Thực Trạng Về Hình Thức Sở Hữu Nhà Nước Của Các Nhtmcp Việt Nam:


cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTMCP do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm.

Đến giai đoạn 2000 – 2007, đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Thời kỳ này số lượng các NHTMCP đã giảm xuống đôi chút so với những năm cuối của thập kỷ 1990. Ngoài ra, số lượng các chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này theo các cam kết đã ký, trước hết là hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Kết quả là tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, từ đỉnh cao 73% ở năm 1993 xuống còn 40% vào năm 2007. (Liễu Thu Trúc và Vò Thành Danh, 2012).

Đến năm 2008 và 2009, do hai ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương lần lượt chuyển đổi sang hình thức cổ phần nên tỷ lệ này đã tăng lên chiếm khoảng 42% năm 2008 và 43% năm 2009 so với toàn ngành. Sau đó năm 2011 và 2012 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng được chính phủ phê duyệt để tiến hành cổ phần hóa. Tính đến năm 2014 hệ thống bao gồm 1 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 36 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 4 ngân hàng liên doanh (NHLD), 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg). Trong đó 3 NHTMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối gồm: NHTMCP Ngoại thương (VCB), NHTMCP Công thương (CTG), NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).


Bảng 3.1Hệ thống Ngân hàng Việt Nam


STT

Loại hình

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1

NHTM Nhà nước

5

4

3

3

2

1

1

1

2

NHTM mại cổ phần

35

37

38

39

37

38

37

36

3

Ngân hàng liên doanh

5

5

5

5

4

4

4

4

4

CN ngân hàng nước ngoài

39

43

47

49

50

49

53

49

5

NH 100% vốn nước ngoài

0

5

5

5

5

5

5

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 5

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

3.2 Thực trạng về hình thức sở hữu nhà nước của các NHTMCP Việt Nam:

Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hoàn toàn do Nhà nước sở hữu 100% (hệ thống ngân hàng một cấp) do hoàn cảnh lịch sử để lại, khi nền kinh tế Việt Nam thuộc hệ thống kinh tế chỉ huy. Tuy nhiên, sau một thời gian cải cách kinh tế, đến tháng 05/1990, khi hai sắc lệnh quan trọng được ban hành: Sắc lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của ngân hàng nhà nước được thu hẹp lại, chỉ còn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát.

Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, bốn ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 1997, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo Quyết định số 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998. Năm ngân hàng này cùng với các ngân hàng thương mại cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ vốn).


Để tăng tính cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QD-TTg, đặt mục tiêu cổ phần hóa các NHTMNN và cho tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở các ngân hàng này xuống còn 51%. Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa tất cả các NHTMNN đã diễn ra khá chậm so với mục tiêu của chính phủ. Tính đến thời điểm tháng 04/2011, chỉ có VCB và CTG đã bán thành công cổ phần cho các nhà đầu tư cá nhân. VCB trở thành NHTMNN đầu tiên chào bán cổ phần lần đầu tiên ra công chúng, với 6.5% cổ phần được bán ra trị giá 10.5 nghìn tỷ VND (khoảng 652 triệu USD) vào tháng 12/2007.

CTG cũng thành công chào bán được 4% cổ phần trị giá 1.1 nghìn tỷ VND (khoảng 64 triệu USD) vào tháng 12/2008. Kế hoạch cổ phần hóa của ba NHTMNN còn lại bị hoãn lại do tình hình yếu kém của thị trường chứng khoán trong nước.

Kế hoạch bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và 14.34% cổ phần ra công chúng của MHB được thông qua vào tháng 04/2010. Tuy nhiên, phải đến tháng 07/2011, MHB mới huy động được 196.8 tỷ VND từ công chúng, tương đương với 9% cổ phần của ngân hàng.

BIDV ban đầu có kế hoạch chào bán cổ phần lần đầu tiên ra công chúng vào năm 2008 nhưng đã bị hoãn lại hai lần. Ngân hàng này đã lên kế hoạch bán 20% cổ phần, trong đó 10% cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược. Cuối cùng, trước kỳ vọng cao từ phía thị trường, BIDV đã chào bán 3.68% cổ phần trong lần phát hành đầu tiên ra công chúng vào tháng 12/2011, thu về 1,575 nghìn tỷ VND (tương đương 75 triệu USD), nhưng 40% sổ cổ phiếu được phát hành đã được mua bởi nhân viên BIDV và cổ phiếu ngân hàng này vẫn chưa được niêm yết.

Như vậy 3 NHTMNN lớn nhất hệ thống là VCB, CTG, BIDV sau tiến trình cổ phần hóa đã trở thành các NHTMCP. Tỷ lệ sở hữu nhà nước thay đổi qua các năm cụ thể như sau:


120.00%

100.00%

95.64% 95.66% 95.66%

90.72%

90.72% 90.72%

90.62%

80.00%

.53%

.23%

77.03%

31%

77.03%

77.11%

64.46% 64.46%

60.00%

80.31%

Vietcombank Viettinbank

BIDV

40.00%

20.00%

0.00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

88

89


80.

Đồ thị 3.1 Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các NHTMCP

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Vietcombank:

VCB là ngân hàng có tổ chức tiền thân là Cục Ngoại Hối (một cơ quan chuyên ngành của NHNN) được thành lập theo Nghị định Chính phủ số 115/CP năm 1962 với chức năng chính là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại hối và hỗ trợ các công ty nhà nước.


7.89%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

15.00%

Mizuho Bank, Ltd

77.11%

Cổ đông khác

Đồ thị 3.2 Cơ cấu sở hữu của Vietcombank năm 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sau khi cổ phần hóa tỷ lệ sở hữu nhà nước không đổi trong 3 năm đầu (2008- 2010), và khá cao ở mức 90.72%. Sang năm 2011 tỷ lệ này giảm nhẹ 0.1%. Đặc biệt năm 2012 tỷ lệ sở hữu nhà nước giảm mạnh còn 77.03% và tỷ lệ này giữ ổn định đến năm 2014 là 77.11%.


Vietinbank:

CTG được thành lập sau cuộc cải cách ngân hàng. Theo đó, CTG cung cấp tài chính cho các khu vực kinh tế tương ứng của mình, cụ thể là thương mại, công nghiệp được thành lập theo quyết định số 142/GP-NHNN ngày 03/7/2009.

2.63%

7.78%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

5.39%

The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ

19.73%

Quỹ Đầu tư Cấp vốn IFC L.P

64.46%

International Finance Corporation (World Bank)

Cổ đông khác

Đồ thị 3.3 Cơ cấu sở hữu của Vietinbank năm 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Vietinbank là ngân hàng thương mại nhà nước thứ 2 được cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa năm 2009 tỷ lệ sở hữu nhà chiếm 88.53%. Giai đoạn từ năm 2011 tỷ lệ sở hữu nhà nước có xu hướng giảm qua các năm. Đặc biệt 2 năm gần đây tỷ lệ sở hữu nhà nước tại Vietinbank là thấp nhất trong số 3 NHTMNN được cổ phần hóa là 64.46%


BIDV

BIDV được thành lập từ năm 1957, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Năm 1981, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và đổi thành tên như hiện nay vào 14/11/1990. Nhiệm vụ hàng đầu của BIDV là cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình công.


4.34%


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)


Cổ đông khác


95.66%

Đồ thị 3.4 Cơ cấu sở hữu của BIDV năm 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Là NHTMNN được cổ phần hóa sau nên tỷ lệ sở hữu nhà nước tại BIDV cao hơn VCB và CTG. Từ khi được cổ phần hóa thì tỷ lệ sở hữu nhà nước của BIDV không có nhiều biến động. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ này là 95.64%, năm 2013 tỷ lệ sở hữu nhà nước tăng nhẹ lên 95.66% và giữ ổn định đến năm 2014.


Nhìn chung tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTMCP có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất cao trên 60%.

3.3 Thực trạng về tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam

Trong các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời của NHTM, luận văn sử dụng chỉ tiêu ROE để phản ánh tỷ suất sinh lời của các NHTCMCP Việt Nam. Có thể thấy rằng ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng hoạt động càng hiệu quả.

25.00%

20.00%

16.12%

16.49%

16.05%

15.00%

14.78%

13.71%

10.98%

9.12%

10.00%

9.46%

5.00%

0.00%

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

ROE trung bình (*)

Vietcombank

Vietinbank

BIDV

(*) ROE trung bình được tính dựa vào trọng số theo tổng tài sản (Nguyễn Minh Huệ, 2012)

Đồ thị 3.5 ROE của các NHTMCP do NN nắm cổ phần chi phối năm 2007 – 2014

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022