Đánh Giá Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu, Làm Sáng Tỏ Thêm


Có thể khẳng định rằng, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh đến vai trò, vị thế của Phật giáo với nền văn hóa dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần con người Việt Nam nói chung, đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng, những giá trị của Phật giáo cần được phát huy trong thời đại ngày nay.

1.4. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM SÁNG TỎ THÊM

1.4.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Có thể thấy, những công trình nghiên cứu trên tập trung vào một số khía cạnh quan trọng của thế giới quan Phật giáo cũng như những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã có đề cập, phân tích thực trạng về ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và một phần đề cập đến ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng, cũng như những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của ảnh hưởng Phật giáo đối với đời sống tinh thần. Trong những quan điểm, những định hướng về phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng được nêu trên cũng đã được quan tâm. Những hình thức nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực của thế giới quan Phật giáo là khá đa dạng và phong phú nhưng tất cả đều gắn liền với mục tiêu chung là phát huy những giá trị đạo đức, nhân văn, văn hóa Phật giáo trong đời sống xã hội nói chung, góp phần tạo ra những con người mới hoàn thiện về chân -


thiện - mỹ phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại. Tất cả những điều đó được thể hiện dưới các luận điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, các công trình tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề thuộc thế giới quan Phật giáo như quan niệm về thế giới, con người, vị trí của con người trong thế giới. Các quan niệm về đạo đức, triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo, những khía cạnh cụ thể của triết học Phật giáo đã được các tác giả đề cập một cách toàn diện như quan niệm về Tứ diệu đế, thuyết duyên khởi, quan niệm về vũ trụ luận, nhận thức luận, thuyết nhập nhị nhân duyên, nghiệp báo… Một số công trình còn đầu tư nghiên cứu một cách công phu, toàn diện, trình độ hiểu biết về Phật pháp một cách uyên thâm, nhất là các kinh điển Phật giáo, đã giới thiệu sự thuyết giảng của đức Phật một cách rõ ràng, giản dị mà vẫn giữ được tinh thần khoa học. Hơn nữa, các công trình còn tập trung vào việc phân tích, làm rõ những vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan trong Phật giáo, những nội dung cơ bản, tiêu chuẩn cơ bản nhất tạo nên giá trị của đạo Phật là gì.

Thứ hai, khi đánh giá về thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung các tác giả cũng tỏ rõ và đồng tình với quan điểm cần nhìn nhận tính hai mặt của vấn đề, có cả tác động tích cực và tiêu cực. Những khuynh hướng tác động đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam thể hiện thông qua việc giải thích các đặc tính tư tưởng Phật giáo, giá trị của cuộc đời, con người, kiếp người trong xã hội, từ đó có ảnh hưởng đến nhận thức, xu hướng vận động, phát triển cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới, từ đó giúp cho con người có cuộc sống an phận hơn, biết quan tâm đến mọi người hơn… Họ dám đứng lên đấu tranh, lên án cái xấu, cái ác, tham nhũng… và sống có hoài bão, có lý tưởng, niềm tin vào Phật pháp, tương lai tươi sáng của dân tộc, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

với một bộ phận người dân hiện nay cũng không hề nhỏ. Đó là sống an phận, thủ thường, xa rời kinh tế, chính trị của đất nước.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần. Những triết lý nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Các công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở từng khía cạnh và mức độ xem xét khác nhau, đã phân tích tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam. Các công trình này là những tài liệu có giá trị, đáng trân quý, là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp thu và kế thừa có chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học chuyên khảo nào trực tiếp nào nghiên cứu làm sáng tỏ có tính hệ thống thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Vì vậy, đề tài này, từ góc độ triết học đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về thế giới quan Phật giáo, từ đó tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 5

1.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm

Một điều dễ nhận thấy, đó là ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay còn ít được quan tâm, đầu tư nghiên cứu. Nếu có các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào một số đối tượng nhỏ chưa có cái nhìn đánh giá tổng quát, toàn diện cũng như đưa ra được những thực trạng ảnh hưởng này. Do đó, tác giả đã chọn: “Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học. Luận án nhằm góp phần luận chứng về mặt lý luận về thế giới quan Phật giáo cũng như góp phần đề xuất phương hướng, những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới


quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Để làm được điều đó, luận án cấn tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay là một nội dung tương đối rộng và phức tạp. Do vậy, trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về thế giới quan Phật giáo, đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng, tác giả tiếp tục phân tích, làm sáng tỏ thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, và một số vấn đề đặt ra.

Thứ hai, trên cơ sở thực trạng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân khu vực này.


Tiểu kết chương 1


Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam nói chung. Những công trình nghiên cứu của những tác giả về thế giới quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội là tài liệu vô cùng quý giá cho tôi và những ai nghiên cứu về chủ đề này. Đây là một trong những vấn đề cơ bản nhằm định hình, nhìn nhận một cách khoa học về thế giới quan Phật giáo cũng như những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội, xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Từ đó giúp cho tác giả cũng như những ai nghiên cứu về chủ đề này có cái nhìn đúng


đắn, nhận thức đúng vai trò và nhiệm vụ của Phật giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, những hướng nghiên cứu đã có của các tác giả đi trước là vô cùng quan trọng để cho tác giả có cái nhìn toàn diện khi đánh giá về vai trò của thế giới quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam nói chung và của người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về thế giới quan Phật giáo, giáo dục đạo đức, tâm sinh lý, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay còn có những hạn chế và ít được quan tâm nghiên cứu. Do vậy, những hướng nghiên cứu của các tác giả đi trước góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận vấn đề thế giới quan Phật giáo ở Việt Nam nói chung và ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng một cách tổng quát, toàn diện và cũng có phần sắc bén trên một địa bàn cụ thể.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


2.1. THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.1.1. Thế giới quan Phật giáo

2.1.1.1. Khái niệm thế giới quan, thế giới quan Phật giáo

Thế giới quan là gì?

Thế giới quan là quan niệm hay hệ thống quan niệm của con người về thế giới. Vậy thế giới là gì? Từ điển Hán Việt giải thích từ thế giới ( 世 界 ) là: Cõi đời, nhân gian; Vũ trụ: “Thế” chỉ thời gian, giới” chỉ không gian; Thiên hạ, giang sơn; Các nước trên địa cầu; Cục diện; Thói đời, thế đạo, phong khí xã hội; Chỉ mọi người, chúng nhân; Lĩnh vực hay phạm vi hoạt động nào đó của con người. Như vậy, khái niệm thế giới được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, không thể hiểu đơn thuần chỉ là thế giới bên ngoài mà còn là thế giới nội tâm phong phú, không chỉ là thế giới tự nhiên mà còn là xã hội loài người. Do đó, thế giới quan, hiểu theo nghĩa rộng, là hệ

thống những quan niệm của con người về thế giới; về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân cuộc sống của con người và loài người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định; nghĩa là, thế giới quan cũng bao hàm cả nhân sinh quan, tức là bao gồm cả những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người. Về cơ bản, thế giới quan là quan niệm về thế giới,về các yếu tố cấu thành nên thế giới và các quy luật vận động, phát triển của thế giới; quan niệm về vị trí, vai trò của con người trong thế giới và mối quan hệ giữa con người với thế giới.

Thế giới quan có cấu trúc phức tạp. Đó là sự thống nhất giữa tri thức, niềm tin, lý trí và tình cảm. Trong thế giới quan, những yếu tố cảm xúc và trí


tuệ, niềm tin và tri thức hòa quyện vào nhau. Thành phần của thế giới quan bao gồm những yếu tố về tất cả thuộc hình thái ý thức xã hội, đó là những quan điểm triết học, khoa học, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo,... nhằm hướng đến thực tiễn trực tiếp cho con người trong tự nhiên và xã hội. Các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ qua lại và hành vi của con người.

Thế giới quan không tự nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người, luôn được bổ sung, hoàn thiện, phát triển cùng quá trình phát triển của thực tiễn xã hội. Bởi vậy, thế giới quan không nhất thành bất biến mà thay đổi theo thời đại, phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và cải tạo thế giới, cải tạo bản thân con người, bởi vì thế giới không tách rời con người.

Thế giới quan Phật giáo là gì?

Lúc còn tại thế, suốt 49 năm thuyết pháp, đức Phật luôn lấy hai phạm trù phá ngã chấp và phá pháp chấp để làm trọn ý nghĩa giáo pháp của mình. Ngã chấp chính là cái “ta” mang tính chủ quan, và pháp chấp chính là vũ trụ vạn hữu mang tính khách quan. Nói chung, nội dung của Phật pháp không ngoài việc giải thích rõ thực tướng của nhân sinh tức “ngã” (cái ta) và vũ trụ tức là hoàn cảnh nơi mà chúng ta nương tựa vào để sinh tồn. Phật pháp cho rằng nếu nhận thức được chân tướng của “ngã” và “pháp”, thì chúng ta không bị tự ngã và hoàn cảnh khách quan gây bức bách. Nghĩa là chúng ta hân hoan chuyển mê khai ngộ, từ đó lìa khổ được vui và đạt đến giải thoát vĩnh cửu.

Trong Phật giáo, “khía cạnh vũ trụ quan, thế giới quan có phần hơi mờ nhạt, trong khi đó khía cạnh nhân sinh quan lại khá rõ nét” [70, tr.265]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo nguyên thủy không lấy bản thể luận làm chủ ý, mà vũ trụ quan (thế giới quan) lấy nhân sinh quan làm trung tâm. Tức là, thế giới quan không tách rời nhân sinh quan, bởi lẽ khảo sát thế giới, nghiên cứu vũ trụ mà tách rời khỏi con người thì đức Phật không chấp nhận.

Nói đến nhân sinh và vũ trụ, vấn đề được đặt ra: Vũ trụ do đâu sinh khởi? Nó nương vào đâu để hình thành? Thời gian tồn tại của nó là bao lâu?


Phạm vi hay không gian chiếm hữu của nó rộng bao nhiêu? Với muôn hình vạn trạng hết sức phức tạp của nó rốt cuộc liệu có hay không có quy luật? Hơn nữa, vũ trụ nhân sinh do đâu mà có? Đến đi về đâu? Giá trị của sinh mạng nằm ở chỗ nào? Ý nghĩa của nó tồn tại ở đâu?

Đức Phật không muốn bàn đến những vấn đề siêu hình không cần thiết, hoàn toàn thuộc địa hạt tư duy và phát sinh những vấn đề tưởng tượng. Ngài xem chúng như một “hoang vu quan niệm” [136, tr.18]. Dường như chính trong số những môn đệ của Phật cũng có người không thích thái độ này của Ngài. Trường hợp một trong những người ấy là Malunkyaputta (Man - đồng tử) đến hỏi Ngài những vấn đề về siêu hình trừu tượng, chẳng hạn như vũ trụ trường tồn hay không trường tồn, nó là vô hạn hay hữu hạn, linh hồn và thể xác là một hay khác nhau, Như lai sau khi chết có tồn tại hay không tồn tại, hay nó vừa tồn tại vừa không tồn tại?... Những câu hỏi đó suốt đời, thậm chí đến chết cũng không giải thích nổi, “Sự trả lời của đức Phật cho Malunkyaputta quả đáng lợi ích cho hàng triệu người trên thế giới hiện nay đang phung phí thời giờ quý báu vào những vấn đề siêu hình và làm bận trí mình một cách không cần thiết” [136, tr.19]. Nếu không sống cuộc đời tốt đẹp, chừng nào chưa giải thích được những câu hỏi đó thì điều này cũng hệt như người bị thương vì một mũi tên thuốc độc, bạn bè thân thích đưa một ông thầy giải phẫu đến, nhưng anh ta nói:

Ta sẽ không để cho rút mũi tên này ra trước khi biết ai làm ta bị thương, hắn ở đẳng cấp nào, tên họ hắn là gì; hắn ta to, bé hay trung bình; hắn từ đâu tới; ta sẽ không cho rút mũi tên này ra trước khi biết nó là loại cung nào, dây cung và mũi tên được làm bằng gì, đầu nhọn mũi tên được làm như thế nào [70, tr.266].

Con người này sẽ chết đi mà không hề biết đến những điều đó. Từ đó đức Phật cho rằng cuộc sống thánh thiện, không phụ thuộc vào những câu hỏi này. Chúng là vô ích, không dẫn con người đến giải thoát. Như vậy, việc cấp bách là cứu khổ cũng giống như việc giải phẫu lấy mũi tên thuốc độc cắm trên thân thể con người, chứ không phải những vấn đề siêu hình trừu tượng mà hết đời này sang đời khác cũng không giải quyết nổi. Vì thế, Phật tổ không xây

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí