Một Số Vấn Đề Đặt Ra Từ Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Nho Giáo Đối Với Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Hiện Nay


thấy: Vấn đề mà các thành viên trong gia đình ĐBSH quan tâm trước nhất là sự yêu thương, hòa thuận, gắn bó giữa anh, chị, em chứ không phải sự giúp đỡ nhau về mặt vật chất, tiền bạc là yếu tố đặt lên hàng đầu. Trong một nghiên cứu khác về “Hệ giá trị gia đình - nhìn từ góc độ mức sống” (Qua khảo sát ở tỉnh Thái Bình), tác giả Lê Ngọc Văn đã lấy ý kiến của ba nhóm gia đình có mức sống khác nhau, khi được hỏi về mối quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình thì thấy, mặc dù các gia đình có sự chênh lệch nhất định khi đánh giá về giá trị gia đình “Anh em hòa thuận” (với 87,3% ở nhóm người nghèo, 84,9% nhóm người giầu, đặc biệt 90% là ở nhóm có mức sống trung bình) nhưng một điểm chung là họ đều rất coi trọng và đề cao “sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc nhau” [114, tr.147]. Trong khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay biểu hiện ở điểm nào sau đây?” thì có 87.3% người dân trả lời: “Anh em hòa thuận, thương yêu, đoàn kết” (phụ lục 5.7). Như vậy, có thể thấy, biểu hiện cơ bản và phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa anh - em trong gia đình ĐBSH hiện nay là rất chú trọng đến “sự hòa thuận, yêu thương, đoàn kết”. Điều này có ý nghĩa quan trọng và tác động tích cực, thúc đẩy quá trình xây dựng GĐVH ở địa phương.

Thứ hai, thể hiện trong sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau

Mặc dù anh em “kiến giải nhất phận” (anh em khi đã trưởng thành thì ai phải tự lo phận người ấy), nhưng do ảnh hưởng của tư tưởng “huynh lương, đệ đễ” của ĐĐNG mà cho đến nay, trong GĐ ở vùng ĐBSH, anh - chị - em vẫn luôn có sự quan tâm, sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn hay khi có công to việc lớn. Đây trở thành một nét đẹp trong đời sống và ứng xử của người dân vùng ĐBSH. Chính vì vây, nên khi được hỏi về sự tương trợ lẫn nhau trong quan hệ anh em gia đình vùng ĐBSH thì khoảng 50% số người được hỏi cho biết “khi gặp khó khăn về kinh tế họ thường trông cậy vào sự giúp đỡ của anh chị em”, với quan điểm “Anh em ruột thịt thì phải lo cho nhau chứ. Ví dụ như là người này có công có việc thì anh em giúp đỡ lẫn nhau, gặp hoạn nạn thì phải giúp đỡ nhau, khó khăn thì cũng giúp đỡ nhau. Có như vậy anh em mới thân thiết được, chứ thấy anh em gặp khó khăn mà mình không


giúp đỡ không quan tâm thì đến lúc ngược lại cũng không ai giúp đỡ mình” (nữ, 62 tuổi, nông thôn) [114, tr.234-235]. Trong khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?” thì có 77.3% người dân trả lời: “Anh em nương tựa, giúp đỡ nhau”. Chính sự nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh em trong gia đình đã tạo nên tạo nên sức mạnh để giúp nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau xây dựng gia đình ổn định, phát triển.

Thứ ba, thể hiện trong sự bao dung và lễ phép

Tư tưởng “huynh lương, đệ đễ” trong đạo đức Nho có ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì nền nếp trên dưới giữa anh, chị, em trong gia đình ĐBSH hiện nay. Quan hệ ứng xử giữa anh em trong gia đình về cơ bản vẫn dựa trên nguyên tắc “kính trên nhường dưới”, “anh độ lượng, em lễ phép”. Đây là đánh giá chung của đa số người dân ĐBSH khi được hỏi về quan niệm “Anh độ lượng, em lễ phép” (thông qua tương quan giữa các nhóm xã hội): Dựa vào giới tính, có 91,4% nam giới cho rằng “quan niệm anh độ lượng, em lễ phép” là đúng hoàn toàn, câu trả lời này ở nữ là 85,9%; Dựa vào khu vực cư trú, có 89,7% người dân ở đô thị khẳng định: quan niệm “Anh độ lượng, em lễ phép” là đúng hoàn toàn, câu trả lời này ở người dân nông thôn là 86,6%; Dựa trên khảo sát về độ tuổi cho thấy: ở độ tuổi càng cao thì quan điểm về “Anh độ lượng, em lễ phép” càng được coi trọng, với 93,2% người dân từ 55 tuổi trở lên lựa chọn, tỷ lệ này giảm xuống 86,8% với những người ở độ tuổi 36 đến 54 và giảm xuống 83,5% với những người dưới 35 tuổi [114, tr.235]. Thông qua kết quả khảo sát này cho thấy, mặc dù tương quan giữa các nhóm xã hội có sự chênh lệch nhất định trong quan điểm về quan hệ ứng xử anh em trong gia đình (người cao tuổi ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng lễ giáo này hơn người trẻ tuổi, nam ảnh hưởng sâu sắc hơn nữ, người đô thị coi trọng hơn người nông thôn). Nhưng nhìn chung, người dân có sự tương đồng cao trong việc thừa nhận trật tự nền nếp trên dưới giữa quan hệ anh em trong gia đình.

Đặc biệt, quan hệ anh em trong gia đình ĐBSH còn thể hiện rõ vai trò và uy tín của người anh cả đối với các em. Do ảnh hưởng bởi tư tưởng “hiếu đễ” của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Nho giáo nên hầu như trong các gia đình ĐBSH, sau khi cha mẹ qua đời, anh cả thường có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên và thay cha mẹ chăm sóc, bảo ban các em. Theo khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?” thì 61.7% người trả lời khẳng định “Anh cả có uy tín trong gia đình và được các em kính trọng” (phụ lục 5.7). Chính sự bao dung và coi trọng trách nhiệm của người anh, cùng sự lễ phép, nghe lời của người em đã tạo nên lối sống nhường nhịn, thuận hòa trong gia đình, góp phần khắc phục sự tác động tiêu cực của yếu tố KTTT đến quan hệ anh em trong gia đình ĐBSH hiện nay.

3.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 14

Một là, thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ ứng xử giữa anh và em; giữa anh em trai với chị em gái.

Do ảnh hưởng bởi quan điểm “quyền huynh, thế phụ” và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nên trong GĐ ĐBSH vẫn có sự phân biệt đối xử giữa anh với em, giữa anh em trai với chị em gái trong gia đình. Theo khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay được biểu hiện ở điểm nào sau đây?” thì có 46% người dân lựa chọn “Anh nói em phải nghe” và 32% người dân lựa chọn “Anh trai nói gì em gái phải nghe” (phụ lục 5.7). Điều đó cho thấy, sự thiếu bình đẳng trong quan hệ ứng xử này không chỉ tồn tại trong GĐ xưa, mà hiện nay, do ảnh hưởng bởi yếu tố truyền thống văn hóa và giáo dục GĐ theo quan điểm Nho giáo, thì tình trạng phân biệt đối xử giữa anh - chị- em vẫn tồn tại ở không ít gia đình người dân vùng ĐBSH hiện nay.

Hai là, thể hiện trong sự tuyệt đối hóa vai trò của người anh cả.

Do ảnh hưởng bởi tư tưởng “Hiếu đễ” và “quyền huynh thế phụ” của Nho giáo, người anh cả có trách nhiệm thay cha mẹ chăm sóc, dạy bảo các em, đặc biệt ở ĐBSH, anh trai cả còn có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Do đó, “Điểm khác biệt rõ nhất được nhiều người thừa nhận là con trai trưởng vẫn luôn có vị trí đặc biệt trong gia đình” [31, tr.247].


Anh cả được coi trọng hơn, có tiếng nói và quyền quyết định đối với các em trong gia đình. Cha mẹ có thể ở cùng con thứ lúc còn trẻ khỏe, nhưng khi già yếu thì họ thường về ở với con trưởng vì quan niệm “chết phải chết ở nhà con trưởng” do con trưởng “có trách nhiệm giỗ tết ma chay cho bố mẹ khi bố mẹ qua đời” [31, tr.294]. Chính vì thế nên trong gia đình con trưởng rất được coi trọng, có tới 40,4% người dân cho rằng “Con trai trưởng được bố mẹ coi trọng hơn cả” [31, tr.248] và quyền uy của người ảnh cả cũng cao hơn các em trong gia đình, dẫn đến những hành động mang tính áp đặt và mệnh lệnh của anh cả với các em. Trong khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay được biểu hiện ở điểm nào sau đây?” thì vẫn có 22.5% người dân cho rằng “Anh cả áp đặt và mệnh lệnh với các em”.

Bên cạnh vai trò và quyền uy (quyền huynh, thế phụ) thì áp lực đối với anh trai cả trong gia đình cũng lớn hơn nhiều so với các em. Anh trai cả có trách nhiệm trước gia đình, họ tộc trong thờ cúng tổ tiên, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu, tổ chức đầy đủ mọi nghi lễ tang ma, giỗ chạp khi cha mẹ qua đời, đặc biệt là thay cha mẹ nuôi dạy, bảo ban các em trong gia đình. Chính những trọng trách này làm cho người anh cả trong gia đình ĐBSH chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Trong khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay được biểu hiện ở điểm nào sau đây?” thì có 39.2% người dân cho rằng “Anh cả chịu nhiều áp lực trong gánh vác công việc gia đình”. Đặc biệt ở người cao tuổi (trên 50 tuổi) thì tỷ lệ đồng ý lên tới 68% (so với 24% ở người dưới 50 tuổi).

Có thể thấy, mặc dù quan hệ anh - em trong gia đình ĐBSH hiện nay đã bình đẳng hơn xưa, nhưng ở một số gia đình vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giữa anh trai với em gái, giữa anh cả với các em. Đây là một biểu hiện ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo, phần nào đã tác động tiêu cực đến GĐ và việc xây dựng GĐVH hiện nay.


3.2.4. Trong quan hệ giữa gia đình và xã hội

3.2.4.1. Ảnh hưởng tích cực

Thứ nhất, thể hiện thông qua lối sống tình nghĩa của gia đình đối với cộng đồng

Đồng bằng sông Hồng là vùng đất chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và đạo đức Nho giáo, không phải chỉ ở các MQH trong GĐ, mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng xã hội, điều này thể hiện trong lối sống coi trọng tình nghĩa đối với cộng đồng, coi trọng tình làng nghĩa xóm. Xuất phát từ tư tưởng coi trọng đức “nhân”, đức “nghĩa”, coi xã hội như một gia đình lớn, coi người già trong xã hội cũng như cha mẹ mình, coi mọi người xung quanh như anh em, bạn bè của mình. Vì thế, đa phần các gia đình người dân vùng ĐBSH vẫn có lối sống, cách ứng xử tình nghĩa, nhân văn đối với cộng đồng, coi trọng tình làng, nghĩa xóm. Trong khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử của gia đình đối với cộng đồng xã hội hiện nay được biểu hiện ở điểm nào sau đây?” thì 80% người dân lựa chọn “Gia đình có mối quan hệ tình nghĩa, gắn bó mật thiết với xóm giềng”. Đây là một nét đẹp văn hóa, góp phần phát huy tinh thần đoàn kết cộng động trong xây dựng GĐVH, làng văn hóa, khu phố văn hóa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, thể hiện thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động do cộng đồng phát động

Người dân vùng ĐBSH rất coi trọng danh dự của bản thân, của gia đình, của dòng họ, cùng với đó là việc coi trọng dư luận xã hội, coi trọng sự đánh giá, bình xét của cộng đồng. Chính vì vậy, khi các thành viên gia đình ứng xử với nhau hoặc ứng xử với mọi người trong cộng đồng thì họ thường có sự điều chỉnh, cân nhắc hành vi của mình cho “phải đạo” để không bị mọi người trong cộng đồng “đánh giá”, cười chê, khinh miệt. Do đó, trong gia đình, các thành viên thường khuyên răn, nhắc nhở nhau “Xấu chàng hổ ai” hay “Đẹp phô ra, xấu xa đậy điệm”... Đặc biệt, do rất trọng danh dự gia đình, dòng họ trước cộng đồng nên các gia đình, dòng họ thường phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham các phong trào thi đua do cộng đồng phát động để “không thua kém” các gia đình,


dòng họ khác. Vì thế, ở nhiều địa phương trong Vùng, chúng ta thấy vai trò không nhỏ của các GĐ, dòng họ trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Qua khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử của gia đình đối với cộng đồng xã hội hiện nay được biểu hiện ở điểm nào sau đây?” thì 75% người dân khẳng định Gia đình giáo dục các thành viên giữ gìn trật tự cộng đồng” và 76.3% người dân khẳng định “Gia đình tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương” (phụ lục 5.8). Điều này tác động tích cực đến việc giữ gìn trật tự và phát triển cộng đồng, là yếu tố quan trọng góp phần vào việc xây dựng GĐVH ở địa phương.

3.2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Biểu hiện ở tình trạng cục bộ, bè phái gia đình - dòng họ trong cộng đồng Do quá đề cao quan hệ gia đình, huyết thống, dòng tộc nên ở nhiều địa phương vùng ĐBSH hiện nay vẫn còn tình trạng cục bộ, bè phái theo kiểu “gia đình trị”, “một người làm quan cả họ được nhờ”... Trong công việc làm ăn, do tư tưởng đề cao lợi ích gia đình, sự tính toán chi li hẹp hòi, nên nhiều gia tộc từ đời này sang đời khác mặc dù có bí quyết làm ăn tốt nhưng không chia sẻ, nhân rộng trong cộng đồng mà giữ làm lợi cho riêng mình - cái gọi là bí quyết gia truyền. Những điều này đã trở thành lực cản, khống chế tư duy và hành động của một bộ phận người trong xã hội. Trong quản lý nhà nước, chế độ “gia đình trị” vẫn còn biến tướng trong phạm vi một số tổ chức, địa phương. Một số cán bộ khi nắm giữ chức quyền luôn tìm cách cất nhắc, sắp xếp con cháu, họ hàng vào các chức vụ trong bộ máy chính quyền nhà nước (đặc biệt ở cấp cơ sở), dẫn đến tình trạng không khách quan, không đúng người đúng việc trong bổ nhiệm cán bộ, người tài đôi khi không được trọng dụng mà ngược lại còn bị kìm kẹp, chèn ép bởi yếu

tố bè phái gia đình, dòng họ, “thân tộc”.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác CĐ; ra sức xây dựng GĐVH; động viên mọi người, mọi gia đình, xây dựng gia đình tiên tiến hài hòa giữa gia đình với cộng đồng, quán triệt sâu sắc tinh thần đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết, đem tinh thần, nhiệt huyết, khả năng của bản thân và gia đình để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Nhưng do ảnh hưởng


bởi tư tưởng “thân tộc” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều cá nhân, gia đình, dòng họ, đã dẫn đến tình trạng quá chú trọng lợi ích gia tộc mà không thực hiện tốt trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội. Trong quan hệ cộng đồng làng xóm, khi xảy ra mâu thuẫn thì “tình nhà” vẫn thường được đề cao hơn “phép nước”. Điều này thể hiện thông qua khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử của gia đình đối với cộng đồng xã hội hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?” thì có 62.8% người dân khẳng định có biểu hiện “Coi trọng lợi ích gia đình, dòng họ hơn lợi ích cộng đồng” và 32.5% người dân khẳng định có tình trạng “Lôi kéo họ hàng vào giải quyết những mâu thuẫn cá nhân” (phụ lục 5.8). Thực tế này là lực cản lớn trong quá trình xây dựng GĐVH ở địa phương.

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

Qua nghiên cứu thực tiễn ở vùng ĐBSH cho thấy: Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến các mối quan hệ trong xây dựng GĐVH diễn ra trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực (như đã trình bày ở mục 3.2). Một mặt, những giá trị của nó góp phần bồi đắp, cũng cố bền vững những MQH trong gia đình, nhưng mặt khác, những tàn dư, hạn chế của nó lại gây cản trở, kìm hãm, phá vỡ các mối quan hệ trong gia đình. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH thì đòi hỏi cần phải phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của ĐĐNG. Tuy nhiên, hiện nay việc phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng ĐBSH còn một số bất cập đang đặt ra cần giải quyết.

3.3.1. Bất cập giữa yêu cầu về nâng cao nhận thức trong phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo với nhận thức còn hạn chế của một bộ phận không nhỏ người dân về vấn đề này

Để giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thì đòi hỏi con người phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng. Do


vậy, để phát huy được ảnh hưởng tích cực và hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong GĐ, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng GĐVH thì đòi hỏi bản thân các hộ gia đình cần thấy được mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn ở vùng ĐBSH cho thấy, nhận thức của một bộ phận người dân trong cộng đồng về vấn đề này còn hạn chế. Điều này thể hiện thông qua kết quả khảo sát của tác giả luận án, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), trong xây dựng GĐVH hiện nay, cần phát huy những chuẩn mực đạo đức nào trong gia đình?” thì vẫn còn một số người dân lựa chọn phương “Ít cần thiết” hoặc “Không cần thiết” đối với các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản cần lưu giữ trong gia đình, cụ thể: 9.8% người dân trả lời “Ít cần thiết” phát huy “Tình yêu thương, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái”; 12.5% người dân lựa chọn “Ít cần thiết” phát huy “Đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ”; 15.7% trả lời “Ít cần thiết” phát huy “Tình nghĩa, thủy chung trong quan hệ vợ - chồng”; 15.3% trả lời “Ít cần thiết” phát huy sự “Hòa thuận, đoàn kết trong quan hệ anh - chị - em”; 21.3% trả lời “Ít cần thiết” phát huy “Tình nghĩa với xóm giềng”) (phụ lục 5.9). Đặc biệt, khi đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG cần xóa bỏ trong gia đình và xây dựng GĐVH thì một bộ phận không nhỏ người dân không nhận thức được vấn đề này, cho rằng “Ít cần thiết” hoặc “Không cần thiết” phải khắc phục nó. Điều này thể hiện thông qua kết quả khảo sát người dân, khi được hỏi: “Theo ông/bà (anh/chị), trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, cần khắc phục những vấn đề nào trong ứng xử gia đình?” thì 19.7% người dân trả lời “Ít cần thiết” phải khắc phục tình trạng cha mẹ coi trọng con trai hơn con gái; 28.8% người dân trả lời “Ít cần thiết” và 5.5% trả lời “Không cần thiết” phải khắc phục tình trạng cha mẹ dạy con theo hướng áp đặt, sử dụng đòn roi; 14.5% người dân trả lời “Ít cần thiết” và 4.7% trả lời “không cần thiết” phải khắc phục tình trạng chồng áp đặt và bạo hành khi vợ không nghe lời; 28.8% người dân cho rằng “Ít cần thiết” và 5.5% cho rằng “Không cần thiết” phải khắc phục tình trạng anh trai cả có

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí