Đối với sinh viên:
Tôi thực hiện hai cuộc phỏng vấn nhóm cho 2 nhóm sinh viên tương ứng với 2 nhóm giảng viên trên. Cách chọn sinh viên tham gia vào 2 nhóm như sau: từ 2 nhóm giảng viên, tôi tập hợp danh sách các lớp mà 2 nhóm giảng viên này giảng dạy. Ở mỗi lớp tôi chọn 2 người, không phân biệt nam nữ. Sinh viên được chọn dựa trên tinh thần tự nguyện. Tôi gọi điện thoại (dựa trên số điện thoại do các khoa kinh tế cung cấp) và đề nghị họ tham gia. Tôi chú ý đầu tiên đến tiêu chí sinh viên là cán bộ lớp vì các bạn rất có tinh thần tự nguyện, tiêu chí thứ 2 là sinh viên có có điểm bài thi tiếng Anh cuối khoá từ 5-9 điểm, cuối cùng là có tinh thần tự nguyện mà không cần xét đến các tiêu chí khác.
NHÓM 1 | TỔNG | NHÓM 2 | TỔNG | |||||||
MÃ GV | 1 | 2 | 3 | 7 | 4 GV | 4 | 5 | 6 | 8 | 4 GV |
SỐ LỚP DẠY | 3 | 2 | 6 | 2 | 13 Lớp | 6 | 6 | 6 | 3 | 21 Lớp |
SV ĐƯỢC MỜI THAM GIA | 6 | 6 | 6 | 0 | 18 | 6 | 4 | 4 | 0 | 14 |
SV THAM GIA THỰC | 4 | 3 | 6 | 0 | 13 (3 nam, 10 nữ) | 4 | 4 | 1 | 0 | 9 (2 nam, 7 nữ) |
THỜI GIAN THỰC HIỆN | 16H-18H, 31/7/10 | 9H-10H30, 31/7/10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Giảng Dạy Và Hành Vi Học Tiếng Anh Ngoài Lớp Học
- Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế đại học Văn Lang - 9
- Báo Cáo Khảo Sát Sơ Khởi-Khảo Sát Giáo Viên Và Phỏng Vấn
- Mức Độ Thường Xuyên Quý Thầy/cô Kiểm Tra-Đánh Giá Các Kỹ Năng Sau Đây Đối Với Sv?
- Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế đại học Văn Lang - 13
- Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế đại học Văn Lang - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên:
Kết quả phân tích bảng hỏi đã phát cho giảng viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với 2 phong cách giảng dạy khác nhau.
Nhóm GV1 ít tổ chức các hoạt động khác nhau ở lớp, ít có phản hồi cho sinh viên. Nhóm GV này cho rằng, họ chỉ sử dụng thường xuyên một số các hoạt động (5 đến 7 hoạt động) được hỏi ở câu hỏi thứ nhất (câu hỏi thứ nhất khảo sát 13 hoạt động khác nhau). Có những hoạt động họ hoàn toàn không sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Họ chú trọng đánh giá thường xuyên một số các kỹ năng được hỏi đến (3 đến 8 kỹ năng) ở câu hỏi thứ 2 (câu hỏi thứ 2 khảo sát 11 kỹ năng khác nhau). Có nhiều kỹ năng họ ít chú trọng và ở mức ít. Họ đều sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh để giảng dạy nhưng họ sử dụng tiếng Anh ở mức thường xuyên so với tiếng Việt ở mức trung bình. Đối với các hình thức phản hồi cho sinh viên, họ cho rằng mình có đưa ra phản hồi ở tất cả các khía cạnh được khảo sát nhưng mức độ chỉ trong khoảng một vài lần, chưa đạt đến mức hàng tuần.
Nhóm GV2 thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động phong phú tại lớp, thường xuyên cho phản hồi đối với bài tập, sản phẩm, sự thể hiện của sinh viên. Nhóm giáo viên này cho rằng, trong các câu hỏi được khảo sát, họ luôn thực hiện các hoạt động nhiều hơn với mức độ thường xuyên hơn. Ở câu hỏi một, họ cho rằng mình thực hiện tất cả các hoạt động được khảo sát ở mức thường xuyên và rất thường xuyên (9 đến 11 hoạt động), chỉ có một hoặc 2 hoạt động được khảo sát ở mức trung bình. Trong 11 kỹ năng được khảo sát ở câu hỏi thứ 2, họ cho rằng mình đánh giá sinh viên ở hầu hết các kỹ năng và đều ở mức thường xuyên hoặt rất thường xuyên (từ 9 đến 11 kỹ năng). Họ đều nhấn mạnh mình đánh giá hầu hết các kỹ năng được khảo sát, chỉ có 1 hoặc 2 kỹ năng họ ít chú trọng hơn nhưng cũng ở mức trung bình. Tất cả các
giáo viên trong nhóm này đều cho rằng mình sử dụng tiếng Anh để dạy cho sinh viên ở mức rất thường xuyên so với tiếng Việt chỉ ở mức từ trung bình cho đến hoàn toàn không sử dụng. Đối với các hình thức phản hồi được khảo sát, họ cho rằng mình phản hồi ở mức hàng tuần hoặc hơn ở nhiều hình thức hơn.
Kết quả phân tích 2 cuộc phỏng vấn nhóm sinh viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với 2 phong cách giảng dạy khác nhau. Giảng viên và sinh viên có sự tương đồng trong việc mô tả phương pháp giảng dạy mà giáo viên đã sử dụng ở lớp học tiếng Anh HK2, năm học 2009-2010, đối với sinh viên thuộc khối ngành kinh tế.
Nhóm SV 1 (do nhóm GV 1 giảng dạy) cho rằng giáo viên của họ ít tổ chức các hoạt động khác nhau ở lớp, ít có phản hồi cho sinh viên. Một vài nhận xét nổi bật của sinh viên như sau:
“Giáo viên cũng có thực hiện nhiều hoạt động nhưng nổi trội là cho bài tập cá nhân về nhà làm là nhiều, kế đến là thường xuyên gọi sinh viên phát biểu tại lớp. Các hoạt động khác thí ít thôi.”
“Giáo viên chú trọng cho sinh viên viết, làm bài tập ngữ pháp là nhiều, không chú trọng kỹ năng internet và tham khảo thêm tài liệu, yêu cầu sử dụng sách giáo khoa là chính.”
“Giáo viên ít có phản hồi, chỉ phản hồi hoặc đưa ra nhận xét đối với bài làm của sinh viên khi có phát lại bài tập cá nhân, trong HK có 2 bài tập cá nhân, nên chỉ có phản hồi 2 lần, các hoạt động khác không có phản hồi.”
Nhóm SV 2 (do nhóm GV 2 giảng dạy) cho rằng giáo viên của họ thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động phong phú tại lớp, thường xuyên cho phản hồi đối với bài tập, sự thể hiện của sinh viên. Sinh viên nhóm này cho rằng hoạt động giáo viên sử dụng thường xuyên ở lớp học là bài tập nhóm,
game, bài kiểm tra tại lớp, bài tập về nhà, yêu cầu sinh viên phát biểu và thảo luận tại lớp, sử dụng nhiều tranh ảnh, bài hát tiếng Anh. Một vài nhận xét nổi bật của sinh viên như sau:
“Tất cả các kỹ năng đều có, chỉ có viết nhật ký là không có. Mức độ thường xuyên cũng khá nhiều. Hoạt động phong phú, và lớp học rất sôi động. Giáo viên có cho bài tập tình huống”
“Giáo viên thường xuyên đánh giá các kỹ năng nghe, phát âm, kỹ năng viết, ngữ pháp. Giáo viên có quan tâm phát triển các kỹ năng khác như sử dụng internet và tham khảo thêm tài liệu, xử lý tình huống.”
“Giáo viên phản hồi rất tốt, thường xuyên, ngay cả ở bài kiểm tra, bài tập nhóm, thuyết trình, và cho từng cá nhân, cô có thể phản hồi hết cho từng cá nhân trong lớp mặc dù thời gian rất hạn chế.”
2.2 Về đông lực học tập của sinh viên:
Sinh viên cho rằng động lực học tiếng Anh là một cái gì đó thôi thúc sinh viên tự nguyện và vui thích hoàn thành các hoạt động học tập. Sinh viên ở hai nhóm có nhìn nhận giống nhau rằng động lực học tiếng Anh trong HK 2-2009-2010 không ổn định, lúc có động lực học tập cao, lúc không có động lực học tập.
Một số nhận xét nổi bật của sinh viên như sau:
“Cái gì đó thúc đẩy mình suy nghĩ, cố gắng thực hiện hoạt động học tập. Nó định hướng mục tiêu, định hướng cho hoạt động học tập.”
“Động lực học tập là điều vui, hứng thú, giúp sinh viên học tập tốt hơn
một cách tự nguyện, là điều giúp SV có quyết tâm hơn trong học tập.”
“Động lực là một lực đẩy vô hình do nhiều yếu tố khác nhau hình thành làm mình thay đổi theo hướng tích cực.”
Sinh viên có động lực học tập tiếng Anh thường thể hiện ở các hoạt động ở lớp học và ngoài lớp học hướng tới thực hiện tốt và tập trung thời gian, suy nghĩ vào học tiếng Anh.
Một số nhận xét nổi bật của sinh viên như sau:
“Thích học hơn tiếng Anh hơn, vui hơn, hứng thú hơn, tự tin trong lúc
học.”
“Muốn tranh luận với giáo viên và bạn bè khi có câu hỏi.” “Tranh luận
và nói tiếng Anh với người giáo viên, bạn bè”
“Thường xuyên phát biểu, tập trung cao, thích nói nhiều hơn, tập trung
hơn, bức phá hơn trong lớp học.”
“Lớp học sôi nổi, thời gian trôi qua mau, thích thú hơn.”
“Rảnh lấy bài vở ra xem, làm bài ở nhà, xem lại từ vựng cả những bài
trước đó rất lâu, làm bài tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.” “Lắng nghe giáo viên”
“Tiếp thu bài tốt, hiểu bài nhanh”
“Đầu tư thời gian làm bài, học bài, học từ vựng, học được nhiều thứ.” “Nghe nhạc, xem phim, truyền hình tiếng Anh, tham gia câu lạc bộ
tiếng Anh.
Như vậy đông lực học tiếng Anh là một nhân tố quan trọng giúp SV có nguồn năng lượng và niềm vui để thực hiện tốt việc học. Dựa trên những biểu hiện của SV ở lớp học và ngoài lớp học, có thể đưa ra nhận xét SV có động lực học tập tiếng Anh như thế nào.
2.3 Mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập:
Đa số sinh viên cho rằng giảng viên có ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau đến động lực học tiếng Anh. Một số ít sinh viên cũng cho rằng giảng viên hoàn toàn không ảnh hưởng đến động lực học tập của mình. Bênh cạnh đó các yếu tố khác có ảnh hưởng đến động lực học tập như gia đình, nghành nghề đã chọn, thị trường lao động, bạn bè... Nhóm SV2 đều có nhận định giảng viên có ảnh hưởng lớn đến động lực học tiếng Anh. Nhóm SV1 có nhiều ý kiến khác nhau: một số cho rằng có nhiều, có ít, không ảnh hưởng.
Một vài nhận xét nổi bật của sinh viên như sau:
“Giảng viên có thể làm tăng động lực học tiếng Anh của sinh viên nếu họ thân thiện, ăn mặt lịch sự, phương pháp giảng dạy tốt, nhiều hoạt động vui, có ích, tăng tinh thần SV vào cuối học kỳ, gần thi.”
“Giáo viên có một phần ảnh hưởng, khoảng 50 phần trăm, vì có nhiều yếu tố khác quyết định động lực học tiếng Anh mà cho dù phương pháp giảng dạy có thế nào đi nữa thì một số SV nào đó vẫn có động lực học môn này tốt vì do thị trường lao động đòi hỏi, động lực từ gia đình, động lực từ bạn bè…”
Sự hài lòng của sinh viên về khoá học ở hai nhóm không giống nhau: nhóm SV2 rất hài lòng với giảng viên và lớp học trong khi nhóm SV1 có nhiều ý kiến khác nhau: có hài lòng, không hài lòng lắm và cả hoàn toàn không hài lòng.
Phụ lục 2: Bảng hỏi khảo sát giáo viên bộ môn tiếng Anh-khối ngành kinh tế về phương pháp giảng dạy cho khảo sát sơ khởi
Phần dành cho người nghiên cứu: Mã bảng hỏi: __________ Ngày:____________
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BÁO CHÂT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
------------ ------------
BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
Xin chào Quý thầy/cô. Nhằm tìm hiểu “ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên (SV) năm nhất-khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang”, tôi rất mong Quý thầy/cô dành chút thời gian hoàn tất bảng hỏi này. Các câu trả lời của thầy/cô là đóng góp quý báu cho nghiên cứu này cũng như góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập tiếng Anh. Các thông tin Quý thầy/cô cung cấp trên toàn bộ bảng hỏi kể cả phần thông tin cá nhân sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Xin vui lòng cho biết một số thông tin về Quý thầy/cô:
Họ tên:…………………………………………………………. Giới tính: Nam Nữ Tuổi:…………. Số năm giảng dạy tại ĐH Văn Lang:…………………………..
Thường trú tại tỉnh/thành phố:………………............................
Ở HK 2, năm học 2009-2010, Quý thầy/cô đã giảng dạy tiếng Anh ở
khoa:………..
Tên các lớp đã giảng dạy ở học kỳ trên:……………………………………………..
II. PHẦN THÔNG TIN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY QUÝ THẦY/CÔ ĐÃ SỬ DỤNG Ở HK2, NĂM HỌC 2009-2010:
Xin vui lòng chọn một lựa chọn duy nhất bằng cách khoanh tròn vào một trong các lựa chọn mà Quý thầy/cô cho là đúng đối với từng câu hỏi sau:
1. Mức độ thường xuyên Quý thầy/cô thực hiện các hoạt động sau đây trong lớp học?
Hoàn toàn khôn g | Ít thườn g xuyên | Trun g bình | Thườn g xuyên | Rất thườn g xuyên | ||
1 | Cho bài kiểm tra nhỏ tại lớp | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
2 | Cho bài tập nhóm | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3 | Cho bài tập cá nhân về nhà | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
4 | Cho bài tập tình huống | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
5 | Yêu cầu SV thuyết | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |