Một Số Nhận Xét Về Ảnh Hưởng Tiêu Cực


đức trong người dân đồng bằng sông Hồng là sống có trách nhiệm, bỏ điều ác, làm điều lành, thực hiện nếp sống thiện theo giáo lý nhà Phật. Vì nếu sống thiếu tinh thần trách nhiệm này là nếp sống thiếu đạo đức chẳng những cá nhân đó chịu bất hạnh mà ngay cả gia đình và xã hội người đó đều đang chịu cảnh thiệt thòi, bất hạnh do chính cuộc sống của cá nhân đó gây ra. Vì lối sống có đạo đức là hạnh phúc và việc xây dựng hạnh phúc cho tự thân, gia đình và xã hội là trách nhiệm của mỗi người. Nếp sống có đạo đức của người dân đồng bằng sông Hồng luôn hướng trách nhiệm đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội. Do đó, người dân đồng bằng sông Hồng dưới sự ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo luôn tâm niệm trong đầu một lối sống sao cho có đạo đức, để từ đó đạt đến sự thanh thản trong tâm hồn, hạnh phúc ngay cuộc sống hiện tại.

Thứ ba, thế giới quan Phật giáo giúp người dân sống biết hy sinh vì mọi người (vô ngã, vị tha)

Theo thế giới quan Phật giáo, một chân lý hiển nhiên là ai sống biết hy sinh vì người khác (vô ngã, vị tha) sẽ đạt được hạnh phúc, an vui và giải thoát. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng là sống biết hy sinh vì người khác. Những người chịu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo luôn tâm niệm về lối sống này, đó là đem sống làm việc đem lại lợi lạc cho bản thân, cho người khác và nói rộng ra là cho xã hội, cộng đồng. Người dân đồng bằng sông Hồng luôn tâm niệm dù làm trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng luôn giữ cốt cách, phẩm hạnh của mình, thức tỉnh mọi cám dỗ về vật chất...

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân vùng đồng bằng sông Hồng vô ngã là không có cái tôi; ngược lại, chấp ngã là có cái tôi. Đây là hai khía cạnh triết lý trái nghịch nhau rất quan trọng trong thế giới quan Phật giáo, bởi vì nó chi phối mọi hành vi như lời nói và hành động của con người. Trong cuộc sống hàng ngày bất cứ cá nhân nào cũng cần có người khác về hai nhu cầu vật


chất và tinh thần. Thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng đến lối sống biết hy sinh vì mọi người, khi họ nhận biết cuộc sống của mình cần có người khác thì mình phải nghĩ tới người khác; không biết ơn thì cũng phải tôn trọng hay kính trọng họ như là những ân nhân của mình. Vì thế giới này được tạo nên từ sự gắn kết của các cá nhân trong các quan hệ và bằng những ràng buộc. Người dân đồng bằng sông Hồng hiểu được rằng, mỗi cá nhân không thể tồn tại đơn độc, nếu tồn tại đơn độc đồng nghĩa mới tự diệt. Do đó, lối sống biết hy sinh vì mọi người được thể hiện qua các hình thức sinh hoạt cộng đồng làng xã. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, chiến tranh, người dân vùng đồng bằng sông Hồng sẵn sàng ra chiến trường bảo vệ đất nước. Trong cuộc sống hiện tại, người dân đồng bằng thực hiện nếp sống đề cao cái lương tâm, sống thiện, bao dung, độ lượng, biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

Thứ tư, thế giới quan Phật giáo giúp con người sống hướng lương tâm, tâm hồn cao đẹp

Thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng tích cực đến việc định hướng lương tâm, góp phần xây dựng một tâm hồn cao đẹp. Đây thực chất là tổng hòa của các giá trị đạo đức trong đời sống tinh thần của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đây thực chất là quy luật đạo đức chi phối toàn bộ đời sống đạo đức của con người.

Những hành động sống có lương tâm là khi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, được xã hội công nhận, tức là sự tự ý thức được cái lương thiện trong bản thân mình từ đó tạo ra phẩm giá, danh dự, tạo ra sự thanh thản trong tâm hồn. Thế giới quan Phật giáo hướng người dân đồng bằng sông Hồng sống ý thức được cái cần phải làm và cái không được làm vì “day dứt lương tâm” vì sợ xấu hổ trước người khác và trước dư luận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Khi thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng tới đời sống tinh thần người dân vùng đồng bằng sông Hồng, người dân tự ý thức được về những hành động, việc làm, lời nói của mình sao cho đúng lương tâm. Khi họ làm việc ác,


Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 15

không đúng với chuẩn mực đạo đức, bản thân họ sẽ rơi vào tình trạng dày vò, hành hạ tâm hồn, truy vấn lương tâm. Do đó, thế giới quan Phật giáo giúp người dân vùng đồng bằng sông Hồng sống có đạo đức, có trách nhiệm với cá nhân, gia đình và xã hội, sống sao cho đúng với lương tâm, từ đó hoàn thiện nhân cách cá nhân và xây dựng tâm hồn cao đẹp.

3.2.2.2. Một số nhận xét về ảnh hưởng tiêu cực

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đó chịu nhiều tác động của các trào lưu văn hóa khác nhau, nhất là từ Trung Quốc đô hộ nước ta hơn 1000 năm. Trong đó thế giới quan Phật giáo đó góp phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng, giao thoa của thế giới quan Phật giáo là tích cực, mà nó cũng` đem lại những hạn chế tiêu cực cho đời sống xã hội cho đến ngày nay, chúng ta có thể điểm qua một số vấn đề ảnh hưởng tiêu cực cụ thể sau đây:

Thứ nhất, thế giới quan Phật giáo chủ yếu chú trọng đến cái tâm ít quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ.

Tư duy hướng nội của Phật giáo là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Phật giáo quan niệm con người là con người - khổ với những quy định tâm - sinh lý (dục vọng, ngu dốt) từ bên trong. Để diệt được khổ phải hướng vào bên trong để diệt nguyên nhân của khổ trong mỗi người. Tứ diệu đế quyết định hướng tư duy của toàn bộ giáo lý Phật giáo là con người hướng nội. Trong đó, bản thể của vũ trụ gắn liền với bản thể con người ở tầm phổ quát qua các phạm trù: duyên khởi, vô thường và vô ngã.

Khi con người giác ngộ được bản chất vô thường của vũ trụ, của tồn tại cũng như vô ngã của chính mình thì tức là đã giác ngộ được nguồn gốc của khổ và từ đó, chủ động, tự giác thoát được khổ. Quan niệm giải thoát của Phật giáo là nhất quán con đường hướng nội. Trên con đường đó, mỗi người tự nhận


thức về khả năng, căn cơ, trình độ của bản thân để tự đi, tự tới đích, chứ không nhờ sự ban ơn, cứu vớt của đấng siêu nhân nào. Một khi giác ngộ bản chất đích thực của mình, con người sẽ tự giác tránh xa ái dục và các căn nguyên tạo nên nghiệp báo và luân hồi, đó cũng là đích cuối cùng của con đường giải thoát.

Văn hóa Phật giáo đã hòa quyện vào trong nền văn hóa dân tộc. Đối với đạo Phật, chủ trương diệt dục, làm sao thúc đẩy để phát triển kinh tế, cũng như kích thích nhu cầu tiêu dùng, chú ý đến việc phát triển kinh tế và kỹ thuật khoa học. Thế giới quan Phật giáo trái ngược với cái vật chất; Hướng nội trái ngược với hướng ngoại và kỹ thuật; sự dấn thân nhập thế; lòng ham muốn cuộc sống tiện nghi, lợi nhuận, thành công, sự phát triển… Phật giáo quyết định thái độ của con người đối với thế giới, đối với những người khác và đối với bản thân mình. Khoa học và kỹ thuật là mẹ đẻ của phát triển kinh tế. Do đó, phần nào đấy thế giới quan Phật giáo có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội, đến lao động sản xuất.

Thứ hai, trong thế giới quan Phật giáo chú trọng đến cái khổ về tinh thần mà ít chú trọng đến cái khổ về vật chất, sự phát triển của xã hội.

Như đã trình bày ở phần trước, một trong những đặc điểm nổi bật trong tư duy của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là tư duy hướng nội. Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cổ đại, là một trong những nôi của nền văn minh phương Đông phát triển rực rỡ nhất và cũng là nền văn minh lâu đời nhất của nhân loại. Do vậy, không phải ngẫu nhiên khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam lại được nhân dân ta chấp nhận phù hợp với tư duy người Việt.

Tư duy hướng nội là thiên về nghiên cứu thế giới tinh thần bên trong. Với quan niệm vô thường mà thế giới quan Phật giáo cho rằng con người là kết hợp động của những yếu tố (ngũ uẩn) nên không có gì định hình nó được và như thế nó cũng là vô ngã (không có cái tôi). Cho nên, mọi sự vật chỉ là giả


danh, không thực. Từ đó con người nhận thức về thế giới cũng chỉ là hư hư, thực thực như ảo mộng. Chính với cái mê lầm (vô minh) ấy mà con người lại càng đau khổ thêm. Nhiều tín đồ, người dân và cả giới nghiên cứu do chưa hiểu thấu đáo, tuyệt đối hóa giữa hướng nội và hướng ngoại nên dễ dẫn tới những hiểu biết và hành động bi quan, tiêu cực chứ không phải bản thân thế giới quan Phật giáo tiêu cực hay tích cực.

Thế giới quan Phật giáo cho rằng thân là gốc của khổ (thân vi khổ bản). Nếu không có thân thì nóng giận, sợ sệt, dâm dục,... từ đâu mà tới được. Tiểu thừa cho thân thể con người là bất tịnh, nó được kết cấu bởi những chất nhơ nhớp, ô uế. Mọi đau khổ ở thế gian như đói khát, nóng lạnh, mỏi mệt, sinh, lão, bệnh, tử đều ở nơi thân thể. Mọi sự vật, hiện tượng đều vô thường nên thân thể con người cũng nằm trong quy luật đó, nó cũng vô thường, mới nay thấy trẻ mà mai đó thấy già. Do đó, thế giới quan Phật giáo chỉ tập trung lý giải con người hướng vào cái tâm bên trong (tư duy hướng nội), tìm cách giải thoát con người chủ yếu trong tâm linh, không phải ngẫu nhiên mà Thiền tông đó đề xuất chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”. Điểm này đó ảnh hưởng đến tư duy người Việt trong cuộc sống đề cao cái “tâm”, lối sống tình cảm, trau dồi tâm tính, đạo đức luân lý hơn là học hỏi trau dồi tri thức hiện đại. Vì chưa hiểu được rằng từ chuyển hóa nội tâm sẽ dẫn tới hành động đúng và lợi ích mình, lợi ích cộng đồng chứ không phải chỉ rèn luyện tâm thuần túy, phủ định các hoạt động làm lợi ích cộng đồng.

Thứ ba, một số hình thức sinh hoạt Phật giáo làm biến tướng về thế giới quan Phật giáo.

Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đó xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đại chúng ta. Trên thực tế, hiện tượng mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề. Việc xác định hiện tượng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó. Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực


lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa của một số người gọi là cuồng tín. Vì vậy, cùng với việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì chúng ta phải loại bỏ dần mê tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần xã hội. Hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn, thì mầm mống tư tưởng duy tâm sẽ vẫn cũng gây hại rất nhiều cho việc phát triển xã hội.

Tập tục coi ngày giờ ăn sâu vào tập quán của người Việt. Mỗi khi sắp làm một việc gì quan trọng như xây nhà, đám ma, đám cưới, xuất hành... người ta thường hay về chùa để nhờ các thầy coi giùm ngày nào tốt thì làm, ngày nào xấu thì tránh. Theo cái nhìn của thế giới quan Phật giáo thì đây cũng là loại hình mê tín dị đoan, đức Phật dạy rằng với người làm điều lành, ngày nào cũng là ngày tốt với người làm việc tốt. Năm tháng với người làm điều thiện là ngày tốt cả, gieo nhân thiện thì sẽ gặt quả lành, nó dựa theo thuyết nhân quả mà có.

Tập tục cúng sao giải hạn rất phổ biến và ăn sâu vào tập quán người Việt và lại có sự tham gia của thế giới quan Phật giáo. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, sau truyền qua Việt Nam rồi vào Phật giáo. Từ đó, nó dần dần trở thành phương tiện của một số người lạm dụng cho một số loại hình sinh hoạt của Phật giáo.

Tập tục xin xăm, bói quẻ là một loại hình sinh hoạt mê tín dị đoan khá rầm rộ tại các chùa, đình, miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn. Đây là một tập tục không lành mạnh do tin tưởng vào sự may rủi của số phận đó được sắp đặt, an bài từ trước. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, tốt xấu là do mình, không phải tại xăm quẻ.

Tập tục đốt vàng mã rất phổ biến ở Việt Nam mà người Việt tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục này có từ nguồn gốc quan điểm nhân quả, luân hồi của thế giới quan Phật giáo, do đó


nó tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho đến ngày nay. Cho nên những người thân ở nơi dương thế phải thờ cúng người thân ở cõi âm ti bớt đi phần tội lỗi hoặc được ấm no mà thoát kiếp. Sau khi cúng giỗ, ngày vọng người chết sẽ nhận được những vật dụng, tiền bạc đó cúng và đốt nó. Vì thế mà tập tục đốt vàng mã là một “hủ tục” mang tính mê tín dị đoan và vô lý. Theo Phật dạy chúng sinh tùy nghiệp thiện ác theo đó mà thác sinh nơi cõi lành, cõi dữ. Thân nhân của chúng ta chết cũng theo nghiệp thiện ác mà thọ sinh vào sáu cõi chứ không ngồi chờ việc đốt vàng mã là vừa trái đạo lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích.

Vấn đề nghi lễ đối với Phật giáo không được coi trọng mấy so với yếu tố triết lý hay tu tập, thiền định. Bởi lẽ, nghi lễ thỏa mãn nhu cầu cảm xúc mang tính sơ khai của một số người mới vào đạo. Vì vậy, nghi lễ dễ đi lệch hướng, dẫn đến hạ thấp giá trị của nghi lễ.

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những chuyển biến theo hướng tích cực của nền kinh tế, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, nhưng hoạt động mê tín dị đoan rất phức tạp và đáng lo ngại. Sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường dẫn đến một bộ phận dân cư cả người giàu, người nghèo thiếu niềm tin vào cuộc sống, họ cần đến sự phù hộ, đền bù hư ảo, trợ giúp của tôn giáo. Trong cơ chế thị trường người ta đến với Phật cũng ít nhiều mang tính “thị trường”, họ đến để cầu khấn một cuộc sống nhiều may mắn, đầy đủ hơn, tốt hơn để có thể cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Về phía nhà chùa, nhu cầu vật chất cũng cần phải được nâng cao để phù hợp với cuộc sống hiện tại “có thực mới vực được đạo”. Tại chùa, một số tăng ni cũng hành nghề cúng bái để sinh sống. Họ đáp ứng mọi yêu cầu về lễ nghi của quần chúng với giá cả thỏa thuận, có chùa cũng niêm yết bảng giá của một số khóa lễ là bao nhiêu. Một mặt, họ cũng góp phần vào giảng dạy kinh Phật nhưng chủ yếu là để lợi về kinh tế, coi “khách hàng như thượng đế”. Qua đó, một bộ


phận người dân nhận đạo Phật qua hình thức nghi lễ của các vị này theo nghĩa tiêu cực dẫn đến hiểu sai về thế giới quan Phật.

Mặt trái của kinh tế thị trường sẽ đem lại suy thoái về đạo đức, lối sống chạy theo đồng tiền, tâm lý sùng bái đồng tiền, con người ta có thể làm tất cả vì đồng tiền. Ngày nay nhiều người lên chùa cúng khấn bằng tiền thì nhà chùa đó hưởng ứng đặt nhiều hơn công đức. Nhiều chùa quan niệm ai cúng càng nhiều tiền thì được đức Phật phù hộ độ trợ và sẽ may mắn trong cuộc sống. Từ đó hiện tượng mê tín dị đoan càng có chiều hướng phát triển tại các chùa. Đây là một việc làm không đúng với tinh thần thế giới quan Phật giáo.

Trước đây, hành khất thực là hành chính thức của đức Phật. Nhưng hiện nay xuất hiện các sư đi khất thực, xin tiền, bán nhang... Những phần tử này nhận chung cũng đa dạng, nhưng chúng thường ở trong khoảng từ 25 đến hơn 40 tuổi. Chúng thường xuất hiện đông vào các dịp lễ tết, những khi nhà chùa làm công việc giáo sự, hoặc những khi Nhà nước vận động nhân dân tham gia ủng hộ đồng bào gặp lũ lụt, thiên tai, hạn hán mất mùa... Một điều gian dối khác là chúng có cả sổ vàng để ghi nhận công đức các gia đình phật tử ủng hộ cho chùa. Người dân với tấm lòng nhân ái, từ bi đó có nghĩa cử kính đạo lại không biết lòng tốt của mình đang bị lợi dụng. Đó đến lúc, chính quyền và các cơ quan chức năng cần mạnh tay ngăn chặn, không để người dân bị lợi dụng vô lý mất tiền của với các tăng ni, sư sãi giả danh đang hoạt động rầm rộ ở khắp mọi nơi.

Bên cạnh những tăng ni, sư sãi mẫu mực về đạo đức, uyên thâm về Phật học thì vẫn cũng một bộ phận tăng ni, tín đồ đó sa sút về phẩm hạnh. Hiện tượng những người tu thân trong chốn của thiền đó có động cơ thế tục, làm gia tăng yếu tố mê tín dị đoạn, vi phạm giới luật nghiêm trọng của nhà Phật. Một số tăng ni hành đạo không theo tôn chỉ của Phật giáo mà nặng về mưu lợi tiền bạc, thậm chí những việc mà nhà Phật không bao giờ cho phép được làm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023