Chính Sách Chuyển Đổi Truyền Dẫn, Phát Sóng Truyền Hình Số Mặt Đất Tại Khu Vực Tây Nguyên Và Tỉnh Đắk Lắk.


tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;

- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;

- Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh, thành phố lân cận với các thành phố thuộc nhóm I bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các thành phố này.

Giai đoạn II

- Từ năm 2013 đến năm 2016, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;

- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;

- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn


toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm II bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.

Giai đoạn III

Thực hiện chính sách số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 4

- Từ năm 2015 đến năm 2018, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;

- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;

- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;

- Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm III bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.


Giai đoạn IV

- Từ năm 2017 đến 2020, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;

- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV;

- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV

1.1.3.3. Chính sách chuyển đổi truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk.

Theo Thông báo số 148/TB-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kết luận tại phiên họp lần thứ 16 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk thuộc nhóm IV và thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đối với các trạm phát chính và trạm phát lại trên địa bàn tỉnh từ 0 giờ ngày 28-12-2020. Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền; chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lựa chọn thuê doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất (DVB-T2) trên địa bàn tỉnh…


Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Thuê dịch vụ đường truyền tín hiệu và phát sóng kênh truyền hình Đắk Lắk chuẩn HD trên vệ tinh Vinasat-2 thuộc Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Đắk Lắk trên vệ tinh Vinasat – 2 giai đoạn 2021-2025. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thuê dịch vụ đường truyền tín hiệu và phát sóng kênh truyền hình Đắk Lắk chuẩn HD trên vệ tinh Vinasat- 2 thuộc Đề án phát sóng quảng bá kênh truyền hình Đắk Lắk trên vệ tinh Vinasat – 2 giai đoạn 2021-2025 theo đúng quy định hiện hành của pháp luật và các văn bản khác có liên quan.

1.2. Cơ sở thực tiễn số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.

Tổng quan về hệ thống sản xuất, truyền dẫn, phát sóng truyền hình số tạo góc nhìn hiện thực khách quan làm cơ sở thực hiện số hóa và chuyển đổi môi trường làm việc trên nền tảng số.

Công nghệ sản xuất, truyền dẫn, phát sóng truyền hình truyền hình số bắt dầu từ những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ thứ 20. Mở đầu là tiêu chuẩn ATSC (Advanced Television Systems Committee) của Mỹ (1995), tiếp theo là DVB (Digital Video Broadcasting) của châu Âu (1997) và cuối cùng là DiBEG (Digital Broadcasting Experts Group) của Nhật (1997), Việt Nam đã lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình DVB để truyền dẫn phát sóng trên các hệ thống vệ tinh (DVB-S), cáp (DVB-C) và mặt đất (DVB-T). Hiện nay truyền hình bằng công nghệ số có quá nhiều ưu điểm nổi bật so với công nghệ tương tự, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều nước phát triển đã loại bỏ hẳn công nghệ tương tự ra khỏi dịch vụ truyền hình và số hóa đã trở thành xu thế tất yếu của ngành Truyền hình. Bên cạnh những quốc gia đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang số hóa, còn nhiều nước đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.


1.2.1. Vị trí, vai trò của số hoá truyền hình tại Việt Nam.

Quy trình thực hiện chương trình truyền hình, sự so sánh giữa công nghệ tương tự (analog) và công nghệ số (digital) được thể hiện qua hình 1.2 và hình 1.3 Hình 1.1. Quy trình thực hiện chương trình truyền hình công nghệ tương


tự (công nghệ

analog).

Nguồn: Tổng hợp từ VTV


Hình 1.2. Quy trình thực hiện chương trình truyền hình công nghệ số


(công nghệ

digital)


Nguồn: Tổng hợp từ VTV

Qua hai quy trình sản xuất, có thể thấy số hóa mang lại rất nhiều tiện ích, làm thay đổi phương thức sản xuất trong các chương trình truyền hình:

Phần nội dung chương trình: Trước khi số hóa, đề tài của chương trình đi từ ý tưởng, lên nội dung, các văn bản, thủ tục, mang tính trình duyệt, được hình thành trên môi trường văn bản giấy do đó tính phản biện và tương tác mang tính bộ phận. Hạn chế sự phát triển ý tưởng và nội dung, các văn bản, thủ tục mất thời gian, công sức. Khi được số hóa, việc trao đổi thông tin qua internet,


mạng máy tính nội bộ, các nhược điểm trên đều được khắc phục. Qua đó, ý tưởng được đóng góp nâng cao; nội dung chương trình sẽ có tính phản biện và tương tác cao thông qua việc thống kê, đánh giá các ý kiến đóng góp; việc phê duyệt có thể tổ chức thành hội đồng, hạn chế tối đa lỗi hoặc sự cố về nội dung, đảm bảo an toàn thông tin tuyên truyền.

Phần sản xuất chương trình: Số hóa tạo nên kịch bản mở, được xem và góp ý trên mọi phương tiện số (Từ máy tính, điện thoại di động, các hình thức xem và thuyết trình khác. Ví dụ: Trong sản xuất phim truyền hình dài tập, kịch bản có thể vừa sản xuất vừa thay đổi phù hợp hơn với tâm lý khán giả. Hay trong những chuyên đề, phóng sự tài liệu nhiều tập cũng có thể áp dụng). Số hóa khâu sản xuất chương trình cũng mang lại giá trị vượt trội về kinh phí đầu tư cơ bản, khi chương trình được sản xuất bằng nhiều thiết bị kỹ thuật số gọn nhẹ, nhiều tính năng, đa dạng hóa đến các thiêt bị điện tử cá nhân (Máy tính, điện thoại cá nhân...), chia sẻ dữ liệu, tư liệu phục vụ sản xuất dễ dàng, thuận tiện, không giới hạn không gian và thời gian (một dữ liệu nội dung có thể được sử dụng cho nhiều chương trình khác nhau).

Phần phát sóng (Playout): Phân phối và lưu trữ chương trình số: Được kiểm duyệt dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện cho việc kiểm duyệt nhiều tầng, nhiều bậc trước khi phát sóng. Cùng một chương trình có thể phát sóng trên nhiều thiết bị khác nhau, nhiều dạng lưu trữ khác nhau tạo tính linh hoạt và khả năng dự phòng cao khi sự cố kỹ thuật xảy ra. Khả năng nén tín hiệu số với hiệu xuất cao tạo ra môi trường phân phối, chuyển giao tín hiệu nhanh hơn thời gian thực, tiết kiệm thiết bị nhớ, nhiều thiết bị có thể truy nhập cùng lúc tới nguồn tín hiệu.

Phần truyền dẫn phát sóng: Tín hiệu truyền hình được số hóa có khả năng ghép nhiều chương trình tạo thành gói chương trình và được điều chế và phát đi trên một kênh tần số phát sóng. Kết quả là tiết kiệm được băng thông và


tài nguyên tần số sóng khi phát trên các môi trường truyền dẫn số như: Truyền hình số mặt đất (DVB-T), Truyền hình số trên mạng cáp (DVB-C), Truyền hình số qua vệ tinh (DVB-S), đặc biệt là khả năng truyền hình đa phương tiện qua mạng internet (IPTV, như: YouTube, google, facebook....) có thể tuyên truyền và quảng bá khắp thế giới với chi phí rất thấp nhưng lợi ích rất lớn.

Tất cả các ưu điểm của Truyền hình số mang lại nhiều tiện lợi cho người xem góp phần nâng cao lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cuộc sống nhân dân. Tuy nhiên, ngoài ưu điểm Truyền hình số mang lại, vẫn còn nhược điểm về tính bảo mật thông tin (Cạnh tranh, phá hoại...); tính cạnh tranh chia sẻ người xem làm giảm nguồn thu từ các dịch vụ, quảng cáo...

Đài Truyền hình Việt nam là đơn vị đi đầu trong việc số hóa truyền hình [8], VTV đã xác định rõ hướng đi chuyển đổi số trọng tâm cho Đài THVN trong giai đoạn 2020 - 2025. Trong đó, chuyển đổi công nghệ số với mục tiêu ứng dụng công nghệ gắn với chuyển đổi trong sản xuất nội dung, chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình quản lí và tổ chức nhân sự còn đồng nghĩa với yêu cầu chuyển đổi nguồn nhân lực, đồng thời thay đổi tư duy quản lí, quản trị… Bên cạnh đó, VTV sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống sản xuất, lưu trữ tư liệu và phân phối nội dung đa nền tảng theo hướng đồng bộ, thống nhất toàn Đài. Với quyết tâm và định hướng đầu tư đúng đắn, kết cấu hạ tầng công nghệ kĩ thuật của VTV đã có sự chuyển biến căn bản với quy mô lớn, hiện đại, chuyển đổi từ công nghệ analog SD chuyển sang công nghệ số HD với quy trình làm việc dựa trên file, nối mạng dựa trên giao thức Internet. Khi đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng này được vận hành hiệu quả, quay vòng liên tục suốt ngày đêm phục vụ cho việc sản xuất các chương trình có nội dung phong phú, cập nhật, chất lượng cao trên các làn sóng của Đài.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí