Ảnh Hưởng Của Hình Thức Sở Hữu Nhà Nước Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Nhtm


Nhiều nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa lạm phát và tỷ suất sinh lời ngân hàng (Alexious và Sofoklis, 2009, Kasman, 2010). Tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn, từ đó làm gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng còn phụ thuộc vào liệu tiền lương và các chi phí hoạt động khác có tăng với tỷ lệ cao hơn lạm phát hay không. Nếu lạm phát là không đoán trước được và ngân hàng không điều chỉnh lãi suất hợp lý, khi đó có nhiều khả năng chi phí sẽ tăng nhanh hơn doanh thu và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng (Bashir, 2003). Ngoài ra, lạm phát cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ở mức độ khác nhau ở các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Olson và Zoubi (2011), Flamini và cộng sự (2009), lạm phát có tác động tích cực đến lợi nhuận ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên ở các nước thu nhập cao, lạm phát dường như không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời (Dietrich và Wanzenried, 2014). Boyd và cộng sự (2000) cho rằng khi lạm phát ở mức thấp, tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và tín dụng khối tư nhân, quy mô tài sản ngân hàng. Tuy nhiên, Kunt và HuiZinga (1999) lại tìm thấy trong nghiên cứu của mình mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tỷ suất sinh lời của Ngân hàng. Kết quả trên được lý giải là tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào lạm phát tác động đến lương và chi phí hoạt động của ngân hàng. Nếu nhà quản trị dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát thì có thể điều chỉnh hoạt động ngân hàng làm cho thu nhập tăng nhanh hơn chi phí, làm tăng lợi nhuận. Các nghiên cứu gần đây của Alexious và Sofoklis (2009), Kasman (2010) cũng tìm thấy mối tương quan đồng biến giữa lạm phát và tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Như vậy, ảnh hưởng của lạm phát về mặt tổng thể là chưa xác định được.

Thông qua các nghiên cứu trước thì bài luận văn cho rằng các nhân tố chính bên ngoài tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát.


2.4 Ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của NHTM

Như đã thảo luận ở phần 2.3, hình thức sở hữu là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM. Do vậy, các nghiên cứu liên quan đến hình thức sở được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước.

Hình thức sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh là quyền sở hữu tập trung (OWN concentration) và quyền sở hữu hỗn hợp (OWN mix) (Gursoy & Aydogan, 2002). Quyền sở hữu tập trung là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến rủi ro và chi phí giám sát, (Pedersen & Thomsen, 1999). Trong nghiên cứu của Rokwaro (2013) khái niệm mức độ tập trung sở hữu được sử dụng là tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các NH của Kenya. Wen (2010) cũng sử dụng mức độ tập trung sở hữu trong các NHTM nhà nước và các NHNTM tư nhân của Trung Quốc là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất. Antoniadis và cộng sự (2010) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phiếu lớn nhất đến kết quả hoạt động của các NH ở Trung Đông và Nam Phi.

Khái niệm quyền sở hữu hỗn hợp bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước. Các hình thức sở hữu này cũng được đề cập đến trong các nghiên cứu kể trên Rokwaro (2013), Wen (2013), Anstoniadis (2010), Peong (2012). Trong bài luận văn này tác giả dựa trên khía cạnh thứ hai, nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại.

Ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp đã trở thành một đề tài được quan tâm của bởi các nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp nhưng kết quả trái chiều nhau. Xuất phát điểm của những lý luận về vấn đề này đã được Berle và Means đề cập lần đầu tiên trong tác phẩm “Doanh nghiệp hiện đại và tài sản tư nhân” vào năm 1932. Nội dung này đã gợi mở một hướng nghiên cứu mới của rất nhiều học giả trong suốt gần một thế kỷ qua, đặc biệt trong thời gian gần đây ngày càng có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

nhiều nghiên cứu hướng đến một loại hình doanh nghiệp đặc biệt - ngân hàng. Các nghiên cứu này thường được thực hiện đối với các hệ thống ngân hàng trên phạm vi nhiều quốc gia, hoặc một quốc gia riêng lẻ, tập trung chủ yếu ở những quốc gia đang phát triển hay có nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường như Trung Quốc, Đông Âu, Mỹ Latin… Về cơ bản, các nghiên cứu này thường hướng đến tác động của hai loại hình sở hữu: sở hữu Nhà nước và sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sở hữu Nhà nước tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng trong khi sở hữu nước ngoài đem lại những ảnh hưởng tích cực (Demirguç-Kunt và Huizinga, 1999, Claessens và cộng sự, 2001). Short (1979) là một trong số ít nghiên về tỷ suất sinh lời của ngân hàng trên phạm vi đa quốc gia và ông cũng tìm được mối quan hệ nghịch biến giữa sở hữu nhà nước và tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

Sở hữu chính phủ rất được quan tâm trong khía cạnh chấp nhận rủi ro của ngân hàng đặc biệt trong hoạt động cho vay của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Có thể thấy sự ảnh hưởng to lớn của sở hữu nhà nước đến hoạt động cho vay của các ngân hàng qua bài nghiên cứu của Sapienza (2002). Trong cùng một điều kiện huy động vốn nhất định giữa ngân hàng sở hữu nhà nước và ngân hàng tư nhân thì điều khác biệt là ngân hàng có sở hữu nhà nước có xu hướng cho vay với lãi suất thấp hơn khu vực sở hữu tư nhân với cùng những đối tượng khách hàng như nhau. Mặc khác, hoạt động tín dụng của các ngân hàng có sở hữu nhà nước còn bị tác động bởi các hoạt động bầu cử ở địa phương, các khu vực có hoạt động của các đảng phái liên quan đến ngân hàng càng mạnh thì lãi suất cho vay ở khu vực đó càng thấp.

Ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4

Micco và các cộng sự (2004) sau khi phân tích số liệu gồm 50,000 quan sát từ 119 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2002, sử dụng mô hình định lượng riêng cho nhóm quốc gia phát triển và nhóm quốc gia đang phát triển đã thấy được sự khác nhau trong mức độ liên quan giữa sở hữu và tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại. Ông tìm ra rằng ở các nước đang phát triển, mối tương quan giữa hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của Ngân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều đối với các nước công nghiệp phát


triển. Một vấn đề nữa được đề cập trong bài nghiên cứu đó là đối với các quốc gia đang phát triển, nên đẩy mạnh sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài trong ngân hàng. Bởi sở hữu nhà nước tồn tại bấy lâu nay đã đưa ngân hàng hoạt động theo hướng lợi nhuận thấp trong khi chi phí cao. Khu vực tư nhân và nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ suất sinh lời của ngân hàng, tạo ra một nền công nghiệp ngân hàng năng động hơn với tỷ suất sinh lợi cao hơn và chi phí hoạt động giảm đáng kể.

Kobeissi (2004) đã nghiên cứu 249 ngân hàng ở 20 quốc gia Trung Đông và Nam Phi trong 3 năm 2000-2002 với 567 quan sát về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ông cũng sử dụng ROA, ROE để đo lường kết quả hoạt động của ngân hàng và các biến sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước cùng một số biến giả khác để đánh giá tác động đến ROA, ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng tư nhân và đặc biệt là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn các nhóm ngân hàng khác, và hiệu quả hoạt động của ngân hàng sở hữu nhà nước là thấp nhất.

Trong các nghiên cứu về hình thức sở hữu, nghiên cứu gắn liền với sở hữu nhà nước được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây là các nghiên cứu ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nhà nước tại các ngân hàng ở Trung Quốc, Berger và cộng sự (2007) cho rằng sở hữu Nhà nước có liên quan đến sự kém hiệu quả và sự tăng trưởng chậm trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ở các nước đang phát triển có tỷ lệ sở hữu Nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực ngân hàng thì cổ phần hóa có thể là giải pháp quan trọng trong nâng cao tỷ suất sinh lời La Porta và cộng sự (2002).

Kosak và Cok (2008) cũng nghiên cứu mối quan hệ này ở sáu quốc gia Đông Nam Âu (SEE - 6). Họ cũng sử dụng các chỉ số về quyền sở hữu ngân hàng như sở hữu trong nước và sở hữu nước ngoài để đo lường cấu trúc sở hữu, và phân tích chỉ số sinh lời trong suốt thời kì 1995-2004. Kết quả cho thấy sự khác biệt rất nhỏ của khả năng sinh lời giữa ngân hàng sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước.


Bên cạnh đó Kobeissi và Sun (2010) cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của hình thức sở hữu đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Cụ thể, trong nghiên cứu này, các ngân hàng tư nhân và ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài có chỉ số hiệu quả hoạt động cao hơn so với các ngân hàng khác trong mẫu nghiên cứu. Trong khi đó, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lại có vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng về chỉ số hiệu quả. Cuối cùng, các tác giả kết luận những ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu nước ngoài có hiệu quả hoạt động cao hơn ở vùng Trung Đông và Bắc Phi.

Kiruri (2013) nghiên cứu ảnh hưởng cấu trúc sở hữu đến chỉ số sinh lời của các NHTM ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu nước ngoài và vốn chủ sở hữu trong nước có mối tương quan dương với tỷ suất sinh lời ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối tương quan ngược chiều đến tỷ suất sinh lời ngân hàng. Cổ phần hóa sẽ nâng cao tỷ suất sinh lời của ngân hàng và loại bỏ nguy cơ rủi ro hoạt động (Boubakri và cộng sự, 2005). Hỗ trợ cho lập luận này, những phát hiện của Berger và cộng sự trong bối cảnh Argentina những năm 1990 cũng chỉ ra rằng các ngân hàng quốc doanh thường hoạt động kém hiệu quả trước khi trải qua tư nhân hóa, sẽ cải thiện được hiệu suất của họ sau quá trình này.

Trong nghiên cứu của Rokwaro và cộng sự (2013) đã sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất lợi tức trên vốn tự có (ROE) để đo lường kết quả hoạt động của NH, các biến độc lập là mức độ tập trung vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu trong nước và tỷ lệ sở hữu nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sở hữu lớn có tác động ngược chiều đến ROE, trong khi đó tỷ lệ sở hữu nước ngoài tỷ lệ thuận với ROE. Đồng thời, tác giả cũng phát hiện ra mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu trong nước và khả năng sinh lời của các NH ở Kenya. Ngược lại, sở hữu nhà nước có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời.

Tuy nhiên, sở hữu nhà nước không phải lúc nào cũng tác động không tốt đối với tăng trưởng. Porta và cộng sự (2000) phát hiện ra rằng, với thu nhập bình quân đầu người


càng cao, thì tác động tiêu cực càng giảm. Một số ít nhà nghiên cứu lập luận rằng các Ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động hiệu quả hơn Ngân hàng thương mại tư nhân, như Bhattacharyya và cộng sự (1997) khi chỉ ra các Ngân hàng thương mại nhà nước tại Ấn Độ hiệu quả hơn các Ngân hàng thương mại tư nhân. Kết quả này được giải thích một phần do phương pháp hoạch toán kế toán, các khoản trợ cấp của Chính phủ… Altunbas và cộng sự (2011) cũng tìm thấy kết quả tương tự tại các ngân hàng ở Đức.

Như vậy nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tính chất chủ sở hữu có tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra không có mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời của ngân hàng và tính chất sở hữu Bourke (1989), Molyneux và Thornton, (1992). Nghiên cứu của P. Athanasoglou và cộng sự (2008) cho rằng kết quả tình trạng sở hữu không giải thích được tỷ suất sinh lời của ngân hàng, nghĩa là NHTM tư nhân không tạo ra lợi nhuận cao hơn các NHTM nhà nước.

Nghiên cứu đối với Việt Nam, Cornett và cộng sự (2009) đã sử dụng dữ liệu của 16 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và đi đến kết luận là các ngân hàng do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoạt động kém hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng hơn so với các NHTMCP. Nguyễn Hồng Sơn và các tác giả (2015) trong nghiên cứu của mình đã tìm thấy mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM. Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Tấn Hùng (2011) cũng cho rằng các NHTMNN nhìn chung là hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM tư nhân và tại các nước đã phát triển thì tỷ suất sinh lời của NHTMNN bằng 50% của NHTM tư nhân. Sử dụng NIM để đo lường tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013) trong nghiên cứu của mình OWN là biến giả được đưa vào nhằm kiểm định sự khác biệt về thu nhập lãi cận biên giữa các quyền sở hữu trong đó OWN nhận giá trị bằng 1 nếu là NHTM nhà nước và nhận giá trị bằng 0 nếu là NHTM cổ phần. Với mục tiêu đo lường tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thông qua thực nghiệm, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối của 30 NHTM trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012.


Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thu nhập lãi cận biên của NHTM nhà nước thấp hơn NHTM cổ phần.

Như vậy, tuy nghiên cứu về ảnh hưởng của hình thức sở hữu đến tỷ suất sinh lời của NHTM có các kết quả trái chiều nhau nhưng phần lớn kết quả cho thấy là sở hữu nhà nước trong các NHTM đã làm cho chúng hoạt động kém hiệu quả hơn các loại hình ngân hàng khác. Do đó, bài luận văn cho rằng là NHTMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối sẽ có tỷ suất sinh lời thấp hơn các NHTMCP.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết thúc chương 2, luận văn đã làm rò các khái niệm về ngân hàng thương mại, hình thức sở hữu, tỷ suất sinh lời, dựa trên các kết quả của các nhà nghiên cứu trước đây. Ngoài hình thức sở hữu nhà nước nội dung chương hai cũng nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại bao gồm các nhân tố bên trong: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, quản trị chi phí, rủi ro tín dụng, cấu trúc tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên dư nợ cho vay và các nhân tố bên ngoài: lạm phát, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế . Đây là tiền đề quan trọng là nền tảng tiếp tục nghiên cứu trong các chương sau.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HÌNH THỨC SỞ HƯŨ NHÀ NƯỚC VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM


Trải qua hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng. Đặc biệt là sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu của hệ thống ngân hàng. Bốn trong năm NHTMNH đã được cổ phần hóa, sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các NHTMCP cũng đang cấu trúc lại. Tất cả hướng tới sự phát triển vững bền trong quá trình hội nhập. Để đánh giá một cách khách quan ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam ta cần có cái nhìn khái quan về thực trạng hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

3.1 Tổng quan về hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. NHNN vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại. Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường.

Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng. Cụ thể, số lượng NHTMCP đã tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1991- 1993, số lượng NHTMCP nhảy vọt từ 4 lên 41 và đạt đỉnh điểm là 51 vào năm 1997. Sau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022