Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 20


Tiểu kết chương 4


Để phát huy được ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay thì đòi hỏi cần phải dựa trên những quan điểm cơ bản là: gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng hiện nay; gắn với Chiến lược xây dựng gia đình gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; gắn với Chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các gia đình và từng cá nhân. Đồng thời, dựa trên những quan điểm này, cần thực hiện đồng bộ giải pháp chủ yếu, cụ thể là: cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình gắn với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong việc xây dựng GĐVH; đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa tinh thần tạo điều kiện phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình gắn với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH. Đây là những giải pháp chủ yếu góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy ảnh hưởng tích cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay. Để thực hiện tốt các giải pháp đó không chỉ là công việc của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội mà đòi hỏi chủ thể các gia đình, các thành viên trong gia đình cần tích cực chủ động tham gia thực hiện. Khi cả hai cùng “hòa đồng một nhịp đập” thì chắc chắn kết quả mang lại sẽ cao.


KẾT LUẬN

1. Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội tiêu biểu ra đời trong bối cảnh chế độ phong kiến nhà Chu khủng hoảng, loạn lạc, đạo đức suy đồi. Vì thế Nho giáo còn được coi là học thuyết “đức trị”, tư tưởng đạo đức trở thành nội dung nền tảng, hạt nhân, cốt lõi của Nho giáo được nhà Chu và các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này sử dụng để duy trì nền thái bình, thịnh trị cho xã hội. Với ý nghĩa đó Nho giáo nhanh chóng được các triều đại phong kiến của các nước trong khu vực Châu Á (như Nhật bản, Hàn quốc, Singapore …) tiếp nhận với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Trải qua quá trình tồn tại lâu dài, Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng dần dần ăn sâu bám rễ, trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt từ khi Nho giáo được các triều đại phong kiến Việt Nam trọng dụng trở thành quốc giáo. Ngày nay, trong xã hội Việt Nam, cho dù Nho giáo không còn chiếm địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội, nhưng nó vẫn tồn với tư cách là một bộ phận của giá trị văn hóa đạo đức truyền thống, tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là trong đời sống và các mối quan hệ ứng xử gia đình.

2. Thực hiện Nghị quyết TW5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng ta đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong đó có phong trào xây dựng GĐVH và “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Thực hiện nghị quyết của Đảng, cấp ủy và chính quyền các tỉnh vùng ĐBSH đã đẩy mạnh triển khai công tác xây dựng đời sống văn hóa, GĐVH một cách toàn diện, sâu rộng.

Trong quá trình xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, Nho giáo với tư cách là một bộ phận văn hóa, đạo đức truyền thống đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đó trên cả hai phương diện (tích cực và tiêu cực). Một mặt, ĐĐNG ảnh hưởng tích cực, góp phần xây dựng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong GĐVH như: Xây dựng tình cảm yêu thương, gắn bó trong gia đình; giữ gìn trật tự, nền nếp gia đình; giáo dục đạo hiếu; hoàn thiện vẻ đẹp người phụ nữ trong xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


hội hiện đại. Mặt khác, tác động tiêu cực của đạo đức Nho giáo đã kìm hãm quá trình xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH như: Hạn chế quyền dân chủ, bình đẳng trong gia đình; hạn chế vai trò của người phụ nữ trong hoạt động xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách kế hoạch hóa gia đình... Vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy hiệu quả những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đó trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 20

3. Hiện đại bao giờ cũng đi lên từ truyền thống, đó là quy luật vận động và phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và trong xây dựng GĐVH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để phát huy phát huy triệt để được sự ảnh hưởng tích cực và hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực đó trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, theo nghiên cứu của tác giả cần tập trung vào thực hiện các giải pháp chủ yếu sau: Nâng cao nhận thức cho người dân về việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng gia đình văn hóa; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình gắn với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong việc xây dựng gia đình văn hóa; đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa tinh thần tạo điều kiện phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng GĐVH; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình gắn với phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG trong xây dựng gia đình văn hóa. Đây là những giải pháp cơ bản có tính hệ thống gắn bó với các mặt liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xây dựng GĐVH.

4. Để xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” phù hợp với yêu cầu của xã hội thì cần có những bước phát triển mới trên cơ sở kết hợp một cách có hiệu quả những giá trị của truyền thống (trong đó có các gía trị của ĐĐNG) với các tri thức giáo dục hiện đại, bởi người ta không thể đến hiện đại bằng con đường nào khác - từ truyền thống. Chối bỏ truyền thống, cho nó chỉ là cái lạc hậu, bảo thủ thì sự phát triển sẽ không có nền tảng. Ngược lại, đề cao thái quá và giữ nguyên si cái truyền thống sẽ trở thành “nệ cổ”, chắc chắn sẽ tụt hậu. Những vấn đề nêu ra trong luận án này chỉ là những ý tưởng ban đầu, việc nghiên cứu chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian và công sức của nhiều người hơn nữa.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thị Thúy Chinh (2016), “Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo với việc giáo dục đạo đức gia đình hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (250), 9/2016, tr55 - 58.

2. Trần Thị Thúy Chinh (2018), “Lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng Ngũ thường của Nho gia”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, (47), 10/2018, tr82 - 88.

3. Trần Thị Thúy Chinh (2019), “Vận dụng chữ hiếu của Nho giáo vào giáo dục đạo đức trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, 1/2019, tr196- 199.

4. Trần Thị Thúy Chinh (2019), “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (417), 3/2019, tr55-58.

5. Trần Thị Thúy Chinh (2019), “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, (8), tr.266-269; 280.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Minh Anh (2005), “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 3.

2. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 12/2011/TT- BVHTTDL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương, Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (2015), “Sơ kết chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2011- 2015 và tổng kết kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015”, Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (2017), Quyết định số 4843/QĐ- BVHTTDL quy định Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, Hà Nội.

7. Phan Bội Châu (1999), Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên - Huế, tập 4.

8. Phan Bội Châu (1999), Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên - Huế, tập 9.

9. Phan Bội Châu (1999), Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên - Huế, tập 10.

10. Phan Bội Châu (2010), Khổng học đăng, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Cao Vọng Chi (2014), Đạo hiếu trong Nho gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Doãn Chính (2009), "Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi", Tạp chí Triết học, số 9.

13. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên (2001), Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


14. Tào Cương (2000), Bình luận và giải thích giá trị hiện đại tư tưởng Nho gia, Nxb Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Hoa.

15. Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

17. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

20. Tần Tại Đông (chủ biên) (2014), Giá trị của đạo đức Nho giáo trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Tần Tại Đông, Trần Hoa Châu (2016), Nhân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần tuyền thống của dân tộc Việt nam.

Nxb TP. Hồ Chí Minh.

23. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng 8. Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

24. Trần Thị Thái Hà (2016), Giáo dục các hộ gia đình nông thôn hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Hảo (2015), Vai trò của phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Hoa (2014), “Động cơ hoạt động xây dựng gia đình văn hóa của nhân dân trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Tạp chí Tâm lý học, số 2.

27. Nguyễn Thị Kim Hoa (2009), “Mấy vấn đề về thực trạng xây dựng gia đình văn hóa tại đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 6.

28. Nguyễn Văn Hoài (2002), Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


29. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

30. Lê Doãn Hợp (2017), “Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa”,

Tạp chí cộng sản - chuyên đề cơ sở, số 9.

31. Lê Thị Thanh Hương (chủ biên) (2009), Ứng xử của người dân vùng ĐBSH trong gia đình, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

32. Trần Thị Lan Hương (2014), Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

33. Trần Đình Hượu (1996), Đến truyền thống từ hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

34. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân (dịch và chú giải), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

36. Đoàn Văn Khái (2010), Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

37. Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

38. Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận, (1995) Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

39. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

41. Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Mấy vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Tuyên giáo, số 12.

42. Lê Ngọc Lân (2013), Một số yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ở Bắc Ninh), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Hà Nội.


43. Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hoá và cư dân đồng bằng sổng Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Nguyễn Ngọc Lê (2007), “Để gia đình phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản- chuyên đề cơ sở, số 9.

45. Vũ Thị Hồng Liên (2000), Ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đến đạo đức truyền thống Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Trung Quốc.

46. Trần Thị Thanh Loan (2015), “Thái độ sống của thanh niên Hà Nội về giá trị sống vì gia đình và các yếu tố tác động”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 6.

47. Nguyễn Thế Long (2012), Gia đình- Những giá trị truyền thống, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

48. Nguyễn Thị Luân (2005), “Một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng gia đình văn hóa ở làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Tư tưởng- Văn hóa, số 12.

49. Trịnh Duy Luân (chủ biên) (2011), Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong chuyển đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

52. Trần Thị Tuyết Mai (2008), “Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa thời hội nhập”, Tạp chi Văn hóa nghệ thuật, số 287.

53. Vũ Duy Miền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Nguyễn Hữu Minh (2014), Gia đình Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (Qua khảo sát ở vùng ĐBSH), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

55. Phạm Xuân Nam (2001), Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí