Đảm Bảo Đời Sống Của Người Dân Và Phát Triển Văn Hóa, Giáo Dục, Y Tế 61144


Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025; Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2009 của UBND Thành phố về duyệt Đồ án quy hoạch chung Khu đô thị Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh [171]...

Theo quy hoạch, cùng với đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi sẽ là một đô thị sinh thái hiện đại với hạ tầng kỹ thuật phát triển nhằm tạo ra một môi trường sống lành mạnh, thân thiện theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu Thủ Thiêm sẽ là một đô thị sinh thái với những mảng xanh và kênh rạch bao quanh, thì với Tây Bắc Củ Chi mảng xanh sẽ được bố trí đan cài trong các khu dân cư tạo nên một nét rất đặc trưng, điều ấy đảm bảo cho sự phong phú đa dạng của TP. Hồ Chí Minh.

Nếu đô thị mới Thủ Thiêm cùng với trung tâm Thành phố hiện hữu trở thành trung tâm của Thành phố trong tương lai; đô thị cảng Hiệp Phước giúp Thành phố tiến ra phía biển và phát triển kinh tế biển… thì đô thị Tây Bắc Củ Chi sẽ là trung tâm vùng và cửa ngõ của vùng Tây Bắc Thành phố có liên hệ với các vùng lân cận như Long An, Bình Dương, Tây Ninh… Về chức năng giao thông, văn hóa, đô thị Tây Bắc Củ Chi có diện tích khoảng

6.089 ha được giới hạn bởi quốc lộ 22, kênh Thầy Cai, tỉnh Long An và chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 30 km. So với những đô thị mới nêu trên, đô thị Tây Bắc Củ Chi có diện tích lớn hơn cả. Theo Quyết định 132/1990 về phân loại và phân cấp quản lý đô thị, đô thị Tây Bắc Củ Chi có thể được xếp vào đô thị loại 3.

Động lực phát triển của đô thị Tây Bắc Củ Chi là các ngành công nghiệp sạch, trung tâm khoa học, đào tạo, văn hóa. Quy hoạch chỉ rõ Củ Chi sẽ hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước với diện tích rộng đến 700 ha thu hút đến 70.000 lao động; các khu công nghiệp rộng gần 550 ha có khả năng tạo ra hơn 70.000 việc làm; các lĩnh vực khác cũng có thể tạo thêm 140.000 việc làm… [65]. Hai trung tâm lớn cấp vùng và ba trung tâm nhỏ cấp vùng dự kiến sẽ được hình thành trong đô thị Tây Bắc Củ Chi. Theo đó, hai trung tâm lớn dự định được xây dựng như một cặp song sinh nằm ở phía bắc dọc quốc lộ 22, trong đó một trung tâm tại huyện lỵ Củ Chi đóng vai trò trung tâm văn hóa, lịch sử của vùng, trung tâm còn lại nằm chếch xuống phía Đông Nam 5 km: Bàu Sim sẽ được tập trung phát triển thương mại, tài chính và dịch vụ phục vụ cho toàn vùng. Ba trung tâm nhỏ cấp


vùng gồm: cửa ngõ Ấp Giữa, trung tâm đô thị đại học An Hạ và trung tâm cảng Thành phố. Dự kiến, trung tâm cửa ngõ Ấp Giữa sẽ đánh dấu điểm bắt đầu của đô thị Tây Bắc Củ Chi. Trung tâm đô thị Đại học An Hạ sẽ nằm về phía cực Nam của đô thị (hướng Hóc Môn), trung tâm này sẽ phục vụ cho làng đại học, huyện Hóc Môn và khu công nghiệp Đức Hòa 2 của tỉnh Long An. Đây sẽ là nơi cộng hưởng giáo dục và kinh tế toàn vùng, trung tâm đô thị cảng là nơi hội tụ các hoạt động vận tải đường sông và cảng sông. Mỗi trung tâm sẽ bao gồm nhiều khu dân cư hiện hữu. Diện tích mỗi khu dân cư sẽ dao động trong khoảng 3-5 ha với một trung tâm công cộng có nhiều tiện ích xã hội cơ bản, một nhóm 4-7 khu dân cư sẽ tạo thành một trung tâm. Trung tâm nhỏ có diện tích khoảng 30-50 ha và trung tâm lớn khoảng 70 ha. Đặc điểm của các khu dân cư sẽ dựa trên đặc điểm văn hóa, phong cảnh sẵn có. Các công trình xây dựng ở đây sẽ là sự kết hợp giữa nhà cao tầng và nhà thấp tầng tùy theo các khu vực lân cận, các khu nhà thấp tầng với mật độ xây dựng thấp sẽ được ưu tiên chọn ở các khu vực công viên sinh thái, cây xanh, hồ nước… Các khu nhà cao tầng với mật độ xây dựng cao sẽ được ưu tiên ở các trung tâm vùng - nơi tập trung dân cư và các hoạt động thương mại, dịch vụ. Các khu công nghiệp sạch sẽ được hình thành ở đô thị Tây Bắc Củ Chi được bố trí hợp lý gần khu dân cư để đảm bảo việc đi làm thuận tiện của người dân.

Bên cạnh khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi còn quy hoạch nhiều hạng mục công trình như khu xử lý chất thải rắn Thành phố, Khu Thảo cầm viên Sài Gòn, Khu Trường bắn Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Khu viện - Trường ngành Y tế Thành phố, phân hiệu các trường đại học, Khu công viên văn hoá lịch sử Sài Gòn - Gia Định; Khu công viên giải trí quốc tế, Khu phim trường -Xưởng phim Đài truyền hình Thành phố, Khu du lịch sinh thái - vườn, Khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch Gò Chùa, Khu làng nghề cá cảnh kết hợp du lịch, Khu công viên văn hoá huyện lỵ, Khu công viên văn hoá - Liên đoàn Lao động Huyện, Khu công viên nước Củ Chi (mở rộng), Cụm công nghiệp cơ khí ô tô thành phố, Cụm công nghiệp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, Cụm công nghiệp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, Cụm công nghiệp xã Thái Mỹ, Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội, Khu công nghiệp công nghệ cao, Cụm công nghiệp chuyên ngành dược, Các khu quy hoạch Công nghiệp xanh - sạch ven đường ngoài khu dân cư…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Củ Chi đã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 cho 20 xã và thị trấn và 10 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn, hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới của 20 xã trên địa bàn huyện [30]. Như vậy, diện mạo đô thị Củ Chi được định hình với quy hoạch tổng thể gồm nhiều khu công nghiệp, khu dân cư, các trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục.

3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Quá trình đô thị hoá ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2015 - 12

Trong giai đoạn 2005-2015, Củ Chi tiếp tục chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng với các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

- Tiếp tục đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn huyện.

- Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục đầu tư nâng cấp bê tông nhựa nóng các tuyến đường huyết mạch, liên xã trên địa bàn huyện.

- Huy động vốn nhân dân tham gia nâng cấp cấp phối sỏi đỏ các tuyến đường giao thông nông thôn đã khai hoang thiết lập nền hạ, và các tuyến đường giao thông nội đồng vào cầu trong chương trình bê tông hóa cầu nội đồng.

- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách thành phố thực hiện nâng cấp bê tông nhựa nóng và cán đá trải nhựa các trục đường giao thông chính theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” nhà nước đầu tư vốn, nhân dân đóng góp hiến đất, hoa màu. Từng bước hoàn thành nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên xã.

- Đầu tư xây dựng các nhà văn hóa thể thao các xã, nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn và đầu tư nâng cấp trụ sở UBND các xã, thị trấn.


gia.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng mở rộng trường lớp và xây dựng trường đạt chuẩn quốc


Trong 5 năm (2005-2010), tổng giá trị nguồn vốn đầu tư trực tiếp hạ tầng - kỹ thuật

nhằm đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi là 1.845,302 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư lĩnh vực giao thông chiếm 47,73% (kể cả phần trả nợ vay Trung ương), văn hóa xã hội 38,82%, thủy lợi 13,45%. Huyện cũng đã lắp đặt gần 9.000 bộ


đèn cao áp trên 635 tuyến đường có tổng chiều dài 571 km với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách huyện 50%, ngân sách thị trấn - xã 20% và nhân dân tham gia đóng góp 30%. Đó là chưa kể đến các tuyến giao thông chính trên địa bàn như Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15 cũng mới được nâng cấp, mở rộng. Điểm nổi bật trong đầu tư hạ tầng là nhân dân Củ Chi đã đóng góp 6,688 tỷ đồng và tự nguyện hiến 150 ha đất trị giá hơn 299 tỷ đồng để làm đường giao thông [11]. Đến năm 2006, chương trình bê tông nhựa nóng đường giao thông nông thôn được triển khai thực hiện sau khi chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được công bố hoàn thành. Bằng vốn ưu đãi 100 tỷ đồng của Quỹ đầu tư và phát triển đô thị Thành phố, Củ Chi đã đầu tư 248 tuyến đường bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn đường đảm bảo cấp 5 đồng bằng, dài 252km, đạt 100% kế hoạch đầu tư, với tổng kinh phí 128 tỷ đồng. Đến năm 2010, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Củ Chi được đánh giá là tốt nhất so với các quận, huyện, tỉnh, thành trên cả nước [11].

Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Củ Chi được tăng cường với 3.727,737 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 15,19% (trong đó, nguồn vốn Thành phố phân cấp là 1.470,142 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách huyện là 14,248 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tập trung Thành phố là2.072,096 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp huyện có tính chất đầu tư 140,717 tỷ đồng; nguồn vốn tài trợ 24,534 tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương 06 tỷ đồng). Chính quyền huyện Củ Chi cũng đã huy động nguồn đóng góp từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong 5 năm, toàn huyện có 6.287 hộ dân đóng góp vật liệu, hiến đất với tổng diện tích 749.884m2, trị giá khoảng 355,223 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện Củ Chi còn được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các sở, ngành Thành phố, Trung ương với tổng số vốn là 1.004,63 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 19,03%. Với nguồn vốn đó, chỉ trong 5 năm (2010-2020), huyện Củ Chi đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng 74 công trình, trong đó có 39 công trình giao thông, 35 công trình thủy lợi và các công trình phòng chống lụt bão, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược phục vụ đi lại và sản xuất của nhân dân như: đường Tỉnh lộ 6 mới, đường Phú Hiệp, đường Ba Sa, đường vào khu sinh thái Hoa - Cá - Kiểng, đường liên xã Tân Thạnh Tây - Trung An [30]... Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần làm


thay đổi diện mạo và tạo điều kiện quan trọng để Củ Chi phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

3.3. Quản lí đô thị

3.3.1. Quản lí chính quyền đô thị

Trong giai đoạn 2005 - 2015, huyện Củ Chi đã duy trì cải cách hành chính, mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2000) vào 72 đầu công việc có liên quan đến tổ chức, công dân ở các phòng ban chuyên môn của huyện và 4 xã Tân An Hội, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây. Đồng thời, huyện Củ Chi đã thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ấp, khu phố, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức. Đến năm 2010, Củ Chi đã thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực đất đai, góp phần giải quyết trên 90% hồ sơ đúng thời gian quy định, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án 30 của Chính phủ và kiến nghị đơn giản hóa 103/223 thủ tục hành chính được rà soát [11].

Đến năm 2015, trong công tác quản lí đô thị, trên cơ sở công bố đồ án quy hoạch chung tổng thể của huyện, đồ án qui hoạch chi tiết các khu dân cư và khu chức năng khác, chính quyền huyện Củ Chi đã tăng cường quản lí sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng đúng mục đích, chức năng, được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Đồng thời, huyện đã tăng cường công tác quản lí trật tự xây dựng trên địa bàn huyện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời để phát hiện và xử lí nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Trong giai đoạn 2010-2015, chính quyền Củ Chi đã cấp 6.038 hồ sơ giấy phép xây dựng và 6.023 hồ sơ số nhà, thực hiện 492 trong số 528 quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật, ban hành 268 quyết định xử phạt về lĩnh vực trật tự xây dựng, thu nộp ngân sách 525 triệu đồng [30].

Trong quản lí thu chi ngân sách, huyện Củ Chi thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Thành phố giao. Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006- 2010 của huyện là 1.094,984 tỷ đồng, đạt 233% so nghị quyết đề ra (468,499 tỷ đồng), tăng


bình quân 14,94%/năm. Chi ngân sách là 2.418,134 tỷ đồng đạt 204% so chỉ tiêu nghị quyết đề ra [11]. Chi ngân sách hằng năm thực hiện đúng dự toán và đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của huyện. Chính quyền huyện Củ Chi đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp để tăng cường huy động các nguồn thu đảm bảo phân bổ chi đầu tư đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong quản lý các dự án đầu tư, đảm bảo thực hành tiết kiệm và thực hiện tốt việc công khai dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp, từng đơn vị.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của huyện Củ Chi là 2.103,969 tỷ đồng, đạt 103,2%so với kế hoạch đề ra, bình quân tăng trưởng hằng năm đạt 6,04%. Thu ngân sách địa phương là 5.061 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng hằng năm là 12,52%. Chi ngân sách địa phương là 4.970 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng hằng năm là 13,38% [30].

Trong công tác quản lí Tài nguyên - Môi trường, đối với việc quản lý, sử dụng đất đai, Củ Chi đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất nông nghiệp, tích cực chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong giai đoạn 2005- 2020, huyện đã thực hiện chi trả tiền đền bù 30 dự án tổng diện tích là 2.151 ha cho 5.352 hộ với tổng kinh phí là 2.027 tỷ đồng, lập thủ tục bố trí các khu tái định cư của các dự án cho 330 hộ có nhu cầu [11].

Trong giai đoạn 2010-2015, Củ Chi đã hoàn thành về cơ bản công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích đất đã cấp là 30.645,84ha trong tổng số 30.698 ha (đạt 99,86%). Trên địa bàn cũng đã có 234 dự án đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất, với diện tích 3.590 ha (trong đó có 205 dự án đã đầu tư, 25 dự án đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa xây dựng, 4 dự án bồi thường đạt 90% tổng diện tích) [30].

Về quản lí môi trường, huyện Củ Chi đã tiếp tục xây dựng trạm cấp thoát nước sạch cho các đơn vị sản xuất công nghiệp, và cho dân cư ở khu Thị trấn, Thị tứ, khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch không ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Đến năm 2015, tất cả các xã của huyện Củ Chi có 100% hộ dân sử dụng nước sạch. Chính quyền


huyện đã vận động nhân dân tham gia giữ vệ sinh môi trường nông thôn, gắn chăn nuôi với bảo vệ vệ sinh môi trường, thực hiện các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Thành phố,tăng cường kiểmtraviệcxảnướcthải sản xuất chưaquaxửlý đạt tiêu chuẩn môi trường vào các kênh rạch phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, bảo vệ môi trường lưu vực kênh thầy Cai

- An Hạ, Rạch Tra, sông Sài Gòn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời nếu không có giải pháp khắc phục hậu quả về môi trường, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư theo quyết định của UBND Thành phố được đẩy mạnh. Tính đến năm 2015, trên địa bàn Củ Chi đã có 87 doanh nghiệp đấu nối vào hệ thống xử lí nước thải tập trung của Khu công nghiệp (đạt 96,67%), có 3 doanh nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trường sau khi xử lí nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (đạt 3,335%) [30]. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo hạn chế, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp vẫn còn là khó khăn lớn, đòi hỏi chính quyền huyện Củ Chi cần nhiều nỗ lực để giải quyết.

Trong quản lí tình hình an ninh chính trị, đảm bảo an toàn xã hội, quá trình đô thị hóa bên cạnh việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc đảm bảo ổn định xã hội. Chỉ tính trong 5 năm 2010-2015, huyện Củ Chi đã xử lí 866 vụ vi phạm hình sự, 450 vụ tệ nạn xã hội, 347 vụ vi phạm kinh tế, 144 vụ vi phạm môi trường. Các mô hình tự quản về an ninh trật tự cũng được duy trì và phát huy hiệu quả. Củ Chi đã xây dựng được 2 xã không có tệ nạn ma túy, 385 lượt ấp, khu phố không có tội phạm, 333 lượt ấp, khu phố có tội phạm bị phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời [30].

Tuy nhiên, công tác quản lí chính quyền đô thị của Củ Chi cũng còn một số mặt hạn chế như: chưa thực hiện tốt quy chế phối hợp của các phòng ban chuyên môn trong hoạt động điều hành của UBND huyện, công tác kiểm tra các lĩnh vực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO chưa tốt, từ đó từng lúc, từng nơi, hiệu lực hiệu quả quản lý chưa cao, nhất là vấn đề quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, xử lý các vi phạm chưa kịp thời, việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thủ tục hành chính đôi lúc còn chậm so quy định, một bộ phận cán bộ công chức huyện, xã chưa tận tâm trong công việc, phong cách thái độ phục vụ


chưa tốt, còn hiện tượng nhũng nhiễu gây phiền hà dân.

3.3.2. Đảm bảo đời sống của người dân và phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

Trong công tác chăm lo đời sống, thực hiện các chính sách xã hội, huyện Củ Chi đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống các gia đình chính sách và hộ nghèo. Giai đoạn 2005-2010, huyện Củ Chi tiếp tục vận động xây tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, bảo đảm an sinh xã hội, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện, nhà ở cơ bản được lợp tôn, ngói hóa và trang bị tiện nghi trong sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người đạt 21,6 triệu/người/năm, 58.722 lao động được giải quyết việc làm ổn định, số lao động được đào tạo nghề đạt tỷ lệ 37,01% [11].

Huyện đã hoàn thành sớm chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2 vào năm 2008 (trước thời gian 2 năm so với nghị quyết đề ra). Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, huyện Củ Chi bước vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 3 (2009-2013) và hoàn thành trước 2 năm, tiếp tục thực hiện Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 4 (2014- 2015).

Trong giai đoạn 2010 - 2015 đã có 56.802 người được giải quyết việc làm ở huyện Củ Chi, cụ thể qua biểu đồ 3.1 như sau:

Biểu đồ 3.1. Số hộ được vay vốn để giải quyết việc làm ở huyện Củ Chi giai đoạn 2010 - 2015

1600 1456

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

750

568643

740

625554629

666

541

691

584

685

609633

608

454

139

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số hộ được vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (hộ) Số hộ được vay từ quỹ 156 (hộ)

Số hộ được vay từ Quỹ xóa đói giảm nghèo (hộ)

Nguồn: Tổng hợp từ Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần X, nhiệm kì 2010 -2015.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023