Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa‌


huy được tối đa vai trò đó. Ở đây cũng cần tính đến cả hình thức thu hút vốn của các nhà đầu tư này, có thể có những ưu đãi nhất định khi phát hành

cổ phần như bán với giá thấp, bán thỏa thuận không phải qua đấu giá...

Như vậy sẽ tạo cơ hội hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược tham gia với tỷ lệ mong muốn.

Như vậy, việc xác định đúng, lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược đúng là vấn đề thực sự cần thiết khi cổ phần hóa NHTMNN.

1.3.3. Các nhân tố khác‌

Ngoài các nhân tố kể trên, có một số nhân tố cũng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện cổ phần hóa của NTMNN. Đó là đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các Thông tư, Nghị định mà Nhà nước ban hành đối với

các ngành nghề

đó. Cổ

phần hóa là để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

đảm bảo sự

phát triển hơn trong

Giải pháp cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước lào - 5

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãng phí tiền bạc và cơ chế sản xuất quan liêu của nhà nước, vì thế cần có sự theo dõi sát sao để quá trình này được thực hiện một cách hiệu quả, không lãng phí, thất thoát tiền bạc của nhà nước.

Đối với từng ngành nghề lĩnh vực khác nhau cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp trong phương thức định giá, vai trò của lãnh đạo và của Đảng. Ví dụ, khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong ngành điện hay dầu khí, là những ngành cung cấp tài nguyên cho quốc gia, tiến trình thực hiện cổ phần hóa cần được thực hiện nghiêm túc và theo dõi đầy đủ, cùng với sự chỉ đạo của Nhà nước, yêu cầu có các báo cáo kịp thời, không ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Cùng với sự gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO cũng như tham gia vào hoạt động giao thương với các nước trong khu vực, một trong những điều Chính phủ phải cam kết là hoàn thành cổ phần hóa các doanh


nghiệp nhà nước. Vì vậy, việc cổ phần hóa và định giá doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa cũng chịu ảnh hưởng của những cam kết này. Cùng với việc mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, các tổ chức tư vấn định giá uy tín sẽ có cơ hội ở thị trường Việt Nam, đẩy mạnh quá trình định giá phát triển hơn và ngày càng có chất lượng.

1.3.4. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Nhà nước sau cổ phần hóa‌

Sau cổ

phần hóa, việc phân công phân cấp để

tổ chức thực hiện

việc quản lý cổ phần Nhà nước tại NHTMNN đã cổ phần hóa cũng phải được nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý để tránh lập lại những bất

cập như

đã diễn ra đối với quá trình hậu cổ

phần hóa DNNN trong thời

gian qua. Đồng thời tránh được tâm lý e ngại của các nhà đầu tư, phát huy tính ưu việt của mô hình tổ chức quản lý ngân hàng cổ phần, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, khi xây dựng Đề án cổ phần hóa NHTMNN, phải tính tới các giải

pháp hạn chế

các vấn đề

nảy sinh sau cổ phần hóa như

cơ cấu tổ

chức

quản lý, tác động tâm lý đến đời sống kinh tế, xã hội...

Một trong những mục tiêu của cổ phần hóa là cải thiện tình hình quản trị ngân hàng. Vì thế, các NHTMNN sau cổ phần hóa phải tiến hành thực hiện một số công việc sau:

Thnht, Về mô hình quản lý

Hiện nay các NHTMNN Lào đang hoạt động theo Luật NHTMNN Lào và chịu chế định của luật DNNN. Sau khi cổ phần hóa, nếu cổ phần

của Nhà nước chiếm trên 50% thì ngoài hai luật trên, NHTMNN Lào sau

khi cổ phần hóa còn phải tuân thủ Luật doanh nghiệp. Còn nếu Nhà nước

không giữ cổ phần chi phối thì NHTMNN Lào sau khi được cổ phần hóa


chỉ chịu chế định của hai luật là Luật các tổ chức tín dụng và Luật doanh nghiệp.

Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa được hoạt động như

một công ty cổ

phần và quản trị

theo hình thức quản trị

của công ty cổ

phần thực sự. Trong chủ sở hữu của ngân hàng phải xác định rõ quyền

hạn, trách nhiệm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, mối quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban điều hành. Hội đồng Quản trị là đại diện chủ sở hữu trong ngân hàng, Ban điều hành đại diện cho quyền điều hành.

Thhai, Về mô hình tổ chức

Tại trụ sở chính, nhất thiết phải có sự sắp xếp lại các phòng ban theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt nhằm giảm đầu mối quản lý, tiết giảm chi phí quản lý trung gian. Mô hình cấu trúc lại các phòng ban theo khối (nhóm) và mô hình cấu trúc của ngân hàng cần hướng tới ngân hàng đa năng trong toàn hệ thống để tăng tính cạnh tranh và thị trường. Vì thế, rất nên chú ý tới các công ty trực thuộc của ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán hoặc công ty tư vấn đầu tư...

Thba, Về nguồn nhân lực

Sau cổ phần hóa, các NHTMNN được hoạt động với tư cách là công

ty cổ

phần, nên giám đốc có quyền sử

dụng lao động theo Luật định về

tuyển chọn, sử dụng, ký hợp đồng lao động, thậm chí sa thải, trả lương

theo chất lượng công việc (lương kinh doanh), quyết định về chế độ đãi

ngộ trong hệ thống. Lao động trong ngân hàng là cổ đông của ngân hàng, có thể làm việc hoặc không làm việc trực tiếp cho ngân hàng.

Việc tổ chức hoạt động kinh doanh của NHTMNN được cổ phần

hóa phải đạt được mục tiêu cổ phần hóa ban đầu đã đưa ra là đảm bảo

một số chỉ tiêu kinh doanh về vốn chủ sở hữu; Hệ số an toàn vốn CAR, tốc


độ tăng tài sản có, tỷ suất lợi nhuận ROA là 1%, ROE là 15%; tốc độ tăng

dư nợ cho vay, tốc độ

tăng đầu tư

tỷ lệ

tăng nguồn vốn, tỷ lệ

nợ nhóm

3,4,5/tổng dư nợ và chỉ tiêu xếp hạng tín dụng theo chiến lược kinh doanh đã xây dựng trước khi triển khai cổ phần hóa.

Ngân hàng Thương mại Nhà nước phải triển khai tốt công tác hiện

đại hóa hệ

thống công nghệ

thông tin trong ngân hàng và thực hiện một

cách đồng bộ. Tiến hành cơ cấu lại tổ chức ngân hàng một cách tổng thể

từ Trụ

sở chính tới các chi nhánh theo nguyên tắc thị

trường, hoạt động

kinh doanh hướng tới khách hàng.

Công tác tái cấu trúc lại cơ


cấu tài sản Nợ


­ Có, nâng cao chất

lượng tài sản là vấn đề quan trọng của NHTMNN sau cổ phần hóa. Một

trong những hiệu ứng có thể xảy ra khi cổ phần hóa NHTMNN là vấn đề tác động tâm lý đối với một số đối tượng khách hàng, nhất là những người gửi tiền tư nhân. Trên thực tế, hiện nay nhiều người chọn phương án gửi tiền tạm thời nhàn rỗi ở các NHTMNN cho dù lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng này thấp hơn các NHTM cổ phần. Lý do chủ yếu là vì họ tin rằng các NHTM khác có mức độ an toàn cao hơn so với NHTM cổ phần. Chính vì thế, trong thời gian ngắn hạn sau khi cổ phần hóa có thể xảy ra trường hợp nhiều người sẽ rút tiền trước hạn để chuyển sang gửi ở NHTM khác, ảnh

hưởng đến khả hóa.

năng huy động vốn của NHTMNN

Lào sau khi cổ

phần

NHTMNN phải từng bước tiến tới quản lý rủi ro theo các thông

lệ quốc tế, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán hiện đại tiến dần đến quy

chuẩn quốc tế.


1.4. KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO LÀO‌

1.4.1. Kinh nghiệm cổ phần hóa NHTMNN ở Trung Quốc‌


Trung Quốc đã lựa chọn hai ngân hàng tốt nhất để tiến hành thí

điểm cổ

phần hóa. Chủ

trương của Trung Quốc là giữ

tỷ lệ

sở hữu nhà

nước trên 50%, tỷ lệ

này về

sau có thể

giảm xuống, các cổ

đông nước

ngoài được phép sở hữu không quá 25% và một số nhà đầu tư được nắm

giữ

không quá 20% tổng số

vốn của một ngân hàng. Cả

hai ngân hàng

Trung Quốc được cổ phần hóa đều niêm yết trên thị trường chứng khoán

Trung Quốc 1 năm sau khi phát hành và niêm yết trên thị trường chứng

khoán Hồng Kông thành công và được coi là hai ngân hàng có giá trị IPO lớn nhất thế giới.

Bài học tại Trung Quốc: Quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về cổ phần hóa NHTMNN là chọn NHTMNN có số nợ tồn đọng thấp nhất, hoạt động hiệu quả cao hơn và quy mô hoạt động nhỏ hơn so với các NHTMNN khác. Tỷ lệ vốn nhà nước của Chính phủ Trung Quốc sở hữu là trên 50% vốn của các NHTMNN được cổ phần hóa, về lâu dài tỷ lệ này có thể giảm xuống dưới 50%; lựa chọn cổ đông chiến lược là các bạn hàng chiến lược trong ngành thép, điện lực tham gia mua cổ phần, các tập đoàn tài chính có uy tín trên thế giới; Cổ đông nước ngoài được phép sở hữu không quá 20% tổng số vốn của một NHTMNN được cổ phần hóa. Các NHTMNN được cổ phần hóa đều phải có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc khoảng 1 năm sau khi phát hành; Thuê nước ngoài tư vấn phát hành cổ phần. Nội dung thực hiện cổ phần hóa NHTMNN ở Trung Quốc:

Mt là, về quản lý nhà nước thì Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan


đến sự vận hành thực hiện chương trình cải cách tiến tới cổ phần hóa của một NHTMNN được cổ phần hóa. Đồng thời, thành lập Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước để thông qua đó thực hiện việc cấp vốn và làm đại diện vốn nhà nước tại NHTMNN được cổ phần hóa.

Hai là, áp dụng hình thức cổ phần hóa là chuyển đổi NHTMNN

được cổ phần hóa thành NHTM cổ phần hạn chế như sáp nhập các NHTM nhỏ với nhau thành NHTM cổ phần lớn hơn, phát hành cổ phần phổ thông trên thị trường chứng khoán trong nước để gọi thêm các nhà đầu tư là thể

nhân và pháp nhân ở

trong và ngoài nước hoặc NHTMNN được cổ

phần

hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ba là, cơ cấu lại tài sản và nâng cao năng lực tài chính bằng cách bổ sung, cấp vốn để tăng vốn chủ sở hữu cho NHTMNN được cổ phần hóa và đồng thời tiến hành xử lý nợ xấu thông qua hình thức phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế; nợ xấu được chia thành 5 nhóm: Nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi, nợ

mất vốn. Đối với nợ

xấu của NHTMNN được cổ

phần hóa được Chính

phủ hỗ trợ vốn để các NHTMNN được cổ phần hóa có điều kiện trích lập dự phòng rủi ro. Công ty quản lý tài sản mua nợ xấu của NHTMNN được cổ phần hóa.

Bn là, Trung Quốc đặc biệt coi trọng vai trò của cổ đông chiến

lược nước ngoài và Chính phủ Trung Quốc đã nâng tỷ lệ cổ phần hóa tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài trong một NHTMNN được cổ phần hóa từ 15% đến 20%, tổng tỷ lệ cổ phần tối đa của tất cả các cổ đông nước ngoài vẫn giữ mức 25%; bán cổ phần thông qua đấu thầu công khai.

Năm là, Chính phủ Trung Quốc bán các khoản nợ với giá rẻ để đẩy

mạnh tiến độ

cơ cấu NHTMNN được cổ

phần hóa; phát hành trái phiếu


chuyển đổi và chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng hoặc trái phiếu

thứ cấp thời hạn trên 7 năm thay vì phát hành cổ phần ưu đãi nhằm để các NHTMNN được cổ phần hóa đạt tỷ lệ an toàn vốn là 8%; Chính phủ Trung Quốc tiếp vốn cho các NHTMNN được cổ phần hóa bằng dự trữ ngoại tệ

quốc gia nhằm giảm lượng dự trữ ngoại tệ, giúp tăng tỷ lệ củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư.

1.4.2. Cổ phần hóa NHTMNN tại Việt Nam‌

an toàn vốn,


Ở Việt Nam, trước khi tiến hành cổ phần hóa trong lĩnh vực ngân

hàng các NHTMNN bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB).

Những năm trước đây các NHTMNN đóng vai trò chủ đạo trên các

phương

diện ngân hàng, tài chính như: thị

phần huy động và cho vay, tài

sản có rất lớn. Tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35­37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước [1]. Các NHTMNN hiện nay có rất nhiều chi nhánh từ tỉnh, thành phố, huyện, liên xã. Đó là lực lượng tài chính chủ đạo trong cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Nhìn chung NHTMNN ở Việt Nam đang đóng vai trò chủ chốt trên thị trường ngân hàng song tình hình tài chính của các NHTMNN còn hạn chế, mức độ rủi ro cao, năng lực cạnh tranh thấp. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay: gia nhập Tổ

chức Thương mại Thế

giới (WTO), khu vực mậu dịch tự

do ASEAN


(AFTA) và Hiệp định thương mại Việt Nam­ Hoa Kì (BTA) đã và đang tạo ra nhiều sức ép cho hệ thống NHTMNN. Đó là những thách thức: phải gia nhập vào "sân chơi" cạnh tranh khốc liệt và công bằng với các ngân hàng

nước ngoài có

ưu thế về

vốn, kinh nghiệm quản lí, công nghệ

tiên tiến.

Đồng thời cũng mở ra những cơ hội phát triển cụ thể là:

­ Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàng nhanh chóng tiếp cận với các kiến thức và kinh nghiệm quản lí từ các nước tiên tiến trên thế giới, tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại của nước ngoài. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế làm cho hệ thống ngân hàng minh bạch, hoạt động có hiệu quả và an toàn hơn.

­ Cạnh tranh là động lực để các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng phạm vi, tăng cường khả năng thanh toán cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Do vậy, yêu cầu đối với các NHTMNN hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao nội lực. Cổ phần hóa được coi là giải pháp giúp đẩy mạnh mục tiêu trên, là một bước đi đầu đảm bảo vừa tăng vốn để đạt chuẩn mực quốc tế vừa tạo dựng cơ chế quản lí kinh doanh ngân

hàng hiện đại phù hợp với xu thế

của thời đại. Sự

lớn mạnh của các

NHTMNN sau cổ phần hóa góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh, nhà nước cũng sẽ đảm bảo được quyền kiểm soát hay chi phối đến hoạt động của các ngân hàng với một tỉ lệ cổ phần nhất định.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN, thực hiện thí điểm đầu tiên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – một NHTMNN được coi là mạnh nhất Việt Nam. Tiếp

sau sự

thành công của cổ

phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,


thực hiện tiếp theo với Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Thủ tướng xác định đây là một yêu cầu cấp bách trong việc nâng

cao năng lực cạnh tranh và đổi mới các NHTMNN trước yêu cầu về mở

cửa thị trường và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, cần khẩn trương thực hiện các công việc mà Thủ tướng Chính phủ đã quyết định để hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2007.

Ngày 4/10/2006, Vietcombank đã tiến hành hợp tác với Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm đẩy mạnh quá trình xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng, một bước đi cần thiết cho tiến trình thực hiện cổ phần hóa kế tiếp. Trong tháng 12/2006 Vietcombank lựa chọn đơn vị tư vấn chính thức và sớm thực hiện cổ phần hóa ngân hàng trong quý I/2007.

Thủ tướng cũng đã chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa đối với ba ngân

hàng thương mại còn lại, bao gồm Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt

Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Lộ trình cổ phần hóa ba ngân hàng trên sẽ qua hai bước. Bước 1:

Nâng cao năng lực tài chính theo hướng đạt các chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn quốc tế vào cuối năm 2006 đối với BIDV, Vietinbank; và cuối năm 2007 đối với Agribank.

Bước 2: Từ năm 2007 tiến hành cổ phần hóa BIDV, Vietinbank; từ năm 2008 cổ phần hóa Agribank.

Ngoài ra Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương thực hiện đề án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và hình thành Tập đoàn tài chính bảo hiểm Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.


* BIDV với chiến lược cổ phần hóa

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong bốn NHTM lớn nhất ở Việt Nam, trong những năm gần đây BIDV đã có bước

chuyển mình cơ

bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ

theo hướng một

NHTM đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. BIDV luôn hoàn thành đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp ngân sách

nhà nước. Hiện nay, BIDV đang khẩn trương hoàn thành đề

án cổ

phần

hóa dự kiến sẽ trình NHNN và chính phủ vào quý I/2007, tiến hành định giá vào quý III/2007 và tổ chức bán cổ phần vào đầu quý IV/2007.

­ Những thành tựu của BIDV đảm bảo thực hiện thành công đề án cổ phần hóa là:

+ BIDV thực hiện thành công đề

án cơ

cấu lại, BIDV đã nỗ

lực

tăng cường năng lực phục vụ nền kinh tế thông qua đẩy mạnh công tác huy

động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đối với các thành

phần kinh tế. Năm 2005, tổng tài sản của BIDV đạt 121.403 tỷ đồng, huy động vốn đạt 87.025 tỷ đồng, dư nợ đạt 82.717 tỷ đồng.

+ BIDV chú trọng đẩy mạnh đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ, tạo lập cơ cấu hoạt động đa dạng: tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trên tổng tài sản 72% (năm 2005). Các sản phẩm dịch vụ ngày càng

được đa dạng hóa và có bước phát triển vượt bậc về số lượng và chất

lượng. BIDV đã xây dựng được một hệ thống danh mục các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ trên nền công nghệ mới như ATM, dịch vụ quản lí tiền tự động smart@acount, các loại hình tiết kiệm linh hoạt, home banking, phone banking.

+ BIDV đã tích cực tự huy động vốn trên thị trường để tài trợ cho phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn 1996­2005 BIDV đã thực hiện


cho vay thương mại đối với nền kinh tế với doanh số lên tới trên 550.000 tỷ đồng, góp phần tích cực cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tổng dư nợ 82.717 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho đầu tư các dự án lớn trọng điểm của quốc gia như điện, dầu khí, sắt thép, xi măng. BIDV đã xây dựng và triển khai các định hướng, chính sách tín dụng phù hợp các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện các chương trình kinh tế thuộc các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đầu tư phát triển cơ sở hạ

tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp chế biến, vùng nguyên liệu, nâng

cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, phát triển kinh tế hộ kinh tế trang trại.

gia đình,

+ Cùng với các nỗ lực kinh doanh, BIDV còn nâng cao tính minh

bạch về các báo cáo tài chính. BIDV luôn thực hiện chế độ kiểm toán theo chế độ kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). BIDV đã tạo dựng được uy tín với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Tháng 4/2006, BIDV

trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam tiến hành đánh giá và xếp

hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín toàn cầu Moodys thực hiện. Kết quả của Moodys đã khẳng định năng lực tài chính và độ tín nhiệm của ngân hàng với chỉ số xếp hạng tín nhiệm tiền gửi và xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành đều đạt mức trần xếp hạng quốc gia

­ Bên cạnh những thành tựu đó, BIDV còn bộc lộ một số hạn chế

trong hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn

mới, nhất là trong hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, năng lực tài chính còn hạn chế, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn thấp và chưa đạt yêu cầu theo thông lệ quốc tế. Tính theo toán học, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài


sản có rủi ro của BIDV tính đến 31/12/2005 là 6,68%, trong đó chất lượng

tín dụng còn thấp. Tổng số nợ xấu là 10392, chiếm 12,47% tổng dư nợ,

nguồn nhân lực còn hạn chế, năng lực quản trị cập.

điều hành còn nhiều bất

­ Đề án cổ phần hóa BIDV trong năm 2007:

Để BIDV đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) theo quy định của NHNN thì BIDV đã xây dựng phương án bổ sung vốn chủ sở hữu và đảm bảo nguồn để thực hiện giải pháp cổ phần hóa trình NHNN. Theo phương án này, với mục tiêu thực hiện cổ phần hóa vào năm 2007, BIDV phải lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính trước thời điểm 31/12/2006. Quá trình chuẩn bị các điều kiện cho cổ phần hóa đã được hội đồng quản trị, ban điều hành chủ động tiến hành từ năm 2005 đến nay, theo

dự kiến của NHNN tại văn bản số 768/NHNN­CLPT ngày 6/9/2006 trình

Chính phủ, sau khi trải qua các bước tăng cường năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2006, BIDV sẽ được phép cổ phần hóa từ năm 2007.

+ Nội dung của đề án cổ phần hóa BIDV gồm 4 bước:

Bước 1: chuẩn bị (đến hết năm 2006): hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược giai đoạn 2006­2010, triển khai các đề án xử lí nợ, tăng vốn theo kế hoạch, trình NHNN và chính phủ phê duyệt chủ trương cổ phần hóa. Sau khi được chính phủ chấp nhận chủ trương cổ phần hóa, BIDV tiến hành thuê tư vấn quốc tế và chuẩn bị hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp tài sản, công nợ, đồng thời tiến hành xây dựng đề án cổ phần hóa chi tiết để trình lên NHNN.

Bước 2: xây dựng phương án cổ phần hóa: BIDV dự kiến sẽ trình

NHNN, chính phủ đề

án cổ

phần hóa chi tiết vào quý I/2007. Sau khi có

quyết định cổ phần hóa, BIDV sẽ tiến hành những thủ tục theo chỉ đạo của

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí