Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, trong 200 phụ nữ đơn thân được khảo sát thì đa số là nông dân chiếm 41,5%; làm công nhân chiếm 28%; Công chức, cán bộ chiếm 25%; làm nghề buôn bán chiếm 13%; số còn lại nghỉ hưu, nội trợ chiếm 8%. Có thể thấy xuất phát là một huyện nông nghiệp nên số phụ nữ đơn thân nuôi con làm “nghề nông” chiếm khá cao 42%.
2.3. Đời sống vật chất của phụ nữ đơn thân nuôi con huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Thu nhập và chi phí sinh hoạt trong gia đình của phụ nữ đơn thân nuôi con
Khảo sát mức thu nhập trung bình mỗi tháng trong gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con cho thấy, thu nhập dưới 3 triệu chiếm 26%; từ 3 triệu đến dưới 6 triệu chiếm 49,5%; từ 6 triệu đến dưới 9 triệu chiếm 14,5%; từ 9 đến 12 triệu chiếm 8%; trên 12 triệu chiếm 1%; mức thu nhập khác chiếm 8%. Như vậy, có thể thấy rằng mức thu nhập trung bình mỗi tháng của gia đình phụ nữ đơn thân đa số ở mức từ 3 triệu đến dưới 6 triệu đồng chiếm 50%.
Bên cạnh thu nhập, nghiên cứu cho thấy chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng của gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con: Dưới 3 triệu chiếm 22,5%; từ 3 triệu đến dưới 6 triệu chiếm 56,5%; từ 6 triệu đến dưới 9 triệu chiếm 15,5%; từ 9
đến 12 triệu chiếm 4,5%; trên 12 triệu chiếm 1%; mức chi phí khác chiếm 8%. Như vậy, tổng chi phí sinh hoạt trung bình trong gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con đa số ở mức từ 3 đến dưới 6 triệu đồng chiếm trên 56%.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, giữa thu nhập và chi phí trong gia đình của phụ nữ đơn thân nuôi con không chênh lệch nhiều (trung bình từ 3 đến dưới 6 triệu đồng). Tuy nhiên, mức thu nhập vẫn còn thấp hơn so với chi phí sinh hoạt trong gia đình phụ nữ đơn thân.
Bảng 2. Những đồ dùng PNĐTNC mua sắm được trong gia đình
Những đồ dùng PNĐTNC mua sắm được trong gia đình | Tần suất (N) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Ti vi | 168 | 84 |
2 | Máy giặt | 87 | 43,5 |
3 | Tủ lạnh | 142 | 71 |
4 | Truyền hình cáp, kỹ thuật số | 41 | 20,5 |
5 | Điện thoại di động | 179 | 89,5 |
6 | Máy vi tính | 20 | 10 |
7 | Dàn đĩa, loa | 20 | 10 |
8 | Máy lạnh | 30 | 15 |
9 | Xe gắn máy | 177 | 88,5 |
10 | Xe ô tô | 5 | 2,5 |
Tổng | 869 | 434,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương - 4
- Quan Điểm, Đường Lối Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Liên Quan Đến Phụ Nữ Đơn Thân
- Khái Quát Chung Về Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con Trên Địa Bàn Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
- Những Suy Nghĩ, Tình Cảm, Thái Độ Của Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con Trên Địa Bàn Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương
- Các Chính Sách Của Con Pnđt Được Hưởng Từ Nhà Trường
- Các Hoạt Động Sinh Hoạt Nhóm Phụ Nữ Đơn Thân Nuôi Con
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Nhìn vào bảng trên cho thấy, tỷ lệ đồ dùng gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con được mua sắm như sau: nhiều nhất là điện thoại di động (89,5%); xe gắn máy (88,5%); ti vi (84%); tủ lạnh (71%); máy giặt (43,5%); truyền hình cáp kỹ thuật số (20,5%); máy lạnh (15%); dàn đĩa, loa (10%); máy vi tính (10%); xe ô tô ít nhất (2,5%). Như vậy, có 869 sự lựa chọn trên tổng số 200 phiếu. Qua kết quả
khảo sát cho thấy, trong gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con đa số đều mua sắm được những vật dụng cần thiết như xe máy, điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh. Có gần 44% gia đình phụ nữ đơn thân mua sắm được máy giặt. Các vật dụng khác như: máy lạnh, truyền hình cáp, đĩa loa thì ít được mua sắm nhất.
160
140
120
100
80
60
40
20
Gia dinh thuoc loai ho nao
0
Ho ngheo
Ho trung binh
Ho giau
Ho can ngheo Ho kha
Gia dinh thuoc loai ho nao
Biểu đồ 4. Các dạng hộ phụ nữ đơn thân nuôi con
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Qua biểu đồ trên cho thấy, phụ nữ đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5%; hộ cận nghèo tỷ lệ 13,5%; hộ trung bình tỷ lệ 67%; hộ khá tỷ lệ 11,5%; hộ giàu tỷ lệ 0,5%. Đa phần gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con thuộc hộ trung bình (67%), tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo còn khá nhiều (18,5%).
2.4. Đời sống tinh thần của phụ nữ đơn thân nuôi con huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Thời gian làm việc trong ngày và những việc làm trong thời gian rảnh rỗi của phụ nữ đơn thân nuôi con
Thời gian làm việc trong ngày của phụ nữ đơn thân nuôi con chủ yếu là “8 giờ” (chiếm 52%), “10 giờ” chiếm 35%. Như vậy, có thể thấy rằng phụ nữ đơn thân nuôi con làm những công việc, ngành nghề tương đối không chiếm nhiều thời gian. Vì vậy, phụ nữ đơn thân nuôi con có nhiều thời gian để “Ngủ, nghỉ” trong thời gian rảnh rỗi, tỷ lệ (55,6%); bên cạnh đó, việc “Xem ti vi” cũng được nhiều chị lựa chọn trong thời gian rảnh (44,9%) và dạy con học chiếm (25,8%). Việc các chị phụ nữ đơn thân nuôi con ít lựa chọn nhất là “Mua sắm” (tần suất 1 lần) và “Đi siêu thị” (tần suất 3 lần). Cho thấy do cuộc sống còn khó khăn, là một huyện nông nghiệp xa trung tâm thành phố nên các phụ nữ đơn thân ít có điều kiện để dành cho việc mua sắm và ở siêu thị.
So lan di du lich trong 1 nam
50
40
30
20
10
0
Mot lan
2 lan
Tren 3 lan
Khong di
So lan di du lich trong 1 nam
Biểu đồ 5. Số lần đi du lịch trong 1 năm của phụ nữ đơn thân nuôi con
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Các chị phụ nữ đơn thân nuôi con lựa chọn 1 năm đi du lịch “Một lần” là nhiều nhất, bên cạnh đó, một số “Không đi”. Các chị phụ nữ đơn thân nuôi con đi du lịch 2 lần (chiếm 10%), “Trên 3 lần” trong 1 năm chiếm tỷ lệ ít nhất (3%). Điều này cho thấy phụ nữ đơn thân nuôi con cũng có dành thời gian để đi du lịch, tuy nhiên không nhiều đa số được 1 lần trong năm, số còn lại cũng ít có điều kiện để đi du lịch chiếm tỷ lệ còn cao trên 40%.
Nghiên cứu cho thấy lý do các chị PNĐTNC không đi du lịch là “Không đủ tiền”, “Không có thời gian”, còn lại một số ít do không đủ sức khỏe và không thích đi. Cho thấy, phụ nữ đơn thân nuôi con không có điều kiện để đi du lịch là do không có tiền và cũng không có thời gian.
o tham gia cac hoat dong Hoi doan the dia
Hoan toan khong tham
Thuong xuyen
Rat it khi
Thinh thoang
Missing
Biểu đồ 6. Việc tham gia hoạt động của các Hội đoàn thể, tổ, nhóm
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Tổ chức đoàn thể mà phụ nữ đơn thân nuôi con tham gia nhiều nhất là “Hội Phụ nữ”, tỷ lệ (93,3%). Tiếp đến là “Hội Chữ thập đỏ” với tỷ lệ (51,8%) và “Hội Nông dân” với tỷ lệ (41%). Nhưng đa số các chị thỉnh thoảng mới tham gia sinh hoạt với các Hội đoàn thể.
Kết quả cho thấy phụ nữ đơn thân cũng có tham gia vào hoạt động xã hội với các Hội đoàn thể tại địa phương, nhưng mức độ tham gia sinh hoạt với các Hội đoàn thể của các chị không nhiều, không được thường xuyên. Và các chị cũng đã biết đến và tham gia vào tổ chức Hội phụ nữ khá nhiều chiếm tỷ lệ 93,3%.
2.5.Tình trạng sức khỏe của phụ nữ đơn thân nuôi con huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Bao lau chi di kham suc khoe dinh ky
6 thang
Missing
3 nam
2 nam
1 nam
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ đơn thân nuôi con có sức khỏe ở mức “Bình thường” , một số ít có sức khỏe “Tốt” và “Rất tốt”, cũng có chị cho rằng có sức khỏe “Không tốt”.
Ly do chi khong di kham suc khoe d
60
50
40
30
20
10
0
Khong co tien
Khong co benh gi
Khac
Khong co thoi gian Khong quan tam
Ly do chi khong di kham suc khoe dinh ky
Biểu đồ 7, 8. Việc khám sức khỏe định kỳ của PNĐTNC
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Các chị phụ nữ đơn thân nuôi con quan tâm đi khám sức khỏe định kỳ nhiều hơn, chiếm tỷ lệ (64,5%), thông thường định kỳ “1 năm” các chị khám 1
lần, số ít định kỳ 6 tháng khám một lần. Tuy nhiên, cũng có khoảng 32% “Không đi khám sức khỏe định kỳ”, lý do chủ yếu là “Không có tiền”, “không có thời gian”. Cũng có số ít chị “không quan tâm” đến sức khỏe của mình.
100
80
60
40
20
Loai bao hiem chi dang tham gia
0
Bao hiem xa hoi
Bao hiem y te
Bao hiem khac
Loai bao hiem chi dang tham gia
Biểu đồ 9. Loại bảo hiểm phụ nữ đơn thân đang tham gia
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 4/2018)
Phụ nữ đơn thân nuôi con tham gia chủ yếu là “Bảo hiểm y tế” chiếm (75%), kế đến là tham gia “Bảo hiểm xã hội”. Điều này cho thấy phụ nữ đơn thân cũng đã quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình, hiểu biết được những lợi ích của mình khi tham gia bảo hiểm.
Khi phụ nữ đơn thân nuôi con bị bệnh chủ yếu các chị tìm đến bệnh viện chiếm (68%), số ít “Tự mua thuốc uống” và “Đến trạm y tế”. Khi các chị bị bệnh người chăm sóc chủ yếu là “Con cái”, “Anh chị em ruột”, “Ba mẹ ruột”. Còn lại nhờ bạn bè, hàng xóm giúp đỡ, vẫn có phụ nữ đơn thân không có ai chăm sóc khi rơi vào hoàn cảnh bệnh tật.
2.6. Những nhu cầu của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn huyện Phú Giáo
Nhu cầu về việc làm của PNĐTNC: nhu cầu về việc làm “Cạo mủ cao su” là cao nhất, tiếp đến là nhu cầu “Vào làm ở các công ty, xí nghiệp”. Có chị lại có nhu cầu làm những việc khác như: Trồng nấm, trồng hoa lan,…
Điều này cũng dễ hiểu về nhu cầu việc làm của các phụ nữ đơn thân do là một huyện nông nghiệp vì vậy các nhu cầu cũng quan tâm đến việc cạo mủ cao su được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có biến động của sự sụt giảm giá mủ cao su, nguồn thu nhập không cao, một số phụ nữ đã tìm kiếm việc làm khác ở các công ty, xí nghiệp vì vậy có chị muốn vào làm ở các công ty, xí nghiệp là điều hiển nhiên.
Nhu cầu học nghề miễn phí của phụ nữ đơn thân nuôi con: các chị có nhu cầu được học nghề miễn phí “Nấu ăn đãi tiệc” là nhiều nhất, tiếp đến là nhu cầu học nghề “May gia dụng”. Theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” có chế độ hỗ trợ cho đối tượng học nghề.
Nhu cầu vay vốn của phụ nữ đơn thân nuôi con: Các chị có nhu cầu được vay nguồn “Vốn nước sạch và vệ sinh môi trường” là cao nhất, tiếp đến là nhu cầu vay “Vốn hỗ trợ chi phí học tập của con” và “Vốn để buôn bán nhỏ”.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ đơn thân nuôi con: Các chị có nhu cầu tìm hiểu những kiến thức về “Phòng ngừa ung thư cổ tử cung” là cao nhất, tiếp đến là nhu cầu tìm hiểu về “Phòng ngừa ung thư vú”.
Nhu cầu hỗ trợ kiến thức trồng trọt, chăn nuôi của PNĐTNC: Nhiều chị có nhu cầu được hỗ trợ “Kiến thức chăn nuôi heo, gà, vịt”, tiếp đến là nhu cầu hỗ trợ “Kiến thức trồng cây ăn trái”. Như vậy, ngoài công việc chính các chị phụ nữ đơn thân cũng muốn có thêm kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt để tăng thu nhập trong gia đình, đảm bảo cuộc sống của gia đình đơn thân.