Câu 8: Đánh giá mức độ hiệu quả một số hoạt động khi tổ chức dạy môn Toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật(Phụ lục 26)
60
50
40
Có thể bạn quan tâm!
- Ưu Điểm Và Thách Thức Của Dhtda Trong Dạy Học Môn Toán Cao Cấp Cho Sinh Viên Đại Học Khối Ngành Kỹ Thuật
- Phân Tích Nội Dung Môn Toán Cao Cấp Dạy Cho Sinh Viên Đại Học Khối Ngành Kỹ Thuật
- Chức Vụ: Ban Giám Hiệu: 0 (0%) Trưởng/phó Khoa: 2 (3,45%)
- Nội Dung Kiến Thức Trong Bài Học Gắn Lý Thuyết Với Thực Tiễn, Xuất Hiện Tình Huống Có Vấn Đề
- Danh Mục Những Dự Án Học Tập Có Thể Tổ Chức Dhtda Trong Môn Toán Cao Cấp Cho Sinh Viên Đại Học Khối Ngành Kỹ Thuật
- Tổ chức dạy học theo dự án trong môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật - 12
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
30
20
10
0
Tìm ý tưởng dựLập kế hoạch Tra cứu, tìm Chia nhóm và
Thảo luận Tự đánh giá vàTrình bày sảnHoàn thành hồ
án học tập, tênthực hiện dự ánkiếm các bài tổ chức hoạt
đánh giá
phẩm
sơ dự án học
dự án
toán thực tế liên quan tới nội dung bài học
động nhóm
tập
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5
Biểu đồ 1.7. Đánh giá mức độ hiệu quả một số hoạt động khi tổ chức dạy môn Toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật
Nhận xét:
Theo kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết của giảng viên, có tới 86,2% giảng viên không biết hoặc biết ít về DHTDA. Tuy nhiên, phần lớn các giảng viên đánh giá cao tính hiệu quả của các nội dung trên khi tổ chức cho sinh viên thực hiện các dự án học tập. Đặc biệt các hoạt động như lập kế hoạch, tìm kiếm các bài toán liên quan hoặc tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận, đánh giá và tự đánh giá, hoàn thành hồ sơ dự án có mức độ hiệu quả cao và rất cao. Đánh giá này cũng tương đối trùng với kết quả đánh giá của giảng viên về tính hiệu quả khi cho sinh viên thực hiện các dự án học tập (câu hỏi 5).
Câu 9: Khảo sát đánh giá sự kết nối tri thức trong DHTDA (Phụ lục 27)
Theo đánh giá khi thực hiện DHTDA, 84,48% giảng viên cho rằng sinh viên cần sử dụng nhiều kiến thức liên môn, có 77,59% giảng viên cho rằng sinh viên tìm hiểu được nhiều kiến thức mới. Điều này khẳng định vai trò của môn Toán cao cấp, tính khoa học, logic và sự kết nối các môn khoa học khi thực hiện các dự án học tập.
Câu 10: Khảo sát những khó khăn khi tổ chức DHTDA môn Toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật (Phụ lục 28)
Tỉ lệ
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Chọn dự án Tổ chức thực
hiện
Điều kiện thực hiện
Đánh giá kết quả
Sỹ số lớp đông
Thiếu cơ sở lý luận về phương pháp giảng dạy
Những khó khăn khác
Biểu đồ 1.8. Khảo sát những khó khăn trong việc sử dụng phương pháp DHTDA trong môn Toán cao cấp
Theo đánh giá của giảng viên, mức độ khó khăn khi tổ chức DHTDA môn Toán cao cấp ở cấp tương đối cao. Những khó khăn lớn nhất là điều kiện thực hiện, sĩ số lớp đông và cách tổ chức thực hiện. Hai khó khăn đầu tiên là do điều kiện khách quan và hoàn toàn có thể khắc phục được. Khó khăn về
cách tổ chức thực hiện, hoặc cách đánh giá kết quả có thể coi cùng chung lý do là thiếu cơ sở lý luận về DHTDA. Đặc biệt, khó khăn về thiếu cơ sở lý luận về phương pháp giảng dạy trong nhóm giảng viên có thâm niên trên 10 năm là 20 người trong số 27 người (chiếm 74,07%). Nếu tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề lý luận về tổ chức dạy học DHTDA, hoặc giảng viên tham dự những dự án học tập mẫu, thì có thể khắc phục được những khó khăn trên. Câu 11: Khảo sát về dự định của giảng viên vận dụng DHTDA trong dạy học môn Toán cao cấp (Phụ lục 29)
Tỉ lệ
70
60
50
40
30
20
10
0
Có Chưa xác định Không có dự định
Biểu đồ 1.9. Khảo sát về dự định của giảng viên vận dụng DHTDA trong dạy học môn Toán cao cấp
Theo kết quả khảo sát, có 25,9% giảng viên có dự định và 60,3% giảng viên chưa xác định có vận dụng tổ chức dạy học DHTDA hay không. Ở phần khảo sát câu 5, câu 8, các giảng viên đều đánh giá cao tính hiệu quả của PPDH tổ chức hoạt động theo nhóm hoặc các hoạt động khi tổ chức DHTDA. Tuy nhiên, tỉ lệ dự định áp dụng phương pháp này chưa cao có thể do giảng viên e ngại những khó khăn gặp phải khi thực hiện. Phân tích sâu hơn chúng
tôi nhận thấy tỉ lệ giảng viên trong nhóm có thâm niên giảng dạy dưới 10 năm có dự định DHTDA cao hơn hẳn nhóm có thâm niên giảng dạy trên 10 năm (12 người: 80% và 3 người: 20%). Như vậy ta thấy nhóm giảng viên nhiều tuổi ngại thay đổi PPDH hơn.
B - KHẢO SÁT SINH VIÊN
Câu 1: Khảo sát mức độ thường xuyên các hoạt động giảng viên sử dụng khi giảng dạy môn Toán cao cấp (Phụ lục 30)
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Thuyết trình Đàm thoại,
phát vấn
Sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề liên quan nội dung môn học
Tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận
Hướng dẫn tự nghiên cứu
Sinh viên trình bày các vấn đề thực tế liên quan nội dung bài học
Sinh viên đánh giá và tự đánh giá
Tổ chức hoạt động ngoại khóa
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5
Biểu đồ 1.10. Khảo sát mức độ thường xuyên các hoạt động giảng viên sử dụng khi giảng dạy môn Toán cao cấp
Nhận xét:
- Các hoạt động giảng dạy theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại vẫn còn được giảng viên sử dụng ở mức độ nhiều
- Hoạt động ngoại khóa, thực tế hầu như không tổ chức.
- Một số các hoạt động hướng đến sinh viên là chủ thể, phát huy tính tích cực chủ động như sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề liên quan nội dung môn học, tổ chức hoạt động nhóm, đánh giá và tự đánh giá, cũng được áp dụng thực hiện nhưng ở mức độ chưa cao, chưa liên tục.
Tỉ lệ
Câu 2: Khảo sát sự hứng thú trong học tập của sinh viên khi tự lực thực hiện các công việc nhằm chiếm lĩnh tri thức (Phụ lục 31)
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú
Biểu đồ 1.11. Khảo sát sự hứng thú trong học tập của sinh viên khi tự lực thực hiện các công việc nhằm chiếm lĩnh tri thức
Nhận xét: Khi tự lực thực hiện các công việc nhằm chiếm lĩnh tri thức, vẫn còn tới 36% sinh viên ít hứng thú hoặc không có hứng thú. Điều này đặt ra câu hỏi cho các giảng viên là cách thức tổ chức hoạt động để sinh viên chiếm lĩnh tri thức có khoa học, logic không; có phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi không; có đáp ứng nhu cầu nhận thức của sinh viên hay không? Yêu cầu đặt ra là giảng viên phải xây dựng và tổ chức bài học đáp ứng được nhu cầu của sinh viên; làm cho sinh viên thấy cần thiết thực hiện các công việc nhằm
chiếm lĩnh tri thức để hiểu biết, để vận dụng kiến thức đó giải quyết các bài toán thực tế hoặc các bài toán chuyên ngành.
Câu 3: Khảo sát phương án phân công công việc trong nhóm khi học tập môn Toán cao cấp (Phụ lục 32)
Câu 5: Khảo sát về không khí làm việc trong nhóm học tập (Phụ lục 33)
Tỉ lệ
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Rất sôi nổi Sôi nổi Ít sôi nổi Không sôi nổi
Biểu đồ 1.12. Khảo sát về không khí làm việc trong nhóm học tập
Câu 8: Khảo sát đánh giá về kết quả làm việc trong nhóm học tập khi học môn Toán cao cấp (Phụ lục 34)
60
Tỉ lệ
50
40
30
20
10
0
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt
Biểu đồ 1.13. Khảo sát đánh giá về kết quả làm việc trong nhóm học tập khi học môn Toán cao cấp
1.3.2.6. Đánh giá kết quả khảo sát điều tra
- PPDH chủ yếu là các phương pháp truyền thống, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại.
Có hai nguyên nhân chính lý giải điều này: sĩ số lớp đông và thời lượng cho bài học, cho môn học có ít thời gian nên giảng viên khó có thể tổ chức được các hình thức dạy học tích cực.
- Giảng viên cũng muốn thay đổi PPDH tích cực nhưng chưa có hướng cụ thể.
- Giảng viên đánh giá cao sự tham gia tích cực, chủ động của sinh viên trong bài giảng.
- Một số các hoạt động trong khi giảng dạy môn học như chia nhóm sinh viên, yêu cầu sinh viên trình bày ý tưởng, tự đánh giá và đánh giá người khác, trình bày kết quả vẫn được giảng viên sử dụng, tuy nhiên ở mức độ chưa nhiều.
- Sự hiểu biết và quan tâm về DHTDA rất ít. Đa số giảng viên cho rằng điều kiện thực hiện và cách thức tổ chức là những khâu khó khăn nhất trong việc DHTDA.
- Tuy chưa hiểu nhiều về DHTDA nhưng trong các bài giảng của mình, các giảng viên đã bước đầu có những đổi mới về PPDH. Một số nội dung của DHTDA như sinh viên trình bày các vấn đề liên quan bài học, phân nhóm, sinh viên tự nhận xét đánh giá kết quả, được giảng viên tổ chức nhưng không liên tục, thường xuyên; không nằm trong dự án dạy học cụ thể.
Như vậy, DHTDA chưa được triển khai nhiều trong giảng dạy môn Toán cao cấp cho sinh viên đại học khối ngành kỹ thuật. Tuy nhiên giảng viên cũng rất trăn trở tìm những PPDH hiện đại để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên. Một số các biện pháp tích cực (thực chất là một số công đoạn của DHTDA) đã được một số giảng viên triển khai nhưng chưa thường xuyên, chưa liên tục.
Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy nếu giảng viên hiểu rõ về DHTDA, lựa chọn được các dự án học tập phù hợp, xây dựng được quy trình và phương án thực hiện hợp lý, khoa học thì có thể tổ chức DHTDA môn Toán cao cấp để góp phần phát triển các kỹ năng, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên khối ngành kỹ thuật trong các trường đại học.
1.4. Kết luận
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp giảng dạy chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực người học là yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục đào tạo từ phổ thông tới đại học. Chất lượng đào tạo trong các trường học được đánh giá thông qua chuẩn đầu ra về năng lực của người học. DHTDA là một trong những hình thức tổ chức dạy học tích cực đáp ứng được yêu cầu đó.
DHTDA xuất phát từ các dự án học tập, là một hình thức giảng dạy lấy người học là trung tâm của quá trình giảng dạy, với định hướng nhằm phát triển tốt nhất những năng lực của người học. Với những đặc điểm như định hướng thực tiễn, định hướng sản phẩm, định hướng phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực nghề nghiệp, DHTDA còn gây hứng thú cho người học bởi các tình huống thực tiễn, từ đó phát huy tính tự giác, tự lực, tinh thần trách nhiệm của người học, giúp họ hoàn thiện các kỹ năng mềm, phát triển năng lực bản thân.
Trong quy trình thực hiện dự án học tập ở trường đại học, sinh viên luôn là người chủ động trong việc lĩnh hội tri thức mới, từ việc xây dựng dự án, lập kế hoạch thực hiện dự án đến thực hiện và đánh giá, báo cáo kết quả. Tính tự chủ, độc lập, sáng tạo cùng khả năng làm việc nhóm cũng như các kỹ năng giao tiếp, trình bày, đánh giá của sinh viên được nâng cao.
Quá trình khảo sát đã chỉ ra thực trạng việc tổ chức học tập, tổ chức những hoạt động nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Việc khảo sát cho thấy DHTDA chưa được tổ chức thường xuyên, rộng rãi, vẫn mang tính đơn lẻ. Một số hoạt động