Những Vấn Đề Đặt Ra Của Ảnh Hưởng Thế Giới Quan Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần Người Dân Đồng Bằng Sông Hồng Hiện Nay


Thế giới quan Phật giáo đề cao trí tuệ và sự giác ngộ qua quá trình tu tập để đến giải thoát. Đức Phật ngay trước khi nhập Niết Bàn từng căn dặn đệ tử không được bói toán, xem sao, xem tướng, làm những điều dị lạ, mê hoặc quần chúng, cho nên đứng về mặt lý thuyết mà nói, thế giới quan Phật giáo tất nhiên phải bài xích những tập tục mê tín dị đoan. Đây là một vấn đề rất mâu thuẫn, không phải bây giờ mới có mà từ trong lịch sử lâu đời của nước ta đã tồn tại. Ở nhiều nước khác đến tận ngày nay đó nảy nở ra nhiều tập tục mê tín dị đoan, tốn rất nhiều tiền của và không có lợi với phong hóa xã hội.

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ẢNH HƯỞNG THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

Đồng bằng sông Hồng là khu vực có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, trong những năm gần đây, Phật giáo phát triển khá sôi động trong đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng, bên cạnh những giá trị tích cực còn có những hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ảnh tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Có thể rút ra một số vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất, sự khó khăn trong cuộc sống khiến cho người dân đồng bằng sông Hồng tìm kiếm đến các loại hình mê tín, dị đoan

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, nó ra đời trên một cơ sở xã hội nhất định và sẽ mất đi khi các điều kiện sản sinh ra nó không còn nữa. Như vậy, sự ra đời và phát triển của tôn giáo diễn ra trong thời kỳ xã hội có nhiều biến đổi, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, dẫn đến bế tắc, khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng buộc con người tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần.


Trong Phật giáo không hề khuyến khích việc đốt vàng mã, xem bói,... những hoạt động như dâng sao giải hạn không hề có trong nghi thức Phật giáo, nhưng những năm trở lại đây, ở khu vực đồng bằng sông Hồng, việc hàng nghìn người đứng ở sân chùa, tràn ra cả ngoài phố để làm lễ dâng sao giải hạn đã trở thành tập tục đầu năm, nhiều người thành tâm sắm lễ, cúng vái cầu cho một năm mới tai qua nạn khỏi và tin rằng vận xui sẽ không động chạm đến mình. Trong giáo lý nhà Phật không hề có tập tục này, thế mà giờ các nhà sư tu hành đã thực hiện nhiều nghi lễ như cắt duyên âm, nhận trẻ sơ sinh đến bán khoán cho chùa, từ viết sớ cúng tân gia đến lập đàn tràng cho người khuất.

Triết lý nhà Phật khuyên con người ta chớ nên “tham, sân, si”, tu tại tâm, làm việc thiện, thế mà, cái sự “tham, sân, si” ấy lại đang được thể hiện một cách công khai tại cửa chùa, đi lễ Phật chỉ để cầu may, cầu tiền tài, cầu danh lợi,... dúi một đồng tiền lẻ vào tay tượng mong tượng trả lại cho gấp vạn lần. Triết lý dân gian khuyên bảo: “Dù xây chín bậc phù đồ/ Không bằng làm phúc cứu cho một người” nhưng ít ai nghe theo điều này.

Những năm vừa qua, dưới sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, những khó khăn trong cuộc sống, những khủng hoảng về tinh thần, mất niềm tin vào cuộc sống diễn ra trong một bộ phận người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Hơn thế nữa, khoảng cách giàu nghèo trong đời sống xã hội dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường cũng dẫn đến những sự mất cân bằng trong cuộc sống của một bộ phận người dân. Chính vì thế, một bộ phận người dân tìm đến tôn giáo, các loại hình mê tín dị đoan như xem bói, đốt vàng mã tràn lan, diễn ra trên diện rộng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Thứ hai, sự khủng hoảng niềm tin và sự thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa truyền thống nhất là tôn giáo tín ngưỡng

Cư dân vùng đồng bằng sông Hồng có một nền văn hóa, một đời sống tâm linh gắn với hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng, phong phú gắn với

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 16


một nền nông nghiệp trồng lúc nước. Với một nền văn hóa tinh thần phong phú như vậy đã có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn những giá trị về đạo đức, nếp sống, duy trì, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những năm qua do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và ảnh hưởng của đời sống xã hội hiện đại, đã làm cho mô hình kinh tế cổ truyền đang từng bước bị phá vỡ. Từ sự biến đổi của đời sống kinh tế đã dẫn đến những biến đổi trong đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng, trong đó có những biến đổi về tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng. Việc chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường đã phá vỡ kết cấu xã hội truyền thống của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời làm suy yếu những thiết chế văn hóa, đặc biệt là tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền.

Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thì cũng làm suy yếu các thiết chế xã hội truyền thống, nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của cư dân đồng bằng sông Hồng bị suy thoái, nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống có nguy cơ bị mai một, điều đó đã làm khủng hoảng niềm tin, thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống. Thực trạng đó đã tạo ra khoảng trống trong đời sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, cùng với quá trình biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, các mối quan hệ dòng họ, thân tộc cũng có nhiều thay đổi khác trước. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam chăm lo phát triển kinh tế, đời sống tinh thần người dân ngày càng được nâng cao, có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với xã hội, điều đó làm cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng có những thay đổi trong nhận thức và cách sống, cách nghĩ tạo ra sự khao khát muốn đổi mở, từ bỏ các tập quán cổ truyền.

Như vậy, một yếu tố quan trọng là sự suy yếu của các thiết chế xã hội truyền thống, sự khủng hoảng niềm tin, sự thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa


truyền thống nhất là những sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân vùng đồng bằng sông Hồng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nhìn nhận, sai về Phật giáo và dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo trong đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Thứ ba, trong chính trị việc giải quyết vấn đề tôn giáo vẫn còn một số hạn chế về nhận thức

Thực tiễn cho thấy, tôn giáo có sự thích ứng về căn bản với Nhà nước trong một giai đoạn nhất định, song cùng với sự phát triển của xã hội có thể phát sinh sự không thích ứng mới đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Việc thực hiện mở cửa sâu rộng không chỉ về mặt kinh tế, chính trị mà cả trong lĩnh vực tôn giáo cùng với việc tăng cường dân chủ hóa đời sống xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay là cơ hội để các tôn giáo giao lưu với thế giới cũng như tăng cường sự thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa, thích ứng với sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Phật giáo là tôn giáo được du nhập từ bên ngoài, do đó với mức độ khác nhau, trong phạm vi điều kiện hoạt động nhất định đều có mối quan hệ với các tôn giáo đồng đạo trên thế giới. Phật giáo cũng tăng cường tìm kiếm, mở rộng liên hệ với các cộng đồng dân cư trên toàn cầu để hành đạo. Hiện nay, nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam vẫn có xu hướng phát triển mạnh, tôn giáo không chỉ phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người mà còn làm nảy sinh không ít cuộc xung đột giữa các dân tộc trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau.

Mâu thuẫn giữa Nhà nước với tôn giáo là một tất yếu khách quan bởi Nhà nước Việt Nam là nhà nước thế tục. Đứng trên quan điểm hệ thống, các tôn giáo là tiểu hệ của hệ thống xã hội Việt Nam, các kết cấu thứ bậc trong tiểu hệ thống chỉ quyết định, quy định phương thức hoạt động của riêng nó. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước luôn chủ động giải quyết các mâu thuẫn này bằng pháp luật, qua phối hợp với các tổ chức trong


hệ thống chính trị để vận động quần chúng là các tín đồ, chức sắc, tu sĩ tôn giáo thực hiện theo pháp luật. Việc vận động các chức sắc tôn giáo nói chung tạo dư luận xã hội, các tôn giáo phải phát huy những yếu tố tích cực nhằm thích ứng với các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Việc vận động Phật giáo chủ động, tích cực tham gia vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Việc quán triệt quan điểm “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” trên thực tiễn vẫn còn không ít khó khăn. Có địa phương lại khắc phục tình trạng chồng chéo bằng cách “khoán trắng” cho một đơn vị như Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc hoặc Công an…gây ra sự lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ vốn có của mỗi yếu tố thuộc hệ thống chính trị. Nhiều nơi, tổ chức Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội “lấn sân” Quản lý nhà nước. Đây là việc không nên khi Nhà nước pháp quyền đang được xây dựng, khi trình độ văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật của người dân mỗi ngày một cao. Cũng có tình trạng mỗi tổ chức đều làm công tác tôn giáo, nhưng tổ chức nào, ai phải chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ quá trình công tác cũng như ở một số việc cụ thể thì vẫn đang cần một sự rõ ràng hơn. Từ đây dẫn đến tình trạng công tác tôn giáo ở một số nơi như “cha chung không ai khóc”, “chuồn chuồn đạp nước”…

Tiểu kết chương 3

Có thể nói, những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng trên nhiều khía cạnh. Những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Trong chương này, tác giả luận án đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng trên các khía cạnh nhận thức, lối sống, đạo đức, văn hóa nghệ thuật truyền thống, cũng như những ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến tư


duy của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Tác giả cũng khái quát những ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng và tựu chung lại được thể hiện dưới bốn điểm đáng chú ý là sống thiện, sống có đạo đức, biết hy sinh vì mọi người (vô ngã, vị tha) và hướng đến lương tâm, tâm hồn cao đẹp. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay như chú trọng đến cái tâm ít quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, chú trọng đến cái khổ về tinh thần mà không chú trọng đến cái khổ về vật chất, những hình thức sinh hoạt Phật giáo làm biến tướng về thế giới quan Phật giáo. Từ đó chỉ ra những vấn đề dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng, đó là do sự khó khăn về đời sống vật chất, những khó khăn trong cuộc sống; thiếu hụt những sinh hoạt văn hóa tinh thần truyền thống và trong chính trị việc giải quyết vấn đề tôn giáo vẫn còn một số hạn chế về nhận thức.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


4.1. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khoá VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt đổi mới nhận thức về tôn giáo ở Việt Nam. Nghị quyết này có hai luận điểm đáng chú ý là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới.

Sau Nghị quyết 24, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tháng 6/1991 đã đưa toàn bộ những quan điểm đổi mới của Nghị quyết này vào Văn kiện Đại hội:

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương - giáo và các tôn giáo khác…; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân [44].

Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra Nghị quyết


25/NQ-TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo. Nghị quyết chỉ rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo; mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo qui định của pháp luật; các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng qui định của pháp luật.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo;... Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc [45, tr.245];

Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Sự tồn tại, hoạt động của các tín ngưỡng, tôn giáo làm phong phú bộ mặt văn hóa tinh thần của đất nước. Tuyệt đại đa số tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo đều thể hiện xu hướng đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước [45].

Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo” [46, tr.165].

Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, cần thực hiện theo các phương hướng sau:

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí