết đối với tất cả các loại án trong đó có các tội phạm về ma tuý.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Nghệ an (từ năm 2004 đến năm 2008)

Trong những năm qua, hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện KSND nói chung và áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội phạm về ma tuý của Viện KSND các cấp tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết qủa đáng kể, góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

2.2.1. Kết quả áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các tội phạm ma tuý của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An và những nguyên nhân đạt được

Trong những năm qua VKSND ở Nghệ An đó phải xử lý số lượng án về các tội phạm ma tuý tương đối lớn, nhiều vụ án phức tạp liên quan đến các đối tượng ở Lào và các tỉnh, thành trong cả nước, VKSND hai cấp của tỉnh Nghệ An đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022