Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 18


tr.70]. Sự chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các địa phương trong vùng, giữa thành thị và nông thôn là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho luồng di chuyển lao động từ những địa phương có trình độ phát triển kinh tế thấp đến các đô thị lớn ở đồng bằng sông Hồng hiện nay ngày càng gia tăng, tạo ra áp lực về mặt kinh tế - xã hội đối với các khu vực này.

Không những vậy, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đô thị hóa với tốc độ phát triển kinh tế cao của vùng đồng bằng sông Hồng, rất nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh như thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, mất dân chủ,… Chính những nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng mất trật tự, căng thẳng, xung đột xã hội ở một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng.

Với đặc tính tâm lý của cư dân trồng lúa nước từ ngàn đời nay, dựa vào thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên là chính, khi phải đối mặt với những khó khăn, lo toan trong cuộc sống, người dân cảm thấy cuộc đời nhiều nỗi khổ, thấy thân phận của mình nhỏ bé. Họ tìm đến sự che chở nơi các vị thần thánh, trong đó có đức Phật để mong phần nào hóa giải hiện thực đau khổ. Họ đi lễ chùa, tin tưởng và mong chờ đức Phật sẽ giúp mình thoát khỏi những nỗi khổ vẫn đang còn hiện hữu. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố tích cực, xoa dịu nỗi đau trần thế cho người dân ở đây, thì đức tin của người dân còn tạo ra kẽ hở cho những kẻ tha hóa về mặt đạo đức, sống và làm giàu trên nỗi đau của người khác. Không ít đối tượng xấu lợi dụng cửa chùa để hành nghề bói toán, thực hành các hoạt động mê tín. Thực tế cho thấy, ở đâu đói nghèo tồn tại, ở đấy dễ xuất hiện sự lợi dụng hình ảnh đức Phật Bà Quan Âm để mê hoặc quần chúng.

Cho nên, chính quyền các cấp từ xã phường đến tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay cần chú trọng phát triển nhiều hình thức kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập chính đáng cho các tăng ni, Phật tử và quần chúng nhân dân. Cần


khuyến khích làm giàu hợp pháp, góp phần tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế và chống tham nhũng; khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển vì đây là một trong những khu vực có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; củng cố bộ máy và thể chế pháp lý để tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và nước ngoài trong việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành, nghề sản xuất tại các địa phương (nhất là ở các vùng nông thôn) nhằm thu hút lực lượng lao động tại chỗ đi đôi với việc tạo điều kiện để người lao động có điều kiện được đào tạo các ngành nghề phù hợp, đồng thời thực hiện tốt chính sách di cư nội địa, nhằm điều tiết hiệu quả lực lượng lao động giữa các địa phương, từng bước góp phần cân bằng cung cầu lao động. Bản thân các hộ gia đình cũng phải nhận thức được một cách đúng đắn rằng, cuộc đời mình, thân phận mình do mình quyết định là chính, không thể cầu xin thần Phật sự may mắn, hạnh phúc. Cần phải có một lối sống cần, kiệm, liêm, chính không chỉ tốt cho thế hệ hiện tại mà còn giá trị cho những thế hệ trẻ trong tương lai.

Ngoài ra, chính quyền địa phương các tỉnh trong vùng cũng cần phải quan tâm phát động phong trào phát triển các làng nghề truyền thống thực sự có hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức canh tác đất cũng như cây trồng nông nghiệp, ngoài trồng lúa nước cần khuyến khích tăng, ni, Phật tử và nhân dân tham gia trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, vừa tạo thêm nguồn thu cho các hộ gia đình gặp khó khăn vừa góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của Phật giáo. Các chùa trong vùng cũng cần khích lệ và nhân rộng mô hình chùa trồng cây thuốc nam cung cấp cho các tổ chức y tế cộng đồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa mang tính khuyến thiện. Thông qua những hoạt động này của các tăng ni, Phật tử còn gửi tới quần chúng nhân dân trong vùng thông điệp về triết lý sống của Phật giáo, giữ gìn, bảo vệ và rèn luyện cơ thể khỏe mạnh mới có thể tu dưỡng, trau dồi đạo đức, nhân cách và trí tuệ,


giúp cho người dân khỏe mạnh từ thể xác đến tinh thần, góp phần làm cho đời sống của nhân dân có ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Hai là, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là cơ sở để phát huy ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo.

Khẳng định việc phát huy ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng là nhằm tránh tư tưởng “tả khuynh” trong ứng xử với tôn giáo. Nhưng cũng không được có tư tưởng “hữu khuynh”, lấy lý do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn thấp kém để cho thế giới quan Phật giáo tác động một cách tự phát đối với đời sống tinh thần của cư dân. Ngược lại, phải có sự đầu tư thỏa đáng để phát huy ảnh hưởng tích cực, phải hướng vào cải tạo điều kiện hiện thực đã làm nảy sinh và duy trì sự tồn tại ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo.

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 18

Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay sẽ góp phần khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo. Nhờ vậy, những giá trị tốt đẹp của thế giới quan Phật giáo mới có điều kiện phát huy tác dụng. Khi đời sống vật chất và tinh thần của cư dân ở đồng bằng sông Hồng hiện nay được cải thiện, họ đến với Phật giáo không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn đáp ứng được nhu cầu văn hóa. Khi đó, ảnh hưởng tích cực trong quan niệm nhân sinh của Phật giáo sẽ có điều kiện bộc lộ và ảnh hưởng tiêu cực sẽ ít nhiều được hạn chế. Hơn nữa, khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, cư dân ở đồng bằng sông Hồng hiện nay sẽ có điều kiện làm tốt hơn việc đời, không chỉ quan tâm đến những người theo tôn giáo của mình mà còn đối với những người theo tôn giáo khác. Như vậy, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là cơ sở để tập hợp quần chúng tín đồ các


tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc nhằm mục tiêu phát triển vùng đồng bằng sông Hồng ổn định, giàu mạnh.

Ngoài ra, chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho cư dân ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, các giá trị văn hóa tiến bộ có điều kiện lan tỏa vào trong cuộc sống, trong các sinh hoạt tôn giáo, giúp chuyển biến nhận thức và hành động của họ hướng tới cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Hơn nữa, thông qua chính quá trình tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, người dân sẽ có điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp, bao gồm cả những giá trị tốt đẹp của tôn giáo. Từ đó, sáng tạo, phát triển những giá trị văn hóa mới và vun trồng cho văn hóa cá nhân góp phần làm phong phú, lành mạnh đời sống tinh thần cư dân trong vùng.

4.2.2. Giải pháp về chính trị

Trong nhận thức, nhiều người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay vẫn còn chưa hiểu đầy đủ về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, dẫn đến những sai lầm trong thực tiễn. Do đó, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân nơi đây thì giải pháp nâng cao nhận thức chính trị giữ một vai trò quan trọng.

Đối tượng cần nâng cao nhận thức là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, nhà tu hành, Phật tử và người dân chịu ảnh hưởng bởi Phật giáo.

Những vấn đề cần nâng cao nhận thức. Người làm công tác tôn giáo cần nhận thức rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cũng cần nhận thức đúng đắn về nguồn gốc, bản chất, vai trò của tôn giáo.


- Về phương pháp để nâng cao nhận thức:

Thứ nhất, phương pháp tuyên truyền: Để nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác tôn giáo và nhà tu hành, Phật tử, nhân dân, cần đổi mới các hình thức tuyên truyền, giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay, nhất là ở khu vực nông thôn. Cần sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình phát thanh, tuyên truyền qua website của các cơ quan chức năng ở địa phương, tổ chức học tập và nghiên cứu theo chuyên đề tại các cơ quan, phục vụ cho nhân dân các xã, huyện ở vùng sâu, vùng xa trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Ở vùng đồng bằng sông Hồng, cần cung cấp các sách báo chính thống về Phật giáo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành cần kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, các trường đại học tổ chức và nhân rộng mô hình hội thảo nghiên cứu về những giá trị tích cực của thế giới quan Phật giáo.

Cán bộ làm công tác tôn giáo cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng hiểu về hạnh phúc hay khổ đau trong cuộc đời con người là do chính mình tạo ra theo tinh thần thế giới quan Phật giáo. Nâng cao nhận thức của người dân về cách thức tu hành, giải thoát trong cuộc sống hiện tại chứ không phải cứ đi tu mới là con đường giải thoát của con người. Theo tinh thần của Phật giáo, việc sắm lễ vật dâng lên Phật không làm cho cuộc sống con người trở nên giàu có, hạnh phúc, đạt đến bến bờ giải thoát mà chỉ cần có cái tâm trong sáng.

Thứ hai, phương pháp vận động quần chúng:

Đối với cán bộ làm công tác tôn giáo cần giải quyết mối quan hệ giữa cán bộ Nhà nước với tăng, ni, Phật tử trong vùng. Phương pháp chủ yếu là


vận động những nhà tu hành Phật giáo chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của tăng, ni, Phật tử đối với chính quyền địa phương. Bởi vì, ở nhiều địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng hiện nay có những ngôi chùa làng mà nhân dân và các tín đồ Phật giáo cùng sinh hoạt. Các vị hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng có ảnh hưởng rất nhiều trong nhân dân. Do đó, việc vận động các tăng, ni, Phật tử sống tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, sống tốt đời đẹp đạo… có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về Phật giáo nói chung. Thông qua đó vận động những chức sắc Phật giáo và nhân dân loại bỏ những hoạt động mê tín dị đoan ảnh hưởng tới thế giới quan Phật giáo tích cực.

Đối với những người làm công tác tôn giáo, cần có sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo của mọi người, đối xử hài hòa để vừa thể hiện được vị thế, vai trò của một cán bộ, công chức, vừa tỏ rõ sự khiêm nhường, kính trọng đối với các vị tăng, ni có đạo hạnh cao. Có như vậy, cán bộ làm công tác Phật giáo mới có thể tiếp cận, trao đổi, vận động tăng, ni, Phật tử chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia vào các hoạt động xã hội; tạo được sự đồng thuận giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo trong việc giải quyết công việc Phật sự có hiệu quả hơn.

Vì vậy, trong công tác tôn giáo, cán bộ làm công tác tôn giáo cần tranh thủ những chức sắc Phật giáo, vận động họ chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; thực hiện lối sống lành mạnh theo tinh thần Phật giáo. Có như vậy mới làm tốt được công tác quản lý hoạt động tôn giáo, ổn định sinh hoạt Phật giáo, đồng thời giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Thứ ba, phương pháp đãi ngộ và xử phạt thỏa đáng

Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ, biểu dương, khen thưởng những cán bộ làm công tác tôn giáo tận tâm, tận lực, những nhà tu hành, Phật tử sống tốt đời đẹp đạo, để phát huy tinh thần tích cực trong công việc đời cũng như


việc đạo. Qua việc khen thưởng, biểu dương, có chế độ đãi ngộ đó người dân sẽ nâng cao nhận thức của mình về những giá trị tích cực của thế giới quan Phật giáo. Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài xử phạt để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Phật giáo, làm băng hoại giá trị đạo đức trong xã hội.

Những người làm công tác tôn giáo, nhà tu hành, cá nhân, tập thể tích cực hành động để phát huy giá trị và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Từ đó, góp phần tác động tới nhận thức của người dân về những giá trị tích cực cũng như hạn chế những nhân tố tác động đến thế giới quan Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội. Bởi vậy, bên cạnh cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Cần biểu dương và có phần thưởng xứng đáng cho những người nắm vững kiến thức, pháp luật về tôn giáo, tận tâm tận lực với công việc, giúp cho tín đồ Phật giáo và cư dân biết phát huy giá trị tích cực của thế giới quan Phật giáo.

Cần biểu dương và có phần thưởng xứng đáng với các vị hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng... có trí sáng lòng trong cũng như những Phật tử có lối sống lành mạnh, thấm nhuần tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật giáo, không ngừng đưa những giá trị tích cực của thế giới quan Phật giáo vào đời sống, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Những hành động cao cả, hy sinh vì mọi người, vì cộng đồng là những hành động đẹp đáng được xã hội tôn vinh. Đây là những tấm gương sáng để mọi người dân nhìn vào để tự sửa mình, tự hoàn thiện bản thân mình.

Qua việc khen thưởng, biểu dương với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, mỗi người sẽ tích cực hành động hơn để góp phần lan tỏa những giá trị tích cực của thế giới quan Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội hòa bình, hòa hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.


Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài xử phạt để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Phật giáo để trục lợi. Chính quyền cần yêu cầu sự minh bạch đối với những người kinh doanh tôn giáo khoác áo chùa chiền, khiến đất lệch chùa nghiêng; xử lí nghiêm minh đối với những hành vi lừa đảo, lợi dụng sự cả tin của quần chúng nhân dân trong hoạt động tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng để xuyên tạc, chống phá chính quyền, gây mất trật tự an ninh xã hội.

- Về cơ chế chính sách đối với Phật giáo:

Thế giới quan của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay là sự tổng hợp đa dạng của các hệ tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán đặc trưng của nền văn minh sông Hồng, của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong sự tổng hợp đa dạng ấy, Phật giáo vẫn là một trong những dạng thế giới quan có tác động sâu đậm nhất tới cư dân đồng bằng sông Hồng. Sở dĩ, có hệ quả này xuất phát từ đặc điểm của thế giới quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng là luôn gắn bó, đồng hành cùng với dân tộc, kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất. Vì thế, chúng tôi cho rằng, giải pháp khuyến khích, lôi cuốn tăng ni, Phật tử trong vùng tham dự vào các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện cũng là một hình thức phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng trong quá khứ, đồng thời cũng là cơ sở làm gia tăng ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Đối với giải pháp này, cần thực hiện:

Thứ nhất, căn cứ vào điểm đặc biệt của vùng đồng bằng sông Hồng, là nơi Phật giáo du nhập sớm nhất nên so với các vùng miền khác trong cả nước, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm đến đạo đức và lối sống của người dân. Bên cạnh đó, trong tín ngưỡng tôn giáo của cư dân đồng bằng sông Hồng không chỉ thuần nhất có Phật giáo mà còn có sự kết hợp với Nho giáo, Đạo giáo, tạo thành “Tam giáo đồng nguyên”, cùng với đó là các loại hình tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023