KẾT LUẬN
Thế giới quan Phật giáo là một phạm trù rộng bao hàm cả nhân sinh quan, đó là những quan niệm về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Nghiên cứu quan niệm của thế giới quan Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng là việc làm rất quan trọng để góp phần hiểu đúng, đủ sâu sắc hơn về Phật giáo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý, lối sống, đạo đức, phong tục tập quán của con người Việt Nam nói chung và người dân vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Những tư tuởng, triết lý của Phật giáo luôn hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, lương thiện, tránh những tà kiến, những dục vọng, ham muốn vật chất tầm thường. Phật giáo chủ trương xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, bác ái - đó chính là “Niết bàn”. Tinh thần nhân ái, vị tha, khuyên con người sống phải có lòng từ - bi- hỉ - xả, luôn vị tha, sẵn sàng giúp đỡ, hi sinh để đem lại niềm vui cho nguời khác, làm điều thiện, tránh xa cái ác… không chỉ ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần, mà còn là những chuẩn mực đạo đức cơ bản vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong các yếu tố của đời sống tinh thần, tôn giáo là yếu tố quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu quốc tế, yếu tố truyền thống không phải chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay mà đã có sự xâm nhập của những tư tưởng mang dấu ấn của thời đại. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với người dân đồng bằng sông Hồng được thể hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục - đào tạo, văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng - tôn giáo, khoa học - công nghệ.
Với tư cách là một thành tố của kiến trúc thượng tầng, thế giới quan Phật giáo ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay cũng có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh mới, hướng con người tới việc tìm kiếm hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại. Đặc điểm cơ bản của thế giới quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng thể hiện những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp
trong quan hệ giữa người với người và tạo sự đa dạng, phong phú cho phong tục, tập quán, lễ hội và kiến trúc. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tôn giáo của quảng đại quần chúng và tín đồ, qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo nói chung và thế giới quan Phật giáo nói riêng đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, đặc biệt là thế giới quan Phật giáo góp phần làm phong phú, đa dạng hơn đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành một bộ phận bảo lưu những giá trị văn hóa tinh thần và truyền thống của dân tộc.
Thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc tới quan niệm sống, lối sống, hành vi ứng xử, giao tiếp, phong tục tập quán... của người dân đồng bằng sông Hồng. Quan niệm đời là khổ, cuộc đời là bể khổ trong thế giới quan Phật giáo đó ăn sâu vào trong tiềm thức, trong tư tưởng của đại đa số các Phật tử và nhiều người dân đồng bằng sông Hồng. Nếp sống của một bộ phận không nhỏ người dân đồng bằng sông Hồng là đi chùa lễ Phật.
Đạo đức, những phong tục tập quán của người dân đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng sâu sắc của thế giới quan Phật giáo. Phong tục, tập quán có vai trò rất quan trọng, bởi nó thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa, qua đó người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Trong các giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, giải pháp về kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng. Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Phát huy ảnh hưởng tích cực của thế giới quan Phật giáo phải quay trở lại phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân trong vùng, đề cao những giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn những phong tục tập quán tích cực, tốt đẹp của vùng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Huy Những Ảnh Hưởng Tích Cực Và Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Thế Giới Quan Phật Giáo Đối Với Đời Sống Tinh Thần
- Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 18
- Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 19
- Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 21
- Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 22
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Cao Xuân Sáng (2014), “Tư tưởng triết học của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với ý thức đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (4), tr.127-130.
2. Cao Xuân Sáng (2015), “Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (3), tr.56-63.
3. Cao Xuân Sáng (2015), “Tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (5), tr.63-65.
4. Cao Xuân Sáng (2015), “Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (223 + 224), tr.123-125; 138.
5. Cao Xuân Sáng (2015), “Một số suy nghĩ về ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với quan niệm sống của người Việt”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (226), tr.48-51.
6. Cao Xuân Sáng, Bùi Văn Hà (2016), “Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (12), tr.126-131.
7. Cao Xuân Sáng (2017), “Những đặc trưng của Phật giáo đại thừa ở Ấn Độ và giá trị của tâm từ bi trong đời sống xã hội hiện đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược, Nxb Lý luận chính trị, tr.615-626.
8. Cao Xuân Sáng (2017), “Tìm hiểu quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát huy giá trị của Phật giáo”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (9), tr.89-93.
9. Cao Xuân Sáng (2018), “Con người và cuộc đời con người trong thế giới quan Phật giáo của người dân vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (1), tr.230-232.
10. Cao Xuân Sáng (2018), “Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đến quan niệm sống, lối sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, (9), tr.108-113.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Lan Anh (2014), Chữ tâm nhà Phật và ảnh hưởng của “Tâm” đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay: Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Văn Bài (2008), “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (5), tr.16-22.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội.
4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam = Religion and policy on religion in Vietnam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
7. Trần Lâm Biền (1996), Một số giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Lịch sử văn hóa và nghệ thuật, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới những thách thức và thời cơ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
9. Trần Văn Bính (2014), "Biến đổi trong hệ chuẩn mực đạo đức xã hội nước ta trước tác động của nền kinh tế thị trường", tại trang http://www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 20/4/2018].
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tư liệu kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng năm 2001 - 2010, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Bốn (2016),“Hệ giá trị tinh thần truyền thống của Người Việt trong thời hội nhập và phát triển”, tại trang http://vhttdlhd.vn, [truy cập ngày 12/1/2017].
14. Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa (Tái bản lần thứ nhất), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Fritjof Capra (2001), người dịch Nguyễn Tường Bách, Đạo của vật lý,
Nxb Trẻ, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Chế (1976), Những vấn đề cơ bản trong Phật học, Nxb Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam.
17. Minh Chi (1995), Các vấn đề Phật học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Minh Chi (1998), “Bàn về hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Xưa và Nay (53B), tr.13-14.
19. Minh Chi (2001), “Về xu thế thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (3/09), tr.26-29.
20. Minh Chi (2004), “Vài suy nghĩ về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4/28), tr.58-61.
21. Minh Chi (2005), Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
22. Doãn Chính (Chủ biên) (2013), Lối sống và tư duy của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
23. Hoàng Chương (Chủ biên) (2010), Nghệ thuật Phật giáo trong đời sống hôm nay, Nxb Dân trí, Hà Nội.
24. Đoàn Trung Còn (2011), Pháp giáo nhà Phật, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.
25. Công báo nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1955), Sắc lệnh 234-SL ngày 16/6/1955 Ban hành chính sách Tôn giáo, (11).
26. Lê Cung (1996), Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc, Nxb Thành hội Phật giáo, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
28. Dalai Lama và Jean Claude Carriere (2008), người dịch Lê Việt Liên, Sức mạnh của đạo Phật, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
29. K.Sri Dhamamananda (2001), người dịch Huyền Cương Lê Trọng Cường,
Đạo Phật vì cuộc sống con người, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
30. K.Sri Dhamamananda (2006), người dịch Thích Tâm Quang, Vì sao tin Phật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Phạm Văn Dần (2007), Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua khảo sát một số tỉnh trọng điểm), Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Nguyễn Đức Diện (2009), “Quan niệm về nhận thức trong triết học Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (4), tr.21-25.
33. Nguyễn Đức Diện (2015), “Văn hóa truyền thống - động lực tinh thần của đổi mới và hội nhập quốc tế”¸ Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.45-49.
34. Nguyễn Đức Diện (2016), “Cần một thái độ thực tế với tôn giáo trong thế giới hiện nay”, Tạp chí Triết học, (1), tr.103-107.
35. Nguyễn Đức Diện (2016), “Triết lý đạo với đời của Phật giáo Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học Xã hội, (3/100), tr.44-48.
36. Nguyễn Đức Diện (2017), “Sự khác biệt giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (7), tr.54-59.
37. Nhậm Kế Dũ (1985), Tôn giáo từ điển, Từ thư xuất bản xã, Thượng Hải.
38. Trương Minh Dục (2004), “Vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân với nâng cao đạo đức cán bộ Đảng viên hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.11-15.
39. Trương Minh Dục, Lê Văn Định (2010), Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam một cách tiếp cận, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
40. Phạm Hữu Dung (2011), Cõi Ta Bà thế giới quan Phật giáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
41. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.
42. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
43. Nguyễn Hồng Dương (2013), Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Thích Thanh Đạt (2013), “Tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm với sự phát triển Phật giáo và xã hội Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Triết học (12/271), tr.41-50.
48. Nguyễn Tất Đạt (2011), Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Lê Tâm Đắc (2007), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
50. Lê Tâm Đắc, Nguyễn Đại Đồng (2013), Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nhân vật và sự kiện, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
51. Đỗ Công Định (2000), “Phật giáo với việc hình thành nhân cách Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (3), tr.33-36.
52. Lê Văn Đính (2007), “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (10/52), tr.16-24.
53. Hoàng Minh Đô (2014), “Ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam trong phát huy các giá trị văn hóa và đạo đức dân tộc”, Tạp chí Triết học (2/273), tr.37-46.
54. Phùng Đông (1997), “Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử”, Tạp chí Triết học (6/100), tr.34 - 37.
55. Nguyễn Tài Đông (2008), “Giá trị lao động và giá trị tri thức”, Tạp chí Triết học, (7), tr.44-48.
56. Nguyễn Tài Đông (2008), “Khảo sát phương thức tư duy của xã hội hài hòa”, Tạp chí Triết học, (4), tr.35-44.
57. Nguyễn Tài Đông (2013), “Một cách nhìn toàn cầu hóa cho sự phát triển văn hóa”, Tạp chí Triết học, (3), tr.47-53.
58. Nguyễn Tài Đông (2013), “Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội của Phật giáo”, Tạp chí Triết học, (12/271), tr.31-40.
59. Khương Quang Đồng (2006), “Một vài suy nghĩ về tinh thần và lý tưởng sống Phật giáo trong xã hội ngày nay”, Hội thảo Hướng phát triển Phật giáo Việt Nam: quá khứ, tương lai, Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt ấn hành, tr.47-57.