Quan Điểm Cơ Bản Nhằm Phát Huy Ảnh Hưởng Tích Cực Và Hạn Chế Ảnh Hưởng Tiêu Cực Của Đạo Đức Nho Giáo Đối Với Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng


Chương 4

QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


4.1. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.1.1. Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng gắn với Chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và của vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Gia đình và xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại nhau; sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là điều kiện khách quan mang tính quyết định đến sự biến đổi, phát triển của gia đình, là tiền đề, cơ sở để xây dựng GĐVH. Đồng thời, sự ổn định và hạnh phúc của mỗi gia đình chính là nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện thành công các chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, việc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH cần gắn với chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và của Vùng để từ đó hình thành các giải pháp đồng bộ, vừa góp phần xây dựng gia đình, vừa thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” [29, tr.523].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã xác định nhiệm vụ cụ thể đó là: Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt


đẹp của gia đình Việt Nam; nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ; coi trọng xây dựng GĐVH; xây dựng MQH khăng khít giữ gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể thấy, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trở thành mục tiêu phấn đấu và nhiệm vụ chiến lược trong TKQĐ lên CNXH của đất nước ta. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự tác động mạnh mẽ của mặt trái nền KTTT, của hội nhập quốc tế làm cho nhiều giá trị văn hóa dân tộc bị mất đi, nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai mang tính tiêu cực du nhập thì mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc càng được Đảng, Nhà nước ta coi trọng hơn lúc nào hết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Ngày 23 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 795/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020. Trong bản Quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH đã thể hiện rõ quan điểm phát triển, đó là: “Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các nhu cầu an sinh và trật tự an toàn xã hội”, với mục tiêu tổng quát là:

Xây dựng vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội [86, tr.1].

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 16

Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đó thì đòi hỏi về mặt xã hội cần có chiến lược phát triển gia đình và xây dựng GĐVH, khắc phục những tàn dư, tiêu cực của văn hóa GĐTT (nói chung) và ĐĐNG (nói riêng) như tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, mất dân chủ và thiếu bình đẳng trong gia đình… phát huy những giá trị của văn hóa gia đình truyền thống, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo động lực cho sự phát triển phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.


4.1.2. Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng gắn với Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Mục tiêu tổng quát mà Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đề ra là: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội” [87, tr.2]. Để đạt được mục tiêu tổng quát này, Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đã đề ra những mục tiêu cụ thể, trong đó nhấn mạnh mục tiêu:

Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển... Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên và đến năm 2020 đạt 85% trở lên hộ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐVH. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi [87, tr.2-3].

Trong quá trình xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH chịu sự ảnh hưởng rất lớn (vừa tích cực vừa tiêu cực) của ĐĐNG (như phần 3.2 đã trình bày). Từ thực tế sự ảnh hưởng đó, vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng GĐVH là cần phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo, mà thực chất của xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay là góp phần thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Do vậy, việc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH cần gắn với việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược này.


4.1.3. Xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng gắn với trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các gia đình và từng cá nhân

Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH (nói riêng) và cả nước (nói chung) là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và phức tạp. Bởi vì, đạo đức Nho giáo với tư cách là một hệ thống chuẩn mực đạo đức truyền thống đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt trong đời sống gia đình và xã hội, hình thành tính cách, thói quen, tập tục của từng cá nhân, gia đình và tâm lý xã hội… Vì thế, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH thì đòi hỏi cần phải phát huy tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các gia đình và từng cá nhân trong Vùng.

Đối với hệ thống chính trị: Từng bộ phận trong hệ thống chính trị cần nâng cao trách nhiệm của mình và có sự gắn kết với nhau trong việc đề ra đường lối, chỉ đạo thực hiện và giám sát quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG đến việc xây dựng GĐVH. Cụ thể, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam - với tư cách là tổ chức đề ra chủ trương, đường lối chỉ đạo cần có những nghị quyết, những văn bản chỉ thị cụ thể về việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH và trong đời sống xã hội. Nhà nước CHXHCN Việt Nam cần cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề này thành các điều luật quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân, gia đình trong việc thực hiện, tăng cường trách nhiệm pháp lý và các hình thức xử phạt đối với những hành vi vi phạm giá trị đạo đức truyền thống Nho giáo, hoặc bảo lưu những hạn chế, tiêu cực của đạo đức Nho giáo gây hậu quả tiêu cực đối với gia đình và xã hội. Các Bộ, Ban, Ngành và các Đoàn thể chính trị - xã hội cần tăng cường trách nhiệm và hiệu quả trong việc thưc hiện các nhiệm vụ nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH. Đặc biệt, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm,


sự tự giác, tích cực và chủ động của các gia đình và từng thành viên về vấn đề này nhằm hướng tới xây dựng gia đình no ấm - tiến bộ - hạnh phúc - văn minh.

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.2.1. Nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa

Nhận thức quyết định thái độ và hành vi của con người. Vì thế, việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH chỉ đạt hiệu quả cao khi các thành viên trong gia đình và cộng đồng (đặc biệt là đội ngũ cán bộ) hiểu một cách sâu sắc về sự ảnh hưởng hai mặt của ĐĐNG đến các mối quan hệ đạo đức gia đình trong quá trình xây dựng GĐVH. Từ đó mới có hành động cụ thể, thiết thực để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng GĐVH. Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu ở vùng ĐBSH cho thấy: nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ về vấn đề này vẫn còn hạn chế (xem mục 3.3.1). Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đạo đức gia đình đang có sự biến đổi phức tạp và ảnh hưởng của ĐĐNG với tư cách là yếu tố văn hóa - đạo đức truyền thống cũng đang tác động đến các mối quan hệ gia đình một cách phức tạp, khó nhận diện, thì việc nâng cao nhận thức cho gia đình và cán bộ làm công tác gia đình về vấn đề này là thật sự cần thiết. Để làm được điều này thì cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình

Chủ thể xây dựng GĐVH chính là các gia đình, là từng thành viên trong GĐ. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho từng thành viên hiểu về vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình, trong việc phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG đối với việc xây dựng GĐVH ở địa phương hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các thành viên gia đình vùng ĐBSH chưa thấy được sự tác động của ĐĐNG với tư


cách là chuẩn mực đạo đức truyền thống, ăn sâu bám rễ trở thành tập tục, thói quen và chi phối hành vi ứng xử của họ trong gia đình hiện nay như thế nào? Cần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đó ra sao để giữ gìn hạnh phúc gia đình trong xây dựng GĐVH? Do đó, để nâng cao nhận thức cho họ về vấn đề này thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo, về việc phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực của ĐĐNG đến các MQH đạo đức gia đình trong quá trình xây dựng GĐVH hiện nay.

- Về nội dung tuyên truyền: tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình hiểu được những giá trị đạo đức truyền thống cần phát huy trong giữ gìn hạnh phúc GĐ hiện nay, cũng chính là cơ sở để xây dựng GĐVH, đó là xây dựng mối quan hệ tình nghĩa giữa các thành viên: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; vợ chồng yêu thương, thủy chung, gắn bó; anh em hòa thuận “anh độ lượng, em lễ phép”; các thành viên trong gia đình có mối quan hệ tình nghĩa, đoàn kết với cộng đồng xã hội... Đồng thời cần tuyên truyền xóa bỏ các tập tục, thói quen cũ trong quan hệ ứng xử gia đình như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng “cha nói gì con phải nghe”, “chồng nói gì vợ phải nghe ”, “Anh nói gì các em phải nghe” (quyền huynh thế phụ) và tình trạng cát cứ, bè phải của các gia tộc, dòng họ lớn gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong cộng đồng, làng xóm.

- Về hình thức tuyên truyền: cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Trước hết, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thông qua đội ngũ cán bộ,

báo cáo viên làm công tác gia đình và xây dựng GĐVH. Cán bộ, báo cáo viên làm công tác gia đình cần phải có kiến thức, có kỹ năng, nắm bắt được tâm lý, thói quen của người dân trong vùng, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao (vì đây là một vấn đề phức tạp, không thể một sớm một chiều, do đó đội ngũ cán bộ, báo cáo viên cần phải có tâm huyết, sự kiên trì để thực hiện được phương châm “mưa dầm thấm lâu” trong tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình phát huy các giá trị tích cực, loại bỏ các hạn chế, hủ tục của đạo đức Nho giáo


còn tồn tại; cán bộ, báo cáo viên cần trau dồi kinh nghiệm thực tiễn thông qua quá trình công tác để có thể xử lý các vấn đề, các tình huống tế nhị và phức tạp trong hoạt động tuyên truyền công tác gia đình.

Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi truyền thông và mạng xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ thì việc đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, internet, bản tin, panô, áp phích, tranh cổ động..., để tuyên truyền cổ động cho các sự kiện về gia đình như: ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Tháng hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11)..., và trong thời điểm triển khai các chiến dịch, các phong trào như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng GĐVH. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt hiệu quả là tuyên truyền thông qua đài phát thanh và truyền hình địa phương. Vì thế, cần có một khung giờ để đài phát thanh, truyền hình địa phương (hoặc loa phát thanh) phát về các tấm gương GĐVH tiêu biểu trong việc giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống, những tấm gương về đạo hiếu; về tình cảm yêu thương gắn bó đoàn kết gia đình; về lòng chung thủy; về nền nếp gia đình ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo... Không những vậy, cần tận dụng phương tiện thông tin truyền thông để lên án những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức gia đình, vi phạm quyền dân chủ, bình đẳng của các thành viên như: sự mất dân chủ, thiếu bình đẳng của cha mẹ đối với con cái; của chồng đối với vợ; bạo lực gia đình với phụ nữ, trẻ em, người già; con cái bỏ cha mẹ già không chăm sóc, phụng dưỡng; anh em mâu thuẫn, đánh chửi nhau... Những thông tin truyền thông này không những góp phần nâng cao nhận thức của người dân, mà còn tranh thủ dư luận xã hội để định hướng nhận thức, phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo tồn tại trong gia đình hiện nay, cản trở quá trình xây dựng GĐVH ở địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền bằng việc sử dụng các hình thức: sân khấu hóa, các diễn đàn, các câu lạc bộ, các cuộc thi... Đây vừa là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả (do mang tính trực quan cao), vừa là một sân chơi bổ ích để


các gia đình có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu và nâng cao nhận thức trước những biến đổi phức tạp của đạo đức gia đình trong nền KTTT hiện nay, những giá trị cần phát huy, những hủ tục cần khắc phục từ sự tác động của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng gia đình và GĐVH. Hình thức tuyên truyền này được lồng ghép và truyền tải một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các sân chơi mang tính chất sân khấu hóa nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.

Cần gắn các hoạt động tuyên truyền với việc tổng kết hoạt động thực tiễn, khen thưởng các tấm gương gia đình điển hình trong xây dựng GĐVH, trong giữ gìn các giá trị gia đình truyền thống. Làm tốt điều này góp phần giúp các cơ quan quản lý công tác gia đình ở các địa phương nắm bắt được tình hình thực tiễn, chỉ ra được ưu nhược điểm và những kinh nghiệm trong thực tế công tác, có cơ sở để định hướng cho các hoạt động tuyên truyền tiếp theo, đồng thời là dịp để tuyên dương các gia đình điển hình tiêu biểu trong công tác gia đình. Các danh hiệu trao tặng như: danh hiệu GĐVH; GĐVH tiêu biểu; Gia đình ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo; Gia đình nuôi con khỏe dạy con ngoan…, là sự ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của các gia đình trong xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, là tấm gương cho các hộ gia đình trong cộng đồng noi theo.

Hai là, kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc nâng cao nhận thức cho các thành viên về việc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến các mối quan hệ đạo đức gia đình trong quá trình xây dựng GĐVH hiện nay.

Nhận thức của con người là một quá trình, được hình thành và phát triển từ môi trường giáo dục của gia đình, cho đến nhà trường và cộng đồng xã hội. Do đó, để nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình trong việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các chuẩn mực đạo đức Nho giáo thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức sẽ không thể đạt hiệu quả nếu bản thân các gia đình, các thành viên trong gia đình không tự giác, chủ động trong việc giáo dục nâng cao nhận thức. Do vậy, bản thân các thành viên trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023