gia đình phải tự ý thức, tự giáo dục, rèn luyện để nâng cao nhận thức của mình. Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị) phải có trách nhiệm giáo dục giáo dục cho con cháu, cho các em về giá trị đạo đức gia đình truyền thống cần lưu giữ, truyền thống trên kính nhường dưới; truyền thống ông bà độ lượng, con cháu lễ phép, hiếu thảo; truyền thống coi trọng tổ tiên; coi trọng quan hệ gia đình, xóm giềng... Song song với việc giáo dục thì bản thân cũng phải làm gương thực hiện những điều đó.
Những bài học trong giáo dục gia đình sẽ tiếp tục được phát huy và nâng cao khi ở trong trường học, nhà trường coi trọng việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, trong các trường phổ thông, khi con trẻ được giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng của thầy cô giáo, được học các bài học về đạo đức, đạo làm người trong mối quan hệ với ông bà, cha mẹ, anh em, hàng xóm; được nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền dân chủ, bình đẳng trong gia đình và xã hội thông qua các bài học về quyền và nghĩa vụ công dân, bài học về quyền trẻ em, về bình đẳng giới, về vấn đề hôn nhân và gia đình, về phòng, chống bạo lực gia đình... Điều này giúp cho con trẻ có nhận thức đúng đắn về vấn đề đạo đức, cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội và phát huy được các giá trị, khắc phục được những hạn do ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo tác động đến gia đình hiện nay.
Nhận thức của các thành viên gia đình sẽ được hoàn thiện hơn trong một môi trường xã hội lành mạnh, đặc biệt có sự hoạt động tích cực của các đoàn thể chính trị - xã hội (Hội liên hiệp phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên...) trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.
Hội Người cao tuổi các địa phương cần triển khai sâu rộng những phong trào như: Người cao tuổi “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”, “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; tuyên truyền cho các thành viên trong Hội về việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của của người đứng đầu gia đình trong
việc giáo dục gia đình giữ gìn đạo đức nhân nghĩa, hòa thuận, hiếu đễ, nền nếp gia đình; coi trọng các mối quan hệ gia đình và có lối sống tình nghĩa với cộng đồng; khắc phục tình trạng gia trưởng, mất dân chủ, coi thường người phụ nữ trong gia đình; động viên, nhắc nhở con cháu tổ chức ma chay, giỗ chạp, cưới hỏi gọn gàng, hợp lý, tiết kiệm; không gây áp lực cho con cháu trong việc đẻ con trai nối dõi tông đường…
Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp của địa phương cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để bản thân các thành viên trong Hội - những người phụ nữ trong gia đình hiểu được sự cần thiết của việc giữ gìn các giá trị tốt đẹp của công, dung, ngôn, hạnh truyền thống trong gia đình hiện nay, hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc “giữ lửa”, “xây tổ ấm” gia đình, hiểu được vai trò và trách nhiệm quan trọng của mình trong thực hiện phong trào “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh ĐBSH đồng loạt tổ chức hàng năm để hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam. Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để hội viên nắm được những quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân người phụ nữ, như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, những quy định trong kế hoạch hóa gia đình, cách thức phòng chống bạo lực gia đình… Một thực trạng khi nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến người phụ nữ ĐBSH hiện nay là: Do tâm lý an phận thủ thường, một số phụ nữ vùng ĐBSH hiện nay tự bằng lòng với cuộc sống của mình, an phận với công việc nội trợ chăm sóc gia đình mà xa rời các mối quan hệ xã hội, đánh mất cơ hội phát triển của mình và gây lãng phí nguồn nhân lực nữ trong xã hội; một số phụ nữ lựa chọn cách im lặng và chấp nhận bị chồng bạo hành, với quan điểm “phận làm phụ nữ”, “xấu chàng hổ ai”, hay im lặng để giữ gìn “hòa khí gia đình”… Chính vì vậy, trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ là cần tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm trong các dịp kỷ niệm như ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) để ôn lại truyền thống hào hùng bất khuất của phụ nữ, đồng thời tuyên truyền để phụ nữ phát huy quyền dân chủ, bình đẳng trong gia đình, phòng và chống bạo lực gia đình… Ngoài ra, định kỳ trong năm,
Hội Liên hiệp phụ nữ cần tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, cách thức nuôi con khỏe dạy con ngoan…, tổ chức các buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về gia đình, về phòng chống bạo hành, bất bình đẳng giới…, nhằm nâng cao nhận thức của hội viên trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ và tích cực tham gia công tác xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Từ Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Nho Giáo Đối Với Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Hiện Nay
- Bất Cập Giữa Yêu Cầu Phát Triển Kinh Tế, Văn Hóa Làm Tiền Đề Cho Việc Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực, Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Đạo Đức
- Quan Điểm Cơ Bản Nhằm Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực Và Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Đạo Đức Nho Giáo Đối Với Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng
- Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Gia Đình Gắn Với Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực, Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Đạo Đức Nho Giáo Đối
- Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 19
- Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 20
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Đoàn thanh niên địa phương: Phát huy sức mạnh và tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong các phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”; “Thanh niên nói không với tệ nạn xã hội”. Ngoài ra Đoàn thanh niên (nhất là cấp xã, phường) cần tích cực tổ các buổi sinh hoạt, buổi tọa đàm, các cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của thanh niên trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, tăng cường những hiểu biết và cách thức ứng xử chuẩn mực trong quan hệ gia đình, là con ngoan, trò giỏi và công dân gương mẫu trong cộng đồng. Cần tuyên truyền cho hội viên có hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn để đóng góp ý kiến cho ông bà, cha mẹ trong xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh; có tiếng nói và hành động cụ thể để khắc phục nhưng tư tưởng bảo thủ, những hành vi vi phạm pháp luật trong gia đình như tình trạng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình..., góp phần vào xây dựng GĐVH.
Thứ hai, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ (đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác gia đình)
Để làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền, thuyết phục người dân phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thì đòi hỏi bản thân người cán bộ phụ trách phải nhận thức đúng đắn về vấn đề này, từ đó vận dụng vào công tác xây dựng chính sách, lãnh đạo quản lý, đặc biệt đối với cán bộ trực tiếp làm công tác gia đình. Để đạt được điều đó thì đội ngũ cán bộ cần phải được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn về công tác gia đình và xây dựng GĐVH, có hiểu biết sâu về
phong tục, tập quán, văn hóa và lối sống của người dân địa phương; có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác gia đình và xây dựng GĐVH, đặc biệt cán bộ làm công tác gia đình cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, có sự kiên trì bền bỉ và những kỹ năng ứng xử khéo léo trước những vấn đề phức tạp đặt ra từ công tác gia đình và trong quá trình tiếp xúc, làm việc với người dân.
Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình; đồng thời tổ chức các buổi hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề để nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác gia đình về những ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo với tư cách một hệ thống chuẩn mực đạo đức truyền thống, hiện nay vẫn đang tác động lớn đến suy nghĩ và hành động của người dân trong các mối quan hệ ứng xử gia đình, những biểu hiện cụ thể và đời thường của nó, đang hiện hữu ở nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình trong vùng hiện nay như: tình trạng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, thiếu dân chủ và bất bình đẳng trong các mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái; vợ - chồng; anh - em... Chỉ khi nhận thức rõ được nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện đó là xuất phát từ các tập tục truyền thống của địa phương, gia đình mang nặng ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo thì cán bộ làm công tác gia đình mới có thể tìm ra cách giải quyết hiệu quả, từ đó không còn cảm thấy “xa lạ” hay coi nhẹ việc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo.
Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình và xây dựng GĐVH. Thực tế hiện nay, ở nhiều tỉnh vùng ĐBSH, đặc biệt là ở cấp xã, thôn chưa có cán bộ chuyên trách về gia đình, mà thường chỉ có 1-2 cán bộ phụ trách toàn bộ mảng văn hóa - đoàn thể, công việc quá nhiều, thiếu kiến thức chuyên môn sâu về công tác gia đình, thu nhập từ lương và chế độ trợ cấp đãi ngộ thấp..., dẫn tới họ không mặn mà, thiếu trách nhiệm, không chủ động trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn về công tác xây dựng GĐVH. Do đó, nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần có sự quan tâm đúng mức đến đội ngũ này. Cần đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ chuyên trách làm việc ở các xã, phường kiến thức chuyên sâu về công tác gia đình; có chế độ đãi ngộ phù hợp; có sự tổng kết và tuyên dương các tấm gương cán bộ giỏi trong công tác xây dựng GĐVH. Điều đó, sẽ khuyến khích họ nỗ lực phấn đấu, chủ động học tập nâng cao trình độ nhận thức để hoàn thành tốt công việc.
4.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa tạo điều kiện phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa
Thực tế cho thấy, mặc dù ĐBSH là vùng có nền kinh tế phát triển, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhưng chính điều đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các vùng dân cư (thành thị - nông thôn), sự chênh lệch về khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình. Vì thế, trong vùng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, những hộ gia đình sống trong cảnh nghèo túng, thiếu thốn về điều kiện kinh tế, cùng với đó là những hạn chế, tồn tại về mặt văn hóa, xã hội..., dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo vẫn có cơ hội tồn tại, phát triển như tình trạng mất dân chủ, gia trưởng, trọng nam khinh nữ; tình trạng phá vỡ kế hoạch hóa gia đình, đẻ nhiều, đẻ cố con trai; tình trạng bạo hành với phụ nữ, trẻ em trong gia đình…, còn tồn tại ở nhiều địa phương. Đồng thời, tác động mặt trái của nền KTTT đến Vùng đã làm cho những giá trị đạo đức của Nho giáo về đạo “hiếu” (trong quan hệ cha mẹ - con cái), về sự “chung thủy” (trong quan hệ vợ chồng), về sự “hòa thuận”, đoàn kết (trong quan hệ anh em), hay lối sống “tình nghĩa” xóm giềng..., có xu hướng bị mai một. Do đó, để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay thì cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, văn hóa và khắc phục tác động mặt trái của nền KTTT đến Vùng bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất cho các hộ gia đình.
Thực tế xã hội cho thấy, khi kinh tế nghèo đói, con người khó có thể thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, bổn phận, chuẩn mực đạo đức với những
người xung quanh, kể cả những người thân trong gia đình. Kinh tế nghèo đói, các gia đình sẽ không có thời gian quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng thành viên. Cái nghèo, sự túng thiếu, khó khăn về mặt kinh tế là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới mâu thuẫn, xung đột và bạo lực gia đình, làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức truyền thống quý báu như giá trị của tình yêu thương, sự chia sẻ, giá trị của đạo hiếu, của nền nếp, hòa thuận gia đình, đồng thời tạo điều kiện cho những thói quen, hủ tục lạc hậu có cơ sở tồn tại như tình trạng mất dân chủ trong gia đình, tình trạng đẻ nhiều, bất bình đẳng nam nữ và bạo lực gia đình… Ngược lại, kinh tế no đủ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho một gia đình ổn định, phát triển và hạnh phúc. Do vậy, để phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong gia đình và xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay thì cần nâng cao đời sống vật chất bằng cách tăng cường phát triển kinh tế gia đình.
Bằng các hình thức khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, cấp ủy và chính quyền các tỉnh ĐBSH cần có các chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các hộ gia đình có tư liệu, có vốn để sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Phát triển kinh tế gia đình ở vùng ĐBSH (nông dân và nông thôn chiếm tỷ lệ cao), đòi hỏi cần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, có điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa, từ đó nâng cao hiểu biết, tri thức văn hóa và những giá trị đạo đức mới, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu xuất phát từ tư tưởng đao đức Nho giáo (đẻ nhiều, đẻ bằng được con trai...). Đồng thời, chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên, khắc phục tệ nạn xã hội rượu chè, cờ bạc..., qua đó gắn kết con người với gia đình, họ hàng, làng xóm, đất nước - môi trường thuận lợi để xây dựng GĐVH.
Đối với vùng nông thôn cần đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới, có chính sách khuyến nông, giao đất, giao rừng, hỗ trợ vốn, kinh nghiệm sản xuất, học tập nghề... Trong những năm
qua, mặc dù kinh tế hộ gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng đang có điều kiện phát triển so với các vùng miền khác do những điều kiện thuận lợi về đặc trưng nhân khẩu - xã hội và thực hiện chính sách kinh tế - xã hội. Nhưng, vẫn chưa thể xác lập được các mô hình để phát triển đại trà trong các cộng đồng. Để kinh tế hộ gia đình phát triển trong điều kiện mới một cách bền vững, rất cần có sự tham gia phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố: hiệp hội, tổ chức, hợp tác xã, áp dụng khoa học - công nghệ, thị trường, vốn, đất đai, ngành nghề truyền thống, sức lao động, giao thông, quy hoạch và thực hiện các khu tiểu thủ công nghiệp, trang trại, dịch vụ..., tập trung ở các địa phương, nhằm hướng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình một cách đồng bộ. Đối với thành thị, có chính sách khuyến khích kinh doanh, dịch vụ..., từ đó tạo điều kiện để ổn định đời sống gia đình, tạo nền tảng vật chất cho việc phát triển đạo đức gia đình. Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, y tế; có chính sách chăm lo đến người già, trẻ em. Đặc biệt, tạo điều điều kiện để phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, sinh hoạt xã hội, văn hóa, tinh thần, nâng cao tri thức, sức khỏe..., góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực do tư tưởng đạo đức Nho giáo đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ cho đến tận ngày nay.
Các hộ gia đình, các thành viên trong gia đình cũng cần tự ý thức làm giàu, tăng gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất. Bản thân các gia đình phải tự ý thức tổ chức phát triển kinh tế, không ngừng đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng đa canh, đa con, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất. Bên cạnh đó, trong điều kiện đất đai canh tác ngày càng hạn chế, thu nhập lao động nông nghiệp thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu đời sống ngày càng cao, do vậy, các hộ gia đình cần mạnh dạn dịch chuyển phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng làm tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán, dịch vụ, phải biết cách làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình mới thực sự bền vững.
Hai là, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh gắn với phát huy các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống, đồng thời xóa bỏ những tập tục lạc hậu, phản tiến bộ.
Đạo đức Nho giáo với những tàn dư của nó không chỉ tồn tại dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội mà còn dựa trên cơ sở văn hóa tinh thần, đặc biệt là những phong tục, tập quán, thói quen trong đời sống gia đình và cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu của của đạo đức Nho giáo tác động đến gia đình và công tác xây dựng GĐVH vùng ĐBSH thì ngoài việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, còn cần phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và tiến bộ, gắn với việc cải tạo các phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu của địa phương.
Đồng bằng sông Hồng là vùng đất có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng không chỉ bởi đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa trong lịch sử, mà hiện tại, Vùng còn có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn văn hóa mới từ các nước trên thế giới du nhập vào do sự mở cửa, hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay. Đặc biệt trong nền KTTT hiện nay, người dân ngày càng được hưởng thụ nhiều dịch vụ văn hóa tinh thần một cách thuận tiện nhất. Tuy nhiên, chính sự tác động của đời sống văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú hiện nay làm cho một bộ phận gia đình “mất phương hướng” trong việc tiếp nhận các giá trị văn hóa; nhiều tập tục truyền thống mang tính lạc hậu vẫn tồn tại; cùng với đó là sự tác động mạnh mẽ của luồng văn hóa phương Tây thiếu chọn lọc, trong khi đó thiết chế văn hóa ở các địa phương thì chưa đồng bộ và còn hạn chế (đặc biệt ở các vùng nông thôn)…, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của từng gia đình. Do vậy, để tạo ra môi trường văn hóa tinh thần thuận lợi nhất cho việc phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG đến các gia đình ĐBSH, góp phần xây dựng GĐVH thì cần phải hoàn thiện thể chế và thiết chế văn hóa của Vùng.
Về thể chế văn hóa: Do sự đa dạng, phức tạp của môi trường văn hóa hiện nay, sự đan xen giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, cái