Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Hướng Và Giải Pháp Nhằm Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực Và Hạn Chế Tiêu Cực Của Thế Giới Quan Phật Giáo


bằng sông Hồng nói riêng, đó là góp phần nuôi dưỡng tinh thần bình đẳng, sự hòa quyện giữa Phật giáo với chính trị, mà biểu hiện rõ nét là trong thời kỳ Lý - Trần, Phật giáo chiếm vai trò chủ đạo, ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng.

Công trình nghiên cứu của Phạm Văn Dần Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua khảo sát một số tỉnh trọng điểm) [31] đã phân tích ảnh hưởng của Phật giáo trên một số lĩnh vực chủ yếu, đó là tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phong tục tập quán… Tác giả cũng nhận xét rằng:

Thuyết từ bi, cứu khổ và đặc biệt là những hành động thực tế của các môn đồ nhà Phật ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã thu hút được sự quan tâm và chiếm được tình cảm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đây cũng chính là một trong nhiều lý do mà ngày càng có nhiều người đến với Phật giáo hơn [31, tr.36-37].

Đối với vùng đồng bằng Bắc bộ, tác giả cho rằng, từ lâu trong lịch sử, Phật giáo đã ăn sâu vào cuộc sống tâm linh của cộng đồng làng xã. Chùa Phật đã trở thành chùa làng “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, trở thành nơi giải trí của người dân “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Sinh hoạt Phật giáo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa thường nhật của người dân. Sự gần gũi, hòa nhập của Phật giáo với đời sống thường nhật của người dân đến mức quên đi cả giới hữu hạn giữa đời sống trần tục và đời sống thiêng trong tôn giáo “gần chùa gọi Bụt bằng anh” [31, tr.37-38].

Hoàng Thị Lan, trong công trình nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay [103] trên cơ sở khái quát về Phật giáo và đặc điểm Phật giáo Việt Nam đã phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đối với một số phương diện của lối sống người Việt Nam hiện nay như trong cách thức lao động và tổ chức sản xuất, trong phong tục tập


quán, trong giao tiếp, ứng xử, trong đạo đức và nhân cách của người Việt Nam. Từ đó tác giả cũng có những dự báo về xu hướng vận động của Phật giáo và những vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng:

Một bộ phận người Việt tin rằng, cuộc đời là thoáng qua, phù hoa, giả tạo nên không muốn dấn thân, không muốn đua chen. Ở các vùng Phật giáo trọng điểm, đa phần các tín đồ đều cảm thấy luôn tự hài lòng với những gì mình có, an phận với cuộc sống thanh đạm, nhàn nhã. Tính an phận thủ thường trong Phật giáo làm cho nhiều vùng có đông tín đồ Phật giáo thường có trình độ kinh tế - xã hội thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội [103, tr.67].

Nguyễn Thanh Tuấn với cuốn Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách nhìn tham chiếu [188] khẳng định, Phật giáo có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực không chỉ đối với đời sống tinh thần, mà đến cả đời sống xã hội nói chung. Phần ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa Việt Nam, tác giả phân tích trên những mặt như: Giáo lý Phật giáo và triết lý sống Việt Nam; tư tưởng, nếp sống đạo đức giáo đến lối sống, đạo đức người Việt Nam; ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa truyền thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Cuốn Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam của Minh Chi [21] cho rằng Phật giáo đã tồn tại ở nước ta hơn 18 thế kỷ, một chiều dài thời gian khá đủ khẳng định những gì tích cực và hay đẹp, gạn lọc những gì không hợp, để cho những giá trị tinh hoa của đạo Phật biến thành sở hữu thật sự của dân tộc Việt Nam. Cuốn sách đã bàn về truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam; Phật giáo trong đời sống của người Việt; vai trò, ảnh hưởng của đạo Phật với đời sống của dân tộc, chữ nghiệp trong đời sống người Việt.

Nguyễn Tài Thư với cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay [169], đã đề cập đến hình thái và sự tác

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 4


động của hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, từ đó khẳng định không thể không thừa nhận mặt tích cực của tôn giáo. Đạo đức tôn giáo đã góp phần ổn định đời sống xã hội, có phần phù hợp với đạo đức xã hội hiện nay. Tác giả cũng đã đề cập tới Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay, trong đó những nét nhân cách con người Việt Nam hiện nay mang dấu ấn của Phật giáo như vị tha, khoan dung, quan tâm đến nỗi khổ người khác. Tác giả cũng đã phân tích sâu sắc ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng con người Việt Nam hiện nay, nổi bật là sự tham gia của Phật giáo vào cấu trúc tư duy truyền thống trong quan niệm về vũ trụ, con người và cuộc đời; ảnh hưởng của Phật giáo tới tư duy với đặc điểm nổi bật trong tư duy người Việt là tư duy hướng nội.

Nguyễn Hùng Hậu viết cuốn Triết lý trong văn hóa phương Đông [71] trong đó có đề cập tới Phật giáo và tư duy truyền thống của người Việt. Tác giả khẳng định, Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử; bởi vậy nó hòa quyện và tham gia nhào nặn nên văn hóa, tư tưởng, phong tục, tập quán, nếp sống của người Việt; thấm sâu vào máu thịt, vào tư duy của người Việt. Phật giáo còn góp phần tạo nên tư duy truyền thống của người Việt, là một cơ sở quan trọng quy định tính hơi hướng nội trong tư duy người Việt khi cuộc sống họ đề cao cái tâm.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam [192], đã trình bày những lý luận cơ bản về tôn giáo cũng như những đặc trưng và vai trò của các tôn giáo cụ thể ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng có phần bàn về chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả cho rằng:


Những nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa nêu ra thể hiện chủ trương Nhà nước Việt Nam là một nhà nước theo thể chế thế tục... Tôn giáo tách khỏi nhà nước; Nhà thờ tách rời nhà trường. Tôn giáo là công việc riêng tư. Mọi người là công dân một nước phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật do Nhà nước quy định [192].

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã có những nghiên cứu về quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về những yếu tố văn hóa, đạo đức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Doãn Hùng, Nguyễn Thanh Xuân và Đoàn Minh Huấn chủ biên cuốn Một số chuyên đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam [84], trong công trình nghiên cứu này, khi bàn về quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với công tác tôn giáo, các tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên tắc về chính sách tôn giáo. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu rõ: “Việc gìn giữ và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân” [84, tr.60]. Chính những điều này đã góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng nói chung trong đời sống tinh thần của nhân dân và khẳng định những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương quan trọng trong việc phát huy các giá trị tích cực của các tôn giáo.

Bài viết Vấn đề tôn giáo trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng: Cái đã có và cái cần có của Đỗ Quang Hưng [87, tr.348] cho rằng, hai luận điểm có tính đột phá của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” và “Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới”. Theo tác giả, hai luận điểm trên đã nhanh chóng tạo nên sự đột phá về nhận thức của Đảng trong lĩnh vực tôn giáo. Với luận điểm “văn hóa tôn giáo”, ông cho rằng:


Khi các giá trị văn hoá đạo đức của tôn giáo được đặt trong khuôn khổ của văn hoá dân tộc, một mặt đã thừa nhận sự đa dạng của văn hoá dân tộc, mặt khác tạo ra thêm một con đường đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Khai thác tốt các giá trị văn hoá, đạo đức của tôn giáo là cách tốt nhất để cho nhiều tôn giáo thuận lợi hơn trong quá trình “tìm về dân tộc”... [87, tr.349].

Cuốn Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, của Nguyễn Hồng Dương đã phân tích những luận điểm quan trọng của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo, đó là:

Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật... Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức, tốt đẹp của tôn giáo [42, tr.122-123].

Từ đó tác giả đã có khẳng định “cách nhìn đa chiều” của Đảng và Nhà nước Việt Nam:

Nếu trước thời kỳ Đổi mới, dưới góc độ văn hóa thường nhìn tôn giáo nặng nề về khía cạnh mê tín, dị đoan, buôn thần bán thánh. Đến nay, bằng việc khẳng định: “Đạo đức tôn giáo của nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, Đảng ta đã thừa nhận những giá trị văn hóa của tôn giáo [42, tr.28].

Cuốn Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam = Religion and policy on religion in Vietnam [4] do Ban Tôn giáo Chính phủ soạn thảo khẳng định, ngoài việc quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng, Đảng cũng không ngừng phát huy các giá trị tôn giáo, đó là: “Giữ gìn và phát huy những giá


trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân” [4, tr.43]. Luận điểm này cũng được tác giả của tập sách phân tích, chỉ ra những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với công tác tôn giáo. Hơn thế nữa, các tác giả cũng đã nêu rõ “nguyên tắc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và các hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội và pháp luật quốc tế về lĩnh vực này” [4, tr.65]. Những hoạt động đền ơn nghĩa, uống nước nhớ nguồn... trong các tôn giáo luôn được phát huy, tín đồ các tôn giáo luôn sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai... Nhiều chức sắc, nhà tu hành đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào: Mở sổ vàng tình nghĩa, xây dựng Nhà tình nghĩa, Nhà tình thương, Nhà Đại đoàn kết, Vườn tình nghĩa...

Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam: Sách chuyên khảo do Nguyễn Thanh Xuân [199], nhóm tác giả đã giới thiệu một số tôn giáo ở Việt Nam, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo trên các khía cạnh lịch sử ra đời, giáo lý, luật lệ, nghi lễ, tổ chức của các tôn giáo đó. Bên cạnh đó, công trình cũng có tập hợp và giới thiệu một số văn bản thể hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó là một trong những minh chứng quan trọng cho sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng của Đảng.

Cuốn Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hồng Dương

[43] đã giới thiệu một số vấn đề lý luận về tôn giáo và văn hoá; phân tích sự tác động của một số tôn giáo bao gồm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin lành trong văn hoá và phát triển ở Việt Nam; nghiên cứu vai trò của tôn giáo nội sinh với văn hoá và phát triển ở Nam Bộ cũng như vai trò


của lễ hội tôn giáo với văn hoá Việt Nam; ảnh hưởng của Bàlamôn giáo, Phật giáo và Hồi giáo đối với văn hoá của người Chăm ở Việt Nam; tìm hiểu một số hiện tượng tôn giáo mới cũng như chính sách văn hoá đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập tôn giáo dưới góc độ văn hóa. Đây cũng không phải là công trình chuyên biệt về Phật giáo nên tác giả mới đưa ra những nhận định và phương hướng chung chứ chưa nêu lên việc phát huy giá trị Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay như thế nào.

Bên cạnh các công trình nêu trên, còn có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống xã hội con người Việt Nam có liên quan trực tiếp đến đề tài như:

Luận án của Vũ Minh Tuyên Điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam (Qua một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ) [190] đã phân tích những nhân tố chủ yếu quy định sự tồn tại của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay, từ nhân tố kinh tế - xã hội, nhận thức, tâm lý… Trong đó, khi nói về nhân tố nhận thức, tác giả cho rằng: “Thế giới khách quan hết sức đa dạng, phong phú, trong sự biểu hiện, trong quá trình vận động luôn nảy sinh những hình thái mới, bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ mới” [190, tr.117], và do đó:

Những cơ sở nhận thức của tôn giáo, mà ở đây là Phật giáo luôn gắn với tính hữu hạn, tính lịch sử của nhận thức con người trước sự phát triển vô hạn và vô tận của thế giới hiện thực. Và khi đó, những hiện tượng của thế giới vật chất mà nhận thức của con người - chủ thể vươn tới, bản chất của chúng chưa được khám phá thì sẽ trở thành những sức mạnh thần bí, siêu nhiên [190, tr.121].

Chính điều đó, tác giả cho rằng đây là lý do giải thích vì sao Phật giáo ăn sâu, tồn tại và phát triển lâu dài trong đời sống của người dân Việt Nam, mà cụ thể là người dân đồng bằng Bắc Bộ. Hơn thế nữa, Phật giáo lại bám


lấy văn hóa làng xã bằng nhiều hoạt động cụ thể, có tổ chức, kết hợp với tín ngưỡng bản địa, hội hè, y học, kể cả lao động sản xuất, nhà sư và ngôi chùa có vị trí quan trọng trong đời sống dân gian cổ truyền [190, tr.132].

Lê Hữu Tuấn với đề tài Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam [184], đưa ra năm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam như: Tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức về vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần dân tộc; xây dựng ban hành luật pháp và chính sách tôn giáo với văn hóa; chăm lo đời sống vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào Phật giáo; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tín ngưỡng Phật giáo với văn hóa.

Tạ Chí Hồng với đề tài Ảnh hưởng của đạo đức giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay [82] đã đưa ra ba giải pháp chủ yếu để phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo: Cần thấu suốt quan điểm của Đảng ta về vai trò của đạo đức tôn giáo; phát huy tinh thần tham gia của Phật tử trong việc chống tiêu cực và xây dựng nền văn hóa mới trong xã hội ta hiện nay; đấu tranh chống những hành vi lợi dụng tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức.

Nguyễn Thị Toan với đề tài Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt Nam hiện nay [173] đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm giải thoát đối với đời sống người Việt Nam hiện nay như sau: Thanh lọc hàng ngũ tăng ni; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức cho đồng bào có đạo; tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống chính trị, luật pháp về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023